Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Thái Nguyên, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 21:17:27 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 19:48:36 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1726 | Lượt Download: 56 | File size: 0.412672 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

SỞ GD&ĐT TỈNH THÁI NGUYÊN

VŨ ĐỨC THỌ

VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN



ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ

NĂM HỌC 2017 – 2018

(Đề thi gồm 05 trang)

Môn thi: Sinh học - Lớp 10
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1 (2,0 điểm). Thành phần hóa học tế bào
a. Vào khoảng những năm 1950 - 1960, thalidomide được dùng để điều trị ốm nghén
cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên nó cũng làm tăng đột ngột dị tật bẩm sinh trong số các
trẻ em sinh ra bởi những phụ nữ này. Hãy giải thích tại sao.
b. Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở đâu? Sự tổng hợp prôtêin ribôxôm có gì khác
biệt? Sau khi được tổng hợp, làm thế nào để prôtêin nhận biết được các vị trí sẽ tới?
Câu 2 (2,0 điểm). Cấu trúc tế bào
a. Hình vẽ dưới đây thể hiện mô hình cấu trúc màng tế bào. Hãy cho biết A, B, C là
những thành phần cấu trúc nào và nêu những chức năng cơ bản của chúng.

b. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm
carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài
tế bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
Câu 3 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Một nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quang hợp bên ngoài cơ thể sống dựa
trên qui trình sau đây:

- Tách lục lạp ra khỏi các tế bào lá cây, sau đó phá vỡ màng lục lạp giải phóng các
chồng thilakoid vẫn còn nguyên vẹn. Tiếp đến, cho thêm chất hexachloroplatinate có 6
ion clo và mang điện tích 2 - vào ống nghiệm chứa các thilakoid nguyên vẹn.
- Sau một thời gian, hỗn hợp thilakoid + hexachloroplatinate được phân tích về cấu trúc
và đo lượng ôxi tạo ra. Kết quả thí nghiệm cho thấy các ion hexachloroplatinate đã liên
kết với màng thilakoid tại nơi có quang hệ I (hình dưới) và phức hợp
hexachloroplatinate - màng thilakoid có hoạt tính quang hợp.
Quang hệ I

a. Tại sao phức hợp hexachloroplatinate - màng thilakoid có hoạt tính quang hợp?
b. Giải thích tại sao hexachloroplatinate lại có thể liên kết với màng thilakoid tại khu
vực có quang hệ I và phân tử này liên kết với màng bằng lực liên kết gì?
c. Trong thí nghiệm này, ngoài ôxi những chất gì có thể đã được tạo ra? Giải thích.
Câu 4 (2,0 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
a. Trong giai đoạn đường phân, nếu loại bỏ dyhdroxyaceton - photphate khi mới được
tạo ra thì có ảnh hưởng như thế nào tới giai đoạn này?
b. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến hai quá trình trao đổi chất nào
diễn ra trên màng tế bào?
c. Chất cyanide được dùng như vũ khí hóa học; gián điệp dùng chất này để tự tử khi bị
phát hiện; phát xít Đức từng dùng chất này để xử các tử tù người Do Thái dưới dạng hơi
gas. Giải thích tại sao.

Câu 5 (2,0 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình
truyền tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng
thuốc A thì gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử
dụng thuốc B thì gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza và sử dụng thuốc C
thì gây đóng kênh canxi ở xinap. Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến
hoạt động của cơ xương?
b. Cho enzim mantaza:
- Hãy chọn cơ chất, điều kiện phản ứng, sản phẩm tạo thành của enzim này.
- Làm thế nào để nhận biết có sản phẩm tạo thành?
- Ống nghiệm có cơ chất và enzim nói trên được để trong các điều kiện sau:
+ Nhỏ HCl vào.
+ Cho muối asen hoặc muối thuỷ ngân vào.
Phản ứng có xảy ra không? Giải thích.
Câu 6 (2,0 điểm). Phân bào
a. Cho sơ đồ thí nghiệm về tác động của yếu tố tăng trưởng tiểu cầu PDGF như hình vẽ
minh họa dưới đây. Nêu kết quả thí nghiệm và giải thích.

