Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chu Văn An- Hà Nội, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:44:00 | Được cập nhật: 11 giờ trước (2:20:16) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1455 | Lượt Download: 45 | File size: 0.263053 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
***
ĐỀ ĐỀ XUẤT

KỲ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi: Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I. Thành phần hóa học của tế bào ( 2,0 điểm)
1. Tinh bột và Glicogen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào
động vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính chất giữa
chúng? Cách phân biệt chúng?
2. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng.
a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết

-

1,4-glicozit, không phân nhánh.
b. Tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào thực vật.
c. Amilaza là protein cầu. Myosin là protein sợi.
d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí
C3’.
Câu II. Cấu trúc tế bào ( 2,0 điểm)
1. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị
nhiễm virus? Giải thích. Một khi tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập được
vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh?
2. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó
là hai loại bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Câu III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) ( 2,0 điểm)
1. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực
vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này được
thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích.
2. Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục
lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất nền
của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa
tilacôit ở các điều kiện khác nhau và thu được kết
quả thể hiện ờ hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm
bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một chất X
được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng.
1

a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đẩu thí nghiệm, pH của
môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải thích.
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Câu IV. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) ( 2,0 điểm)
1. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi
chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
2. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào
chết, vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
Câu V. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành ( 2,0 điểm)
Hình bên thể hiện một con đường
truyền tín hiệu liên quan đến sự phát
sinh các tế bào ung thư. Các yếu tố
hoạt hóa và các phân tử có vai trò
quan trọng trong con đường tín hiệu
này đã được nghiên cứu nhằm tìm ra
các chất ức chế để khóa con đường tín
hiệu và sử dụng các chất đó trong liệu
pháp hóa học để điều trị ung thư.
Từ hình bên hãy cho biết:
1. Các cơ chế có thể liên quan đến
phôtphorin hóa hoặc khử phôtphorin hóa của các prôtêin A, B và C. Giải thích.
2. Thí nghiệm nào dưới đây (từ l đến 6) có thể chứng minh sự truyền tín hiệu là từ
B→C mà không phải C→B? Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng mức độ biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân tử C hoạt
2

hóa hơn.
(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp ứng tế bào.
Câu VI. Phân bào ( 2,0 điểm)
1. Trong quá trình phân bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở bộ phận nào của tế
bào? Điểm khác nhau trong quá trình phân bào của tế bào động vật và tế bào thực vật.
2. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm:
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha
G1 bước ngay vào pha S.
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1
bước ngay vào pha M.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?
Câu VII. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nêu những điểm khác biệt giữa vi khuẩn lam với vi khuẩn E.coli.
2. Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi

Rotor

Ngoại bào

trường kiềm (pH = 10) và duy trì được môi trường nội
bào trung tính (pH = 7).

Trục bên
trong

Nội bào

- Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch
về nồng độ ion H+ giữa hai bên màng tế bào cho ATP

Núm xúc tác

synthase tổng hợp ATP? Giải thích.
- Về lý thuyết, có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor, trục bên trong và núm xúc tác
trong ATP synthase (Hình bên) như thế nào để tổng hợp được ATP? Giải thích.
Câu VIII. Sinh trưởng, sinh sản của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nuôi hai chủng vi khuẩn khác nhau trong cùng một môi trường tối thiểu thấy
chúng sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi nuôi tách riêng từng chủng trong
điều kiện môi trường tối thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Giải thích hiện
tượng trên.
2. Nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn
lam, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lactic đồng hình?
Câu IX. Virut ( 2,0 điểm)
1. Mô tả quá trình tổng hợp gai glicôprôtêin vỏ ngoài của virut HIV.

