Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Thái Nguyên, đề đề xuất) (Có hướng dẫn chấm)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 17:52:08 | Được cập nhật: 16 giờ trước (20:14:33) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1072 | Lượt Download: 32 | File size: 0.356864 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
(Đề thi gồm 04 trang)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học tế bào
a. Hình 1 mô phỏng ba chất A, B, C là các pôlisaccarit.
Hãy cho biết tên của các chất A, B, C? So sánh cấu trúc và vai trò của ba chất đó trong tế
bào?

b. Tại sao côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng cũng là yếu tố gây nguy hiểm cho chính cơ
thể người?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Erythrôpôêtin (EPO) là loại hoocmôn kích thích việc sản sinh ra hồng cầu. EPO là một
loại prôtêin tiết, được glycô hóa. Cấu trúc nào làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO?
Vai trò của các cấu trúc đó?
b. Ở tế bào nhân thực, ti thể có màng kép, bộ máy gôngi có màng đơn. Nếu ti thể mất đi một
lớp màng còn bộ máy gôngi có màng kép thì có thể ảnh hưởng như thế nào đến chức năng
của chúng?
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Các nhà khoa học tách riêng tilacôit của lục
lạp và đưa vào môi trường tương tự như
chất nền lục lạp. Theo dõi pH của môi
trường chứa tilacôit ở các điều kiện khác
nhau và thu được kết quả thể hiện ở hình 2.
Trong đó (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng,
(ii) là thời điểm một chất X được thêm vào
môi trường đang được chiếu sáng

Hình 2
1

a. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ khi bắt đầu thí nghiệm, pH của môi
trường chứa tilacôit thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải thích?
b. X có thể là chất ức chế quá trình nào dưới đây? Giải thích.
(1) Quá trình phôtphorin hóa oxi hóa
(2) Quá trình tổng hợp enzim rubiscô
(3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
(4) Quá trình phân hủy NADPH
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
a. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của enzim. Axit
xucxinic là cơ chất của enzim xucxinat đêhyđrôgenaza. Axit malônic là một chất ức chế của
enzim này. Làm thế nào để xác định được axit malônic là chất ức chế cạnh tranh hay chất ức
chế không cạnh tranh?
b. Vì sao êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hô hấp? Điều gì xảy ra nếu không có chuỗi truyền điện tử nhưng có cơ
chế làm giảm pH của xoang gian màng?
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Có một số loại phân tử tín hiệu là hoocmôn ơstrôgen, testôsterôn, insulin, hãy xác định
loại thụ thể phù hợp với từng loại phân tử tín hiệu? Giải thích?
b. Một nhà khoa học tiến hành nuôi cấy nấm men bằng cách trộn các tế bào nấm men vào
dung dịch glucôzơ có nồng độ 10g/l. Sau đó dung dịch này được phân thành 2 bình A và B.
Trong bình A, nhà khoa học cho dòng khí gồm nitơ và ôxi đi vào. Trong bình B, cho vào
một dòng khí chỉ có nitơ. Các thiết bị phân tích cho phép thực hiện một tổng kết định lượng được
tóm tắt trong bảng sau:



I

II

Thể tích ôxi sử dụng

0,75 lít

0,0 lít

Thể tích CO2 sinh ra

0,74 lít

0,23 lít

Lượng rượu (etanol) sinh ra

0,0 gam

0,46 gam

Lượng glucôzơ đã dùng

1,0 gam

1,0 gam

Lượng nấm men sinh ra (khối lượng khô)