b. Nếu được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thì các tế bào trong bình có PDGF có phân
chia mãi không? Tại sao?

c. Nếu ở bình có PDGF được bổ sung thêm các ức chế quá trình phosphoryl hóa các thụ
thể của PDFF thì kết quả sẽ như thế nào?
Câu 7 (2,0 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.
Có một ống hình chữ U, ở hai nhánh bổ sung hai chủng vi khuẩn kháng kháng sinh:
+ Một nhánh bổ sung chủng S. aureus kháng penixili- Chủng A
+ Một nhánh bổ sung chủng S. aureus kháng Chloramphenicol- Chủng B
Sau một thời gian nuôi cấy người ta thấy ngoài hai chủng trên còn xuất hiện một chủng
mới kháng cả penixilin và chloramphenicol- Chủng C
a. Làm thế nào để chứng minh có sự tồn tại của chủng C?
b. Chủng vi khuẩn C có thể được hình thành bằng các cơ chế nào?
c. Nếu bổ sung enzim AND - aza vào hai nhánh của bình chữ U thì chủng C có được tạo
ra không? Tại sao?
Câu 8 (2,0 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
Cho chu trình sinh sản của Nấm như sau:

a. Những ngành nấm nào có chu trình sống như trên?
b. Hãy điền các chú thích thích hợp vào các số thứ tự từ (1) đến (6).
c. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa cấu trúc (1) với cấu trúc (5).
Câu 9 (2,0 điểm). Virut
Trong năm 2017, virus Dengeu là nguyên nhân gây ra dịch sốt xuất huyết tại một
số tỉnh ở Việt Nam. Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae, gồm có 4 type huyết thanh
virus Dengue gây bệnh cho người: virus Dengue type 1, virus Dengue type 2, virus

Dengue type 3 và virus Dengue type 4. Virus Dengue chứa ARN một sợi, nucleocapsid
đối xứng hình khối, có một vỏ bao bọc nucleocapsid. Từ các đặc điểm nêu trên của
virus, em hãy đề xuất các phương pháp nhằm xác định chắc chắn một người bệnh nào đó
có bị nhiễm virus Dengeu hay không?
Câu 10 (2,0 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs, HBc và HBe, trong đó HBs được
sử dụng phổ biến làm văcxin, còn HBe chỉ biểu hiện ở một số chủng virut. Để xác định
xem có nên cho trẻ tiêm chủng văcxin phòng viêm gan B không, bố mẹ của một số trẻ
đã đưa con đi kiểm tra sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên virut và kháng thể
tương ứng ở trẻ.
Bảng dưới đây thể hiện kết quả kiểm tra ở 5 trẻ ( kí hiệu từ T1 đến T5). Những trẻ
này chưa từng được tiêm văcxin viêm gan B. Dấu (+) thể hiện sự có mặt, dấu (-) thể
hiện sự vắng mặt, dấu (?) thể hiện phép kiểm tra chưa được thực hiện.
Kí hiệu

HBs

HBc

HBe

T1

+

?

T2

-

T3

trẻ

Anti-HBs Anti-HBs Anti-HBc Anti-HBe
IgG

IgM

IgG

IgG

+

-

+

+

+

-

-

-

-

-

-

?

+

?

+

?

-

?

T4

-

-

-

+

-

+

+

T5

-

-

-

?

?

?

+

Dựa vào kết quả xét nghiệm, hãy cho biết trong những trẻ trên:
a. Trẻ nào đang bị nhiễm virut viêm gan B? Giải thích.
b. Trẻ nào đã bị nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh ? Giải thích.
c. Trẻ nào cần tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B ? Giải thích.

………………HẾT…………..