3

2. Nêu sự khác biệt về quá trình xâm nhập và cởi vỏ giữa virut của vi khuẩn (phagơ)
với virut động vật. Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động sẽ ảnh hưởng như
thế nào đến quá trình xâm nhập và nhân lên của 2 loại virut trên ?
Câu X. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch ( 2,0 điểm)
1. Intefêron là gì ? Nêu các tính chất cơ bản của intefêron. Vì sao intefêron được coi
là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống lại virut và tế bào ung
thư ?
2. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của
tế bào T độc (Tc) và tế bào giết (K).
----------------- HẾT ----------Học sinh không được sử dụng tài liệu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

4

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
***
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ ĐỀ XUẤT

KỲ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2018 - 2019
Môn thi: Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu I. Thành phần hóa học của tế bào ( 2,0 điểm)
1. Tinh bột và Glicogen là các chất dự trữ chủ yếu trong tế bào thực vật và tế bào động
vật. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau về cấu tạo và tính chất giữa chúng?
Cách phân biệt chúng?
Nội dung
* Giống nhau

Điểm
0.25

- Đều là các đại phân tử, đa phân, đơn phân là glucozơ, các đơn phân liên kết với
nhau bởi liên kết glucôzit.
- Không có tính khử, không tan, khó khuếch tán
* Khác nhau

0.25

-Tinh bột là hỗn hợp chuỗi mạch thẳng amilozơ và amilopectin phân nhánh (24-30
đơn phân thì có một nhánh)
- Glicogen mạch phân nhánh dày hơn (8-12 đơn phân thì phân nhánh)
* Nhận biết: Dùng dung dịch iot
- Tinh bột : Tạo dung dịch xanh tím

0.25

- Glicogen : Tạo dung dịch đỏ nâu

0.25

2. Những nhận định sau là đúng hay sai? Nếu sai thì hãy sửa lại cho đúng.
a. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên kết

-

1,4-glicozit, không phân nhánh.
b. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế bào
thực vật.
c. Amilaza là protein cầu. Myosin là protein sợi.
d. Trong chuỗi đơn ADN, đường đêôxiribôzơ luôn được gắn với axit photphoric ở vị trí C3’.
Nội dung

Điểm

a. Sai. Trong phân tử xenlulose, các đơn phân glucose liên kết với nhau bằng liên 0.25
kết

-1,4-glicozit, không phân nhánh.

b. Sai. Khi tỉ lệ photpholipit/cholesterol cao sẽ làm tăng tính mềm dẻo của màng tế 0.25
0.25
5

bào.
c. Đúng.

0.25

d. Sai. Trong chuỗi đơn ADN, trong một nucleotit, đường đêôxiribôzơ gắn với axit
photphoric ở vị trí C5’; giữa các nucleotit với nhau, đường đêôxiribôzơ của nucleotit này
gắn với axit photphoric của nucleotit khác ở vị trí C3’.
Câu II. Cấu trúc tế bào ( 2,0 điểm)
1. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị
nhiễm virus? Giải thích. Một khi tác nhân gây bệnh như virus hoặc nấm xâm nhập
được vào tế bào thì tế bào bị nhiễm có những đáp ứng gì chống lại tác nhân gây bệnh?
Nội dung

Điểm

- Cầu sinh chất là prôtêin dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền 0.25
thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập được vào tế bào, chúng có thể
nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất, thậm chí 0.25
một số loại virus còn có khả năng kích hoạt tế bào tiết ra các protein mở rộng cầu
sinh chất để chúng đi qua. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn
bộ cây.
- Khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập, tế bào có cơ chế nhận biết các tác nhân gây 0.25
bệnh, hoạt hóa chương trình tự chết của tế bào (đáp ứng quá mẫn) và tiết ra các
chất kháng lại tác nhân gây bệnh nhằm ngăn cản sự phát tán của tác nhân đó.
- Các tế bào cũng khởi động hệ thống chống chịu toàn cơ thể chống lại tác nhân 0.25
gây bệnh chống lại nhiều tác nhân gây bệnh và có tác dụng kéo dài nhiều ngày.
2.

Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là
hai loại bào quan nào ? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau ?
Nội dung

- Hai loại bào quan thực hiện chức năng khử độc cho tế bào là lưới nội chất trơn

Điểm
0.5

và peroxixôm.
Cơ chế khử độc của hai loại bào quan:
- Lưới nội chất trơn thường khử độc thuốc và chất độc bằng cách bổ sung nhóm

0.25

hydroxyl (-OH) vào các phân tử thuốc và chất độc làm cho chúng dễ tan hơn và dễ
bị đẩy ra khỏi cơ thể.
- Peroxixôm khử độc rượu và các chất độc khác bằng cách truyền hidrô từ chất độc 0.25
6

đến ôxi tạo ra H2O2, chất này lập tức được enzim catalaza xúc tác chuyển thành
H2O.
Câu III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa) ( 2,0 điểm)
1. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực vật.
Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường này
được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích.
Nội dung

Điểm

- Vận chuyển e vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu năng lượng 0.5
như sau: từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd)→ phức hệ cytochrome →
plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực hiện
theo cơ chế hóa thẩm: Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía của màng 0.25
thylacoid đã kích hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylacoid
ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon (Pq)
bơm H+ từ ngoài màng thylacoid vào xoang trong màng, tạo ra thế năng proton

0.25

nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP.
2.
Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục lạp và
đưa vào môi trường tương tự như chất nền của lục
lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacôit ở các
điều kiện khác nhau và thu được kết quả thể hiện ờ
hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu
sáng, (ii) là thời điểm một chất X được thêm vào
môi trường đang được chiếu sáng.
a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ
khi bắt đẩu thí nghiệm, pH của môi trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước
khi chiếu sáng? Giải thích.
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa ôxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubisco
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
7

(4) Quá trình phân hủy NADPH
Nội dung

Điểm

a.
- pH của môi trường chứa tilacoit tăng lên so với trước khi bị chiếu sáng

0.25

- Giải thích:

0.25

Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp  Chuỗi truyền điện tử
ở màng tilacoit sẽ hoạt động, bơm ion H+ từ môi trường bên ngoài vào xoang
tilacoit  nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacoit giảm nên pH của môi trường
tăng lên so với trước khi chiếu sáng.
b.
- Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II

0.25

- Giải thích:

0.25

Ức chế quá trình truyền điện từ giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I sẽ ngăn
cản quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang tilacôit  nồng độ H+ trong
môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H được vận chuyển vào xoang tilacôit
sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP synthetaza và tổng hợp nên
ATP)  Kết quả pH ở môi trường chứa tilacôit giảm.
Câu IV. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa) ( 2,0 điểm)
1. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi chuyền
electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
Nội dung

Điểm

- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất, còn ở

0.25

sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể.
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn 0.25
so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi trường.
- Về chất nhận electron cuối cùng:
+ Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất khác nhau, có thể là 0.25
nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon.
+ Ở sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi.

0.25

2. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào chết, vì
sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate, vì sao?
8

Nội dung

Điểm

- Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi vận 0.25
chuyển điện tử hô hấp
nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử và khi hàm lượng vượt quá mức cho 0.25
phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp năng lượng cho hoạt động của mình sẽ 0.25
chết
- Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu thụ 0.25
được NADH và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD +, chất này cạn kiệt sẽ ức
chế chu trình Crebs
- Quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vì NADH mà nó tạo ra được dùng để
chuyển hóa pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2.
Câu V. Truyền tin tế bào + Phương án thực hành ( 2,0 điểm)
Hình bên thể hiện một con đường
truyền tín hiệu liên quan đến sự phát
sinh các tế bào ung thư. Các yếu tố
hoạt hóa và các phân tử có vai trò
quan trọng trong con đường tín hiệu
này đã được nghiên cứu nhằm tìm ra
các chất ức chế để khóa con đường tín
hiệu và sử dụng các chất đó trong liệu
pháp hóa học để điều trị ung thư.
Từ hình bên hãy cho biết:
1. Các cơ chế có thể liên quan đến
phôtphorin hóa hoặc khử phôtphorin hóa của các prôtêin A, B và C. Giải thích.
2. Thí nghiệm nào dưới đây (từ l đến 6) có thể chứng minh sự truyền tín hiệu là từ B→C
mà không phải C→B? Giải thích.
(1) Bổ sung một chất bất hoạt A sẽ hoạt hóa B.
(2) Bổ sung một chất hoạt hóa A sẽ hoạt hóa C.
(3) Bổ sung một chất hoạt hóa B sẽ hoạt hóa C.
(4) Bổ sung một chất bất hoạt B sẽ hoạt hóa C.
(5) Tạo đột biến tăng mức độ biểu hiện của B sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều phân tử C hoạt
hóa hơn.
9