0,56 gam

0,02 gam

Ngoài ra, nhà khoa học còn tiến hành quan sát các tế bào lấy từ bình A và bình B dưới kính
hiển vi điện tử, thu được kết quả như sau:
+ Tế bào nấm men ở bình A có nhiều ti thể và kích thước ti thể lớn.
+ Tế bào nấm men ở bình B có ít ti thể và kích thước ti thể nhỏ.
Hãy cho biết:
- Kết quả định lượng lô I, lô II thuộc bình nào?
- Phân tích kết quả thí nghiệm từng lô và giải thích sự khác nhau đó?
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
2

a. Năm 1970, Potu Rao và Robert Johnson đã làm thí nghiệm như sau:
- Cho lai tế bào ở pha G1 với tế bào ở pha S, nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN.
- Cho lai tế bào ở pha G 2 với tế bào ở pha S, nhân G 2 không thể bắt đầu tổng hợp ADN ngay
cả khi có tế bào chất của tế bào pha S.
Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm này?
b. Một nhà khoa học đã tinh sạch ADN thu được từ các tế bào mô cơ ở các pha khác nhau
trong chu kỳ tế bào. Bằng kĩ thuật phù hợp, nhà khoa học đã tách và đo riêng rẽ lượng ADN
của nhân và của ti thể. Hãy cho biết hàm lượng tương đối của ADN nhân và ADN ti thể
trong các tế bào thay đổi như thế nào ở các pha khác nhau cùa chu kì tế bào? Giải thích.
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.
Dưa cải muối chua là món ăn quen
thuộc của chúng ta. Vi sinh vật
thường thấy trong dịch lên men gồm
vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi.
Hình dưới đây thể hiện số lượng tế
bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm
vi sinh vật khác nhau và giá trị pH
trong quá trình lên men lactic dưa
cải. Ôxi hòa tan trong dịch lên men
giảm theo thời gian và được sử dụng
hết sau ngày thứ 22.
Hình 3
a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH giảm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba?
b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau
ngày thứ 26?
c. Vì sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình
lên men?
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Trong nuôi cấy vi sinh vật không liên tục, độ dài của pha lag phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b. Khi cấy chuyển vi khuẩn Aerobacter
aerogenes từ môi trường nước thịt sang môi
trường chỉ chứa hỗn hợp hai loại muối amôn
và nitrat, không có nguồn cung cấp nitơ nào
khác. Sự sinh trưởng của chúng được mô tả
theo hình 4.

Hình 4

3

- Hãy cho biết tên gọi của hiện tượng sinh trưởng này. Trong các giai đoạn (1) và (2) vi
khuẩn Aerobacter aerogenes sử dụng loại muối nào?
- Giải thích tại sao sự sinh trưởng của vi khuẩn Aerobacter aerogenes lại có dạng như vậy?
Câu 9 (2,0 điểm). Virut
Năm 2002, giáo sư Wimmer đã tiến hành thí nghiệm tổng hợp nhân tạo genome virut bại
liệt ARN (+) rồi cho lây nhiễm vào chuột. Kết quả virut nhân lên làm cho chuột bị tiêm
nhiễm bệnh bại liệt.
Gần đây, một nhà khoa học trẻ cũng tiến hành tách genome của virut cúm A H5N1 gồm 8
phân tử ARN (-) rồi cho lây nhiễm vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của gia cầm
với hi vọng thu được kết quả gây bệnh cho gia cầm để nghiên cứu.
Nghiên cứu 2 thí nghiệm trên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Tại sao thí nghiệm của giáo sư Wimmer lại thành công?
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ có thành công hay không? Vì sao?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a. Tại sao việc sản xuất và sử dụng vacxin phòng chống một loại virut gây bệnh ở động vật
có vật chất di truyền là ARN thường khó khăn và hiệu quả không cao?
b. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do giải thích tại sao điều trị bằng liệu pháp tiêm
kháng sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng theo đường
uống?

………………HẾT………………
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh: .............................................................. Số báo danh:…………………

4

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
a.
* Tên của ba chất: A- Tinh bột; B- Glycôgen; C- Xenlulôzơ
* So sánh:
- Giống nhau:
+ Cùng có cấu tạo đa phân, đơn phân là các phân tử glucôzơ.