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ
Câu 1 (2 điểm). Thành phần hóa học tế bào
a. Vào khoảng những năm 1950 – 1960, thalidomide được dùng để điều trị ốm nghén cho
phụ nữ mang thai, tuy nhiên nó cũng làm tăng đột ngột dị tật bẩm sinh trong số các trẻ em
sinh ra bởi những phụ nữ này. Hãy giải thích tại sao.
b. Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở đâu? Sự tổng hợp prôtêin ribôxôm có gì khác
biệt? Sau khi được tổng hợp, làm thế nào để prôtêin nhận biết được các vị trí sẽ tới?
a. Thalidomide là một loại dược phẩm được dùng điều trị ốm nghén cho phụ nữ
mang thai. Thuốc này là hỗn hợp của hai loại đồng phân đối hình. Đồng phân đối 0,5
hình là các chất đồng phân là hình ảnh soi gương của nhau. Thông thường, một
đồng phân hoạt động sinh học, còn đồng phân kia không hoạt động. Vì vậy khi sử
dụng thalidomide, một đồng phân làm giảm cơn buồn nôn vào buổi sáng, nhưng
đồng phân kia lại gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
b. -Trong tế bào, prôtêin được tổng hợp ở các bào quan trong tế bào chất: riboxom,
màng ngoài của nhân, ti thể, lục lạp...

0,25

- Protein tham gia cấu trúc riboxom được tổng hợp ở tế bào chất, sau đó đi vào 0,25
nhân rồi cuối cùng lại đi ra tế bào chất.
- Ở tế bào nhân thực, protein được tổng hợp tại tế bào chất sau đó được vận chuyển

0,25

đến những nơi khác nhau trong tế bào tùy theo nhu cầu của tế bào cũng như vai trò
của từng loại protein .
- Protein được vận chuyển đến nơi mà nó thực hiện chức năng là nhờ có một tín 0,25
hiệu đặc biệt gọi là tín hiệu dẫn.
- Tín hiệu dẫn là một đoạn các axit amin nằm ngay trên phân tử protein, thường ở
đầu N. Tín hiệu này sẽ bị cắt bỏ khi protein được vận chuyển đến đích.
- Các loại protein khác nhau sẽ có tín hiệu dẫn khác nhau.
Câu 2 (2 điểm). Cấu trúc tế bào

0,25
0,25

a. Hình vẽ dưới đây thể hiện mô hình cấu trúc màng tế bào. Hãy cho biết A, B, C là những
thành phần cấu trúc nào và nêu những chức năng cơ bản của chúng.

b. Dựa vào cơ chế tổng hợp các thành phần của tế bào, hãy giải thích vì sao các nhóm
carbohydrate của glycoprotein xuyên màng sinh chất luôn xuất hiện ở bề mặt phía ngoài tế
bào mà không nằm ở bề mặt phía tế bào chất?
a. a. A: photpholipit

B: protein xuyên màng

C: oligoxacarit

0,25

- A tạo thành lớp cho phép các chất tan trong lipit đi qua màng tế bào và ngăn cản các
chất tan trong nước. Đuôi axit béo còn đóng vai trò đảm bảo tính lỏng của màng.

0,25

- B có thể là enzim với trung tâm hoạt động hướng về phía các chất trong dung dịch
xung quanh, có thể là glycoprotein làm dấu hiệu trong nhận biết tế bào, có thể là

0,25

protein gắn kết với bộ khung tế bào và chất nền ngoại bào giúp duy trì hình dạng tế
bào và điều hòa sự thay đổi các chất ngoại bào hoặc nội bào.. ..
- C là vị trí nhận biết cho các chất hóa học đặc hiệu, tham gia nhận biết tế bào. C
cũng ổn định màng tế bào bằng cách tạo liên kết hiđrô với nước.
b-Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptide được
gắn vào màng lưới nội chất nhờ protein tín hiện, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào

0,25

0,25

trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy
Golgi nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau

0,5

khi hoàn thiện, chúng lại được vận chuyển đến màng tế bào.
- Vì nhóm carbohydrate của glycoprotein nằm trong túi tiết nên khi túi tiết dung