(6) Bổ sung một chất bất hoạt B nhưng hoạt hóa C sẽ quan sát được đáp ứng tế bào.
Nội dung

Điểm

1.
- Thụ thể có thể chứa các vùng domain hoạt tính enzim xúc tác cho các phản 0.25
ứng phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa.
- Các enzim tham gia vào phản ứng phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa 0.25
có thể tồn tại trong tế bào.
- Các protein A, B và C có thể chứa các vùng hoạt tính enzim xúc tác các phản 0.5
ứng phosphoryl hóa hoặc khử phosphoryl hóa.
2.
- Các thí nghiệm số 3, 5, 6 là các thí nghiệm có thể chứng minh sự truyền tín hiệu 0.25
từ B→C chứ không phải C→B.
Giải thích: ,
- (3) cho thấy sự hoạt hóa B sẽ điều hòa trực tiếp lên C.

0.25

- (5) cho thấy sự hoạt hóa C phụ thuộc vào mức độ xuất hiện của B.

0.25

- (6) cho thấy sự hoạt hóa C là tín hiệu nằm sau B trên con đường truyền tín hiệu.

0.25

Câu VI. Phân bào ( 2,0 điểm)
1. Trong quá trình phân bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở bộ phận nào của tế bào?
Điểm khác nhau trong quá trình phân bào của tế bào động vật và tế bào thực vật.
Nội dung

Điểm

- Ở sinh vật nhân sơ: ADN đính vào màng sinh chất và tiến hành nhân đôi ở tế bào 0.25
chất.
- Ở sinh vật nhân thực: ADN nhân đôi ở trong nhân tế bào tại các NST, trong các 0.25
bào quan trong tế bào chất.
+ Tế bào động vật phân bào có sao, có sự tham gia của trung thể trong hình thành 0.25
thoi phân bào, tế bào chất phân chia nhờ sự co thắt của màng sinh chất.
+ Tế bào thực vật phân bào không có sao, không có sự tham gia của trung thể, tế 0.25
bào chất phân chia nhờ sự hình thành vách ngăn.
2. Những năm 1970, các nhà khoa học đã làm 1 thí nghiệm:
- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha
G1 bước ngay vào pha S.

10

- Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1
bước ngay vào pha M.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này? Giải thích kết quả?
- Cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2 đều ở pha S, dung hợp tế bào
ở pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M. Điều đó chứng tỏ, việc chuyển tiếp

0,25

giữa các giai đoạn của quá trình phân bào không phụ thuộc vào trạng thái của NST
mà phụ thuộc vào các chất xúc tác có trong tế bào chất.
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai đoạn của 0,25
quá trình phân bào là các Cyclin và các enzim Kinaza phụ thuộc Cyclin (Cdk).
Cdk thường là bất hoạt khi ko được liên kết với Cyclin nên trong tế bào chất cần

0,25

có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng.
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp Cdk-

0,25

Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên tế bào ở G1
vào pha S.
- Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp CdkCyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế bào ở G1
vào pha M.
Câu VII. Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nêu những điểm khác biệt giữa vi khuẩn lam với vi khuẩn E.coli.
Nội dung
Vi khuẩn E. coli
- Đơn bào.