0, 25

0, 25

- Khác nhau:

Hợp chất
Tinh bột

Glycôgen

Cấu trúc

Vai trò của các
hợp chất

glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Là chất dự trữ
trong tế bào
glucôzit tạo thành mạch Amylôzơ không phân nhánh và
thực vật.
các mạch Amylôpectin phân nhánh.
Các glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Là chất dự trữ
trong tế bào
glucôzit tạo thành mạch phân nhánh nhiều.
động vật.
Các

0,25

0,25

Xenlulôzơ Các

glucôzơ liên kết với nhau bằng các liên kết 1-4 Cấu trúc thành
tế bào thực vật.
glucôzit không phân nhánh tạo thành sợi, tấm rất bền
chắc.

0,25

b. Côlestêrôn rất cần cho cơ thể nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho cơ thể là do:
0,25
- Côlestêrôn là thành phần xây dựng nên màng tế bào
- Côlestêrôn là nguyên liệu để chuyển hóa thành các hoocmôn sinh dục quan trọng như
0,25
testostêrôn, ơstrôgen…nên chúng rất cần cho cơ thể
- Côlestêrôn khi quá thừa sẽ tích lũy lại trong các thành mạch máu gây nên xơ vữa động 0,25
mạch rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến bị đột quỵ
Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào
a.
- EPO là một loại prôtêin tiết, được glycô hóa → EPO là một loại glicôprôtêin
- Các cấu trúc làm nhiệm vụ tổng hợp và hoàn thiện EPO gồm: lưới nội chất trơn, lưới
nội chất hạt, bộ máy Gôngi.
- Cacbonhiđrat tổng hợp từ lưới nội chất trơn.
- mARN được tổng hợp trong nhân qua màng nhân đến lưới nội chất hạt. Các prôtêin sau
khi được tổng hợp ở mạng lưới nội chất hạt sẽ được tập trung vào lòng túi để vận chuyển
đến bộ máy Gôngi.
- Tại bộ máy Gôngi chúng tiếp tục được gắn thêm cacbonhidrat (glycô hóa) tạo
glicôprôtêin sau đó đến màng sinh chất và giải phóng ra ngoài bằng xuất bào.

0,2
0,2
0,2
0,2
0,2

5

b.
+ Ti thể:
- Nếu ti thể chỉ còn 1 lớp màng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp ATP. Nếu mất
màng trong thì không tổng hợp được ATP, nếu mất màng ngoài thì khả năng tổng hợp
ATP sẽ giảm.
- Do ti thể có hai lớp màng, giữa là xoang gian màng. Nhờ đặc điểm này giúp ti thể thực
hiện chức năng tổng hợp ATP, dòng H+ đi từ xoang gian màng qua ATP sylthetaza vào
chất nền ti thể, tổng hợp ATP.
+ Bộ máy gôngi:
- Nếu bộ máy gôngi có màng kép sẽ ảnh hưởng đến khả năng hình thành các túi tiết. Các
túi tiết không được hình thành hoặc hình thành chậm làm các quá trình trao đổi chất khác
trong tế bào bị ảnh hưởng.
- Do bộ máy gôngi có chức năng thu gom, chế biến và phân phối nhiều sản phẩm trong tế
bào. Trong quá trình này thường xuyên có sự thu nhận, chuyển giao và bài xuất các túi
tiết.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 3. (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
a. pH của môi trường chứa tilacôit tăng lên so với trước khi chiếu sáng.
- Giải thích:
+ Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp (hoạt hóa chuỗi truyền e).
+ Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacôit sẽ hoạt động và bơm ion H + từ môi trường bên
ngoài vào trong xoang tilacôit.
+ Nồng độ H+ ở môi trường chứa tilacôit giảm nên pH tăng lên so với trước khi chiếu
sáng.
b.
- (3) Quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II
- Giải thích:
+ Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa II với hệ quang hóa I sẽ ngăn cản
quá trình vận chuyển ion H+ vào trong xoang tilacôit
+ Vì vậy, nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacôit tăng (do các ion H+ được vận chuyển
vào xoang tilacôit sẽ lại được đi ra ngoài môi trường qua kênh ATP synthetaza và tổng
hợp lên ATP)
+ Kết quả pH ở môi trường chứa tilacôit giảm.

