Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 17:53:13 | Được cập nhật: 14 tháng 5 lúc 15:46:11 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 697 | Lượt Download: 13 | File size: 1.498624 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KỲ THI DUYÊN HÀI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP

NĂM HỌC 2018 - 2019

ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

MÔN THI: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút
(Đề thi gồm 04 trang)

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học TB
a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ,
photpholipit, ADN và prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể tên đơn
phân và liên kết hóa học đặc trưng của các đại phân tử đó.
b. Tại sao động vật không dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng mỡ?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc TB
a. Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chủ yếu là photphotlipit và prôtêin.
Trình bày các chức năng của prôtêin trong màng sinh chất?
b. Ở động vật có ba tổ chức dưới tế bào có chứa axit nucleic. Phân biệt axit nucleic của
ba tổ chức đó?
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Đồng hóa)
Tảo đơn bào Chlorella được dung để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp
chất hữu cơ X và Y thuộc chu trình Calvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường
nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một lượng
CO2 (không đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO 2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị
tắt và 14CO2 được bổ sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét
đứt ở hình A).
- Thí nghiệm 2: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp
một lượng 14CO2 nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt
trên hình B) không bổ sung thêm bất kì nguồn CO2 nào.

1

Hình A

Hình B

a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích?
b. Nồng độ chất Y chứa phóng xạ và không chứa phóng xạ thay đổi như thế nào sau
khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm 1?
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa VC và NL trong TB (Dị hóa)
a. Trình bày cấu trúc phân tử ATP? Năng lượng ATP được tế bào sử dụng trong những
hoạt động sống chủ yếu nào?
b. Trong tế bào thực vật, ATP được tạo ra những vị trí nào? Nêu điểm khác nhau cơ
bản trong cơ chế tổng hợp ATP ở các vị trí đó.
Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin TB và Phương án thực hành
a. Adrenalin là một loại hoocmoon gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glicogen thành glucozo; còn Testosteron là hoocmon sinh dục ảnh hưởng đến sự hình
thành các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu nhận và truyền đạt thông
tin của hai hoocmon trên có gì khác nhau?
b. Lấy 1 ml dịch chiết khoai tây cho vào ống nghiệm số 1 và 2; lấy 1ml hồ tinh bột cho
vào ống nghiệm số 3 và 4. Sau đó nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử Lugol vào ống nghiệm số 1
và 3; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống nghiệm số 2 và 4. Đun sôi 5 ml tinh bột với
1 ml HCl trong vài phút; để nguội rồi trung hòa bằng NaOH (thử bằng giấy quỳ). Sau
đó lấy lần lượt 1 ml dịch cho vào ống nghiệm số 5 và số 6; rồi nhỏ 1 -2 giọt thuốc thử
2

Lugol vào ống số 5; nhỏ 1 ml thuốc thử Benedict vào ống số 6. Quan sát sự thay đổi
màu của 6 ống nghiệm và giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào (Lý thuyết)
a. Hệ thống kiểm soát chu kì tế bào bao gồm các thành phần nào? Nêu cơ chế hoạt
động chung của các thành phần đó?
b. Nêu ý nghĩa điểm chốt G1 và điểm chốt G2 trong chu kì tế bào?
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, CHVC của VSV
Trong ao hồ, người ta thường gặp các vi sinh vật sau: vi khuẩn hiếu khí
Pseudomonas, tảo lục, vi khuẩn lam, vi khuẩn sunfat, vi khuẩn sinh metan, vi khuẩn
lưu huỳnh màu tía.
a. Trình bày sự phân bố của các vi sinh vật đó trong ao hồ.
b. Giải thích phương thức sống của các nhóm vi sinh vật: tảo lục, vi khuẩn lam, vi
khuẩn lưu huỳnh màu tía.
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của VSV.
a. Người ta nuôi cấy vi khuẩn trong một môi trường thường xuyên được bổ sung dinh
dưỡng và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa. Một chủng thể thực khuẩn (virus) được bổ
sung vào môi trường đã gây ra sự biến động số lượng của cả vi khuẩn và virut như hình
dưới đây:

Hãy mô tả và giải thích kết quả quan sát được ở thí nghiệm trên?
b. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, chủng I có khả năng sinh enzim A; chủng II có khả
năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương án nuôi cấy (liên tục hoặc không liên tục)
cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng sản phẩm cao nhất. Giải thích.
Câu 9 (2,0 điểm). Virut
3

a. Hệ gen của các retrovirut (như HIV) và virut ADN mạch kép phiên mã ngược (như
HBV) đều có enzim phiên mã ngược. Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau trong
quá trình tổng hợp ADN của chúng.
b. HIV có 3 gen chính có chức năng khác nhau (gen gag, gen pol, gen env). Đột biến
làm hỏng gen nào trong ba gen trên thì sẽ làm HIV không xâm nhập được vào tế bào
chủ? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
a. Người chia kháng thể thành 5 lớp khác nhau (IgA,M,E,D,G) nhưng lại nói cơ thể có
hàng vạn hàng triệu kháng thể khác nhau, cứ có kháng nguyên là lại sinh ra kháng thể
tương ứng. Nói như vậy có gì mâu thuẫn? Giải thích.
b. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở thành bất lợi khi tế bào bị
nhiễm virut? Giải thích?
Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm)
Người ra đề

Vương Văn Huệ
(0975955915)

4