Điểm

Vi khuẩn lam
- Đơn bào, tập đoàn đơn bào và đa bào dạng

0.25

- Không có sắc tố quang hợp.
sợi.
- Không có không bào khí.

0.25

- Có sắc tố quang hợp.

0.25

- Dinh dưỡng: Dị dưỡng kí - Có không bào khí.
sinh.

0.25

- Hầu hết sống tự dưỡng bằng
quang tổng hợp.

2. Một số vi khuẩn sống được trong điều kiện môi trường kiềm

Rotor

Ngoại bào

(pH = 10) và duy trì được môi trường nội bào trung tính (pH =
7).

Trục bên
trong

Nội bào

11
Núm xúc tác

- Tại sao các vi khuẩn này không thể tận dụng sự chênh lệch về nồng độ ion H + giữa hai
bên màng tế bào cho ATP synthase tổng hợp ATP? Giải thích.
- Về lý thuyết, có thể thay đổi cơ chế hoạt động của rotor, trục bên trong và núm xúc tác
trong ATP synthase (Hình bên) như thế nào để tổng hợp được ATP? Giải thích.
Nội dung
- ATP synthase chỉ tổng hợp ATP khi ion H+ đi từ ngoài vào trong.

Điểm
0.25

- Sự chênh lệch nồng độ ion H + giữa hai màng tế bào dẫn đến ion H + đi từ 0.25
trong ra ngoài. Do đó, ATP không được tổng hợp.
- Khi ion H+ đi từ ngoài vào, rotor làm trục quay ngược chiều kim đồng hồ 0.25
(nhìn từ phía tế bào chất) làm núm xúc tác tổng hợp ATP. Do đó, về lý
thuyết, có thể thiết kế rotor làm trục vẫn quay ngược chiều kim đồng hồ khi
ion H+ đi từ trong ra ngoài để núm xúc tác tổng hợp ATP.

0.25

- Khi ion H+ đi từ trong ra ngoài, trục quay theo chiều kim đồng hồ, ATP bị
phân giải. Do đó, thiết kế cơ chế hoạt động của núm xúc tác khi trục quay
theo chiều kim đồng hồ vẫn tổng hợp được ATP.

Câu VIII. Sinh trưởng, sinh sản của VSV ( 2,0 điểm)
1. Nuôi hai chủng vi khuẩn khác nhau trong cùng một môi trường tối thiểu thấy
chúng sinh trưởng phát triển bình thường nhưng khi nuôi tách riêng từng chủng trong
điều kiện môi trường tối thiểu thì cả hai chủng đều không phát triển được. Giải thích hiện
tượng trên.
Nội dung
* Giải thích : Cả hai chủng này đều là vi khuẩn khuyết dưỡng.

Điểm
0.25

- TH1 : Chủng 1 sản xuất nhân tố sinh trưởng cung cấp cho chủng 2 và ngược 0.25
lại.

0.25

- TH2 : Chủng 1 tổng hợp 1 thành phần của nhân tố sinh trưởng, chủng 2 tổng
hợp thành phần còn lại của nhân tố sinh trưởng.

0.25

Cả 2 thành phần này cùng tham gia hình thành nhân tố sinh trưởng cần thiết cho
cả hai chủng.
12

2. Nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi
khuẩn sinh metan, vi khuẩn sunfat và vi khuẩn lactic đồng hình?
Vi sinh vật

Kiểu phân giải

Chất nhận điện tử

Sản phẩm khử Điểm

vi khuẩn lam

Hô hấp hiếu khí

O2

H2O

0.25

vi khuẩn sinh metan

Hô hấp kị khí

CO32-

CH4

0.25

vi khuẩn sunfat

Hô hấp kị khí

SO42-

H2S

0.25

vi khuẩn lactic đồng hình

Lên men

Axit piruvic

Axit lactic

0.25

Câu IX. Virut ( 2,0 điểm)
1. Mô tả quá trình tổng hợp gai glicôprôtêin vỏ ngoài của virut HIV.
Nội dung

Điểm

- Prôtêin gai vỏ ngoài của virut được tổng hợp trong tế bào chủ tại ribôxôm của 0.25
lưới nội chất hạt. Sau đó nó được đóng gói trong túi tiết rồi chuyển đến thể Golgi. 0.25
- Trong khoang thể Golgi, nó được gắn thêm gốc đường để tạo thành
glicôprôtêin.