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

Câu 4. (2 điểm). Dị hóa
a.
+) Phân biệt:
- Chất ức chế cạnh tranh: có cấu tạo hóa học và hình dạng khá giống với cơ chất.
Khi có mặt cả cơ chất và chất ức chế sẽ xảy ra sự cạnh tranh về trung tâm hoạt tính và dẫn 0,25
6

đến kìm hãm hoạt động của enzim. Do phức hệ enzim - chất ức chế rất bền vững, như vậy
không còn trung tâm hoạt động cho cơ chất nữa.
- Chất ức chế không cạnh tranh: chúng không kết hợp với trung tâm hoạt tính của
enzim mà kết hợp với enzim gây nên các biến đổi gián tiếp hình thù trung tâm hoạt động
làm nó không phù hợp với cấu hình của cơ chất.
+) Làm tăng nồng độ cơ chất (axit xucxinic), xem xét tốc độ của phản ứng tăng lên hay
không.
Nếu tốc độ phản ứng tăng lên thì axit malônic là một chất ức chế cạnh tranh.
b.
+ Êlectrôn không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH2 tới O2 mà cần có chuỗi
truyền điện tử trong hô hấp.
- Khi truyền qua chuỗi truyền điện tử năng lượng được giải phóng từ từ từng phần nhỏ
qua nhiều chặng.
- Nếu truyền trực tiếp sẽ xảy ra hiện tượng "bùng nổ nhiệt " đốt cháy tế bào.
+ Quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra vì khi pH xoang gian màng giảm thì nộng độ H +
cao và như vậy phức hệ ATP - synthetaza tiếp tục hoạt động theo cơ chế hóa thẩm.
Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

a.
- Có hai loại thụ thể :
+) Thụ thể trong màng sinh chất là các phân tử prôtêin xuyên màng.
+) Thụ thể bên trong tế bào là các protein thụ thể trong tế bào chất hoặc trên màng nhân
tế bào đích.
- Hoocmôn ơstrôgen, testosterôn là các hoocmôn sterôit, tan trong lipit, có thể đi qua lớp
phôtpholipit kép vì vậy phù hợp với thụ thể là prôtêin trong tế bào.
- Insulin là prôtêin có kích thước lớn, không qua được màng → phù hợp với thụ thể là
prôtêin trong màng sinh chất.
b.
* Lô I thuộc bình A, lô II thuộc bình B
* Giải thích
- Lô I: Sử dụng 1,0 gam đường và 0,75 lít O 2 tạo ra 0,74 lít CO2 và 0,56 gam sinh khối
khô của nấm men, trong điều kiện hiếu khí (Có O 2) nấm men đã thực hiện hô hấp hiếu
khí, ức chế lên men, không có etanol sinh ra, sinh trưởng nhanh tạo sinh khối lớn.
- Lô II: Sử dụng 1,0 gam đường trong điều kiện không có O 2 thì tạo ra 0,23 lít CO2, 0,46
gam etanol và 0,02 gam sinh khối khô của nấm men vì trong điều kiện kị khí, nấm men
thực hiện quá trình lên men thu được etanol và ít năng lượng nên sinh trưởng chậm, sinh
khối tăng ít.

