Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 17:54:42 | Được cập nhật: 12 tháng 5 lúc 9:20:33 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 681 | Lượt Download: 15 | File size: 0.026917 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊNVÙNG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XII

DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

MÔN SINH HỌC - KHỐI 10

Trường THPT chuyên Lam Sơn

Ngày thi: 20/04/2019
Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỀ ĐỀ XUẤT

(Đề này có 10 câu; gồm 04 trang)

Câu 1: Thành phần hoá học tế bào (2,0 điểm)
a. Khi cấu trúc bậc 1 của prôtêin nào đó bị thay đổi thì chức năng của prôtêin đó có bị
thay đổi hay không? Giải thích và cho ví dụ minh họa?
b. Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng
bởi một loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin
đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hoocmôn vào tế bào.
Trước khi cho hoocmôn vào, cô ấy đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc
nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ đó, cô ấy quan
sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế
bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hoocmôn, thuốc
nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất.
Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế?
Câu 2: Cấu trúc tế bào (2,0 điểm)
a. Tại sao tế bào nhân thực cần phải có màng nhân trong khi các tế bào vi khuẩn vẫn hoạt
động tốt mà không cần có cấu trúc này?
b. Mặc dù hai mặt của màng sinh học đều chứa các loại đại phân tử như lipit và prôtêin,
nhưng hai mặt này thường không giống nhau hoàn toàn. Điều gì quyết định đến sự bất
đối xứng giữa hai mặt của lớp màng sinh học này?
c. Cho 2 tế bào trong đó một tế bào bị chọc thủng màng nhân, một tế bào còn lại là bị
chọc thủng màng sinh chất vào trong môi trường nuôi cấy phù hợp. Có hiện tượng gì xảy
ra? Giải thích.
Câu 3: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hoá) (2,0 điểm)
a. Tại sao khi được chiếu sáng, lục lạp nguyên vẹn giải phóng nhiệt và huỳnh quang ít
hơn so với dung dịch chlorophyll tách rời?

b.Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nếu các phân tử nước tham gia quang hợp được
đánh dấu phóng xạ bằng 18O, các hợp chất nào dưới đây sẽ được đánh dấu phóng xạ bởi
18

O đầu tiên: ATP; NADPH+H+; O2 hay G3P? Chất nào sẽ được đánh dấu phóng xạ đầu

tiên nếu ta thêm vào H2O trong đó H thường được thay thế bằng 3H, nếu ta thêm CO2
trong đó C thường được thay thế bằng

14

C? Trình bày cơ chế của quang phosphoryl

không vòng?
Câu 4: Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hoá) (2,0 điểm)
a. Tại sao chu trình axit xitric không sử dụng O 2 làm nguyên liệu nhưng nó sẽ dừng hoạt
động gần như ngay lập tức khi môi trường không có O2?
b. Thông qua quá trình phosphorin hóa ôxi hóa, một phân tử NADH có thể tạo ra ba phân
tử ATP trong khi một phân tử FADH 2 chỉ có thể tạo ra hai phân tử ATP. Tại sao có sự
khác biệt về lượng ATP được tạo thành từ 2 phân tử này?
Câu 5: Truyền tin tế bào + Phương án thực hành (2,0 điểm)
Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucôzơ,
nhưng khi tiêm adrênalin vào tế bào gan thì không gây được đáp ứng đó.
a. Tại sao có hiện tượng trên?
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen, chất
AMP vòng (cAMP) có vai trò gì?
c. Vẽ sơ đồ con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicôgen.
Câu 6: Phân bào (2,0 điểm)
a. Nêu các đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên
phân với nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II trong điều kiện nguyên phân và giảm
phân bình thường.
b. Trong giảm phân, nếu hai nhiễm sắc thể trong một cặp nhiễm sắc thể tương đồng
không tiếp hợp và tạo thành các thể vắt chéo (trao đổi chéo) với nhau ở kì đầu giảm phân
I thì sự phân li của các nhiễm sắc thể về các tế bào con sẽ như thế nào?
Câu 7: Cấu trúc, chuyển hoá vật chất của vi sinh vật (2,0 điểm)
Một số loài vi khuẩn có thể sử dụng êtanol (CH 3-CH2-OH) hoặc axêtat (CH3-COO-)
làm nguồn cacbon duy nhất trong quá trình sinh trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu hai
loại chất này của tế bào vi khuẩn được trình bày trong bảng dưới đây:

Tốc độ hấp thụ của vi khuẩn

Nồng độ
cơ chất (mM)

(µmol/phút)
Chất A

Chất B

0,1

2

18

0,3

6

46

1,0

20

100

3,0

60

150

10,0

200

182

a. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ hấp thụ ban đầu và nồng độ của hai chất
trên.
b. Dựa vào đồ thị đã vẽ, hãy cho biết:
- Hai chất A và B vận chuyển qua màng tế bào vi khuẩn theo cách nào? Giải thích.
- Hai chất A và B, chất nào là êtanol và chất nào là axêtat? Giải thích.
Câu 8: Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật (2,0 điểm)
Có hai ống nghiệm bị mất nhãn, trong đó có một ống nghiệm chứa nấm men
Saccharomyces cerevisiae (S. cerevisiae) và ống nghiệm còn lại chứa vi khuẩn
Escherichia coli (E. coli). Hãy đưa ra 04 phương pháp giúp nhận biết ống nghiệm nào
chứa nấm men S. cerevisiae và ống nghiệm nào chứa vi khuẩn E. coli.
Câu 9: Virut (2,0 điểm)
a. Vi rút cúm A có hệ gen là ARN (-) sau khi xâm nhập vào tế bào người sẽ sinh tổng
hợp (nhân lên) như thế nào?
b. Cơ chế một vi rút động vật và một vi rút vi khuẩn gắn vào và xâm nhập vào 1 tế bào
vật chủ là khác nhau Sự khác biệt nào trong cấu trúc của 2 loại tế bào giữ vai trò quan
trọng trong các quá trình này?
c. Tại sao bệnh do vi rút gây ra thường nguy hiểm?
Câu 10: Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch (2,0 điểm)
a. Vì sao HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T-CD 4 ở người? Cho biết nguồn
gốc của lớp vỏ ngoài và vỏ trong của HIV?

b. Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ
thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm
HIV?
-------------------------------Hết----------------------------Ghi chú:
* Thí sinh không sử dụng tài liệu
* Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Người ra đề: Lê Thị Thủy – SĐT: 0918680432

5