0.25

- Glicôprotein được đóng gói trong túi vận chuyển để đưa tới màng sinh chất rồi
cài xen vào màng tế bào chủ.
- Khi virut HIV phóng thích ra khỏi TB chủ, màng tế bào chủ đã gắn sẵn 0.25
glicoprotein gai của virut sẽ bị cuốn theo và hình thành vỏ ngoài của virut.
2. Nêu sự khác biệt về quá trình xâm nhập và cởi vỏ giữa virut của vi khuẩn (phagơ) với
virut động vật. Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động sẽ ảnh hưởng như thế
nào đến quá trình xâm nhập và nhân lên của 2 loại virut trên ?
Nội dung
- Sau khi hấp phụ, phagơ tiêm ADN của nó vào tế bào, còn vỏ capxit để lại bên

Điểm
0.25

ngoài tế bào. Phagơ cởi vỏ không cần enzim của lizôzôm.
- Sau khi hấp phụ, virut động vật xâm nhập vào tế bào theo cơ chế nhập bào (chỉ
virut trần và virut có vỏ ngoài) hoặc cơ chế dung hợp (chỉ virut có vỏ ngoài, tạo

0.25

bọng nội bào, gọi là phagoxôm). Phagoxôm gắn với lizôxôm của tế bào tạo thành
phagolizôxôm. Bơm prôtôn trong lizôxôm hoạt động tạo môi trường axit kích
thích các enzim tiêu hóa phân giải vỏ capxit để giải phóng axit nucleic.
- Nếu bơm prôtôn trong lizôxôm không hoạt động, môi trường không bị axit hóa,
các enzim không được hoạt hóa để phân giải capxit thì axit nucleic của virut động
13

vật không được giải phóng khỏi vỏ capxit dẫn đến virut động vật không nhân lên
được.

0.25

- Quá trình cởi vỏ capxit và nhân nhân lên ở phagơ không sử dụng bơm prôtôn

0.25

trong lizôxôm của tế bào.
Câu X. Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch ( 2,0 điểm)
1. Intefêron là gì ? Nêu các tính chất cơ bản của intefêron. Vì sao intefêron được coi
là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống lại virut và tế bào ung
thư ?
Nội dung

Điểm

- Inteferon là loại protein đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra chống 0.25
lại virut, chống lại tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch.
- Các tính chất cơ bản:
+ Có bản chất là protein, khối lượng phân tử lớn. Bền vững trước nhiều loại

0.25

enzim (trừ proteaza), chịu được pH axit, nhiệt độ cao.
+ Có tác dụng không đặc hiệu với virut. Có tính đặc hiệu loài.

0.25

- Inteferon được coi là yếu tố quan trọng nhất trong sức đề kháng của cơ thể chống
virut và tế bào ung thư vì nó làm tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách kích thích 0.25
tăng số lượng một loạt tế bào miễn dịch: Đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào
limphô.
2. Trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, hãy phân biệt cơ chế tác động của tế
bào T độc (Tc) và tế bào giết (K).
Nội dung

Điểm

- Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau, nhưng 0.25
cơ chế tác động giống nhau:
+ Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với
MHC-I. Mỗi tế bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu của 0.25
kháng nguyên.
+ Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau bao 0.25
quanh nó, các kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác nhau. Phức
hợp kháng nguyên-kháng thể kích thích tế bào K tiết perforin.

0.25
14

+ Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc
thủng tế bào đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào
gây vỡ tế bào.
---------------- HẾT --------------------Người ra đề : Nguyễn Phương Thanh
Đt: 034.783.7368.

15