0,25
0,25

0,25
0,25
0,5

0,25

0,25

Câu 6 (2 điểm). Phân bào
7

a.
- Nhân G1 ngay lập tức tổng hợp ADN chứng tỏ tế bào chất của tế bào pha S chứa các
yếu tố khởi động quá trình nhân đôi của ADN trong nhân G1.
- Nhân G2 không tổng hợp được ADN do ADN đã nhân đôi, tế bào có cơ chế kiểm soát
ngăn cản việc bắt đầu một pha S mới trước khi diễn ra nguyên phân.
- Cơ chế kiểm soát này không cho tế bào ở pha G 2 quay lại pha S và chặn ADN nhân đôi
khi chưa qua nguyên phân.
b. - ADN trong nhân tế bào
+ Ở pha G1: hàm lượng ADN không thay đổi do các gen trong tế bào xảy ra quá trình
phiên mã và dịch mã để tổng hợp các chất cần cho tăng trưởng kích thước và chuẩn bị
tổng hợp ADN.
+ Pha S: diễn ra quá trình tổng hợp ADN hàm lượng tăng dần trong pha S và đạt đến
lượng gấp đôi so với pha G1 khi kết thúc pha S.
+ Pha G2 hàm lượng ADN gấp đôi bình thường.
+ Pha M: Nhân tế bào phân chia, sự phân ly nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào và kết thúc
phân chia nhân sẽ tạo ra 2 nhân tế bào có lượng ADN tương đương và giảm một nửa
so với pha G2, trở về bằng pha G1. Sự phân chia tế bào chất sẽ tạo nên 2 tế bào con, trong
mỗi tế bào, lượng ADN sẽ không đổi so với tế bào ban đầu ở pha G1.
- ADN trong ti thể:
+ Hàm lượng ADN tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M, vì trong tế bào đang tăng
trưởng để chuẩn bị cho phân chia, ADN ty thể nhân đôi độc lập với ADN nhân. Khi tế
bào tăng trưởng về kích thước và lượng các chất, ADN ti thể cũng nhân đôi liên tục tăng
dần, vì thế hàm lượng ADN ti thể cũng tăng dần từ pha G1 đến khi bắt đầu pha M.
+ Ở pha M khi tế bào chất phân chia, ADN ti thể sẽ được phân chia tương đối đồng đều
về hai tế bào con. Ở mỗi tế bào con hàm lượng ADN trở về tương đương tế bào ban đầu.
Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.

0,25
0,25
0,25

0,25

0,125
0,125
0,25

0,25

0,25

a.
- pH giảm do lượng axit được vi sinh vật tạo ra nhiều và giải phóng vào môi trường,
trong đó chủ yếu là axit lactic do vi khuẩn lactic sinh ra, ngoài ra còn có các axit hữu cơ
khác như axit pyruvic, các axit trung gian trong chu trình crep…
- Tương ứng với đồ thị: vi khuẩn lactic tăng nhanh số lượng từ ngày 1 đến ngày 3 (đạt số
lượng cao nhất vào khoảng ngày 5, 6).
b.
- Môi trường có độ pH từ 3,5 – 4,0 thuận lợi cho sự phát triển của nấm men → Nấm men
sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10, và đạt số lượng lớn nhất vào khoảng ngày 22 – 26.
- Ôxi hòa tan trong dịch lên men giảm theo thời gian và được sử dụng hết sau ngày thứ
22.

0,25
0,25

0,25
0,25

8

- Nấm men chuyển từ hô hấp hiếu khí sang hô hấp kị khí nên quá trình sinh trưởng giảm.
Độ pH thấp duy trì lâu (dưới 3,5) ức chế sự sinh trưởng của nấm men → Số lượng nấm
men giảm mạnh sau ngày 26.
c.
Nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên men:
- Nấm sợi có khả năng chịu đựng cao với môi trường có độ pH thấp (pH dưới 3,5).
- Càng về cuối quá trình lên men, sự hoạt động mạnh của vi khuẩn lactic và nấm men làm
môi trường lên men càng trở nên ưu trương. Nấm sợi có khả năng chịu áp suất thấm thấu
cao.

0,25

0,25
0,25
0,25

Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
a. Trong nuôi cấy VSV không liên tục, độ dài của pha lag phụ thuộc:
- Tuổi của giống: tế bào làm giống trẻ thì pha lag thường ngắn, tế bào làm giống càng già
thì pha lag càng dài.
- Thành phần môi trường:
+ Pha lag sẽ kéo dài hơn khi cấy vi khuẩn vào môi trường có thành phần hoàn toàn mới.
+ Pha lag sẽ được rút ngắn (thậm chí không có) nếu cấy vào môi trường mới nhưng có
cùng thành phần và điều kiện nuôi cấy với hệ thống nuôi cấy trước đó
b.
* Đây là hiện tượng sinh trưởng kép.
- Giai đoạn 1: vi khuẩn sử dụng muối amôn (NH4+ ).
- Giai đoạn 2: vi khuẩn sử dụng muối nitrat ( NO3-).
* Giải thích:
- Khi cấy chuyển vi khuẩn từ môi trường nước thịt sang môi trường chứa hỗn hợp cả hai
loại muối thì amôn được đồng hoá trước do vi khuẩn đã có sẵn hệ enzim để chuyển hóa
NH4+ (trước đó có trong nước thịt). Giai đoạn này ức chế việc tổng hợp cảm ứng hình
thành enzim nitrat reductaza.
- Sau khi hết muối amôn trong môi trường thì vi khuẩn sẽ tổng hợp enzim nitrat
reductaza  muối nitrat mới được sử dụng.

0,5

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

Câu 9 (2 điểm). Virut
a. Thí nghiệm của giáo sư Wimmer thành công vì virut ông tạo ra giống với virut bại liệt
trong tự nhiên.
- Do trình tự nuclêôtit của ARN (+) của virut bại liệt giống với trình tự mARN (nên gọi
là sợi +) nên khi xâm nhập vào tế bào chúng hoạt động giống như mARN.
- Chúng tiến hành dịch mã tạo ARN pôlymeraza rồi dùng enzim sao chép, phiên mã nhân
lên trong tế bào chất tạo các thành phần của virut mới.
- ARN (+) → ARN (-) → ARN (+)
b. Thí nghiệm của nhà khoa học trẻ không thành công, virut tổng hợp nhân tạo của nhà

0,25
0,25
0,25
0,25

9

khoa học trẻ không lây nhiễm được.
- ARN (-) được tổng hợp nhân tạo khác với mARN (bổ sung với trình tự mARN nên gọi
là sợi -).
- Virut chứa ARN (-) luôn mang theo enzim ARN pôlymeraza phụ thuộc ARN để tổng
hợp mARN từ genôm ARN (-).
- Khi cho lây nhiễm ARN (-) của virut vào nhân của tế bào niêm mạc đường hô hấp của
gia cầm thì chúng không hoạt động được do thiếu enzim ARN pôlymeraza phụ thuộc
ARN mà virut mang theo.
Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
a.
Việc sản xuất và sử dụng vacxin phòng chống một loại virut gây bệnh ở động vật có vật
chất di truyền là ARN thường khó khăn và hiệu quả không cao.
- Do ARN có cấu trúc mạch đơn, kém bền vững hơn so với ADN → Virut có vật chất di
truyền là ARN dễ phát sinh các đột biến hơn so với virut có vật chất di truyền là ADN.
- Enzim sao chép từ ARN thành ARN hoặc ARN thành ADN do hệ gen của virut qui
định và thường đem theo trong quá trình xâm nhập tế bào chủ, các enzim này không có
chức năng đọc sửa → Nếu đột biến phát sinh không được sửa chữa → Tạo thành thể đột
biến.
- Qui trình nghiên cứu sản xuất vacxin cần thời gian nhất định và chỉ có tác dụng cao khi
tính kháng nguyên của virut không biến đổi.
b.
- Dùng đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi axit dạ dày, bị phân hủy bởi
enzim và mất chức năng.
- Dùng đường uống, kháng sinh có thể có kích thước phân tử lớn nên hiệu quả đi vào tế
bào biểu mô ruột từ đó vào máu không cao.
- Bệnh tả kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra hoặc không tồn
tại trong đường tiêu hóa đủ thời gian.
- Tế bào niêm mạc ruột bị tổn thương, khả năng hấp thụ thuốc kháng sinh giảm
- Tiêm trực tiếp vào máu, nó sẽ đi đến hầu hết mọi ngõ ngách của cơ thể nơi có mạch
máu nhỏ nhất, trong đó có cả khu vực sống của vi khuẩn.
(HS nêu được 4/5 ý đạt điểm tối đa của câu)

Người ra đề: Nguyễn Mạnh Quỳnh

10

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25

ĐT liên hệ : 0983997816

11