0,25

hợp với màng tế bào thì nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra bên ngoài màng tế
bào.
Câu 3 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
Một nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quang hợp bên ngoài cơ thể sống dựa trên qui
trình sau đây:
- Tách lục lạp ra khỏi các tế bào lá cây, sau đó phá vỡ màng lục lạp giải phóng các chồng
thilakoid vẫn còn nguyên vẹn. Tiếp đến, cho thêm chất hexachloroplatinate có 6 ion clo và
mang điện tích 2 - vào ống nghiệm chứa các thilakoid nguyên vẹn.
- Sau một thời gian, hỗn hợp thilakoid + hexachloroplatinate được phân tích về cấu trúc và
đo lượng ôxi tạo ra. Kết quả thí nghiệm cho thấy các ion hexachloroplatinate đã liên kết
với màng thilakoid tại nơi có quang hệ I (hình dưới) và phức hợp hexachloroplatinate màng thilakoid có hoạt tính quang hợp.
Quang hệ I

a. Tại sao phức hợp hexachloroplatinate - màng thilakoid có hoạt tính quang hợp?
b. Giải thích tại sao hexachloroplatinate lại có thể liên kết với màng thilakoid tại khu vực
có quang hệ I và phân tử này liên kết với màng bằng lực liên kết gì?
c. Trong thí nghiệm này, ngoài ôxi những chất gì có thể đã được tạo ra? Giải thích.
a - Mặc dù không có ánh sáng trong hệ thống quang hợp nhân tạo như mô tả trong 0,5
thí nghiệm, nhưng do hexachloroplatinate là một tác nhân ôxi hoá mạnh nên nó

kích hoạt điện tử của chlorophyl tại trung tâm quang hệ I từ trạng thái nền sang
trạng thái kích thích, giống như photon kích hoạt các điện tử của diệp lục.
- Sau đó điện tử được truyền qua chuỗi truyền điện tử đến NADP + cùng với H+ để

0,5

tạo ra NADPH. Chuỗi truyền điện tử vẫn hoạt động được vì thilakoid vẫn còn
nguyên vẹn không bị phá vỡ.
b. Hexachloroplatinate có điện tích âm (2-) và màng thilakoid có điện tích dương

0,5

nên chất này liên kết với màng nhờ lực hấp dẫn giữa các chất có điện tích trái dấu.
c. Khi pha sáng của quang hợp xảy ra thì cho dù là trong lá cây (in vivo) hay trong
điều kiện nhân tạo thì sản phẩm của pha sáng vẫn là ôxi, ATP và NADPH.

0,5

Câu 4 (2 điểm). Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
a. Trong giai đoạn đường phân, nếu loại bỏ dyhdroxyaceton - photphate khi mới được tạo
ra thì có ảnh hưởng như thế nào tới giai đoạn này?
b. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến hai quá trình trao đổi chất nào diễn
ra trên màng tế bào?
c. Chất cyanide được dùng như vũ khí hóa học; gián điệp dùng chất này để tự tử khi bị
phát hiện; phát xít Đức từng dùng chất này để xử các tử tù người Do Thái dưới dạng hơi
gas. Giải thích tại sao.
a. Dyhdroxyaceton-photphate là một loại đường có 3 cacbon được tạo ra trong giai 0,5
đoạn đường phân do hoạt động phân tách đường fructose1,6- bi photphate, cùng
với glyceraldehytde -3- photphate. Hai đường này là đồng phân của nhau, sau đó
dyhdroxyaceton-photphate đã được biến đổi thành glyceraldehytde -3- photphate.
- Nếu loại bỏ dyhdroxyaceton-photphate khi mới được tạo thành =>
glyceraldehytde -3- photphate được tạo ra ít đi (hoặc thậm chí không được tạo
thành) => quá trình đường phân của tế bào sẽ chậm lại, thậm chí có thể ngừng hẳn.

0,5

b. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến hai quá trình trao đổi chất là
đồng vận chuyển và hóa thẩm.
- Đồng vận chuyển các chất qua màng tế bào: Ví dụ - Đồng vận chuyển H +/lactose:
Khi TB bơm H+ từ trong ra ngoài màng tạo nên thế năng H+ thì sau đó H+ cùng với

0,25

lactose vào trong tế bào.
- Hóa thẩm: Ví dụ về hóa thẩm ở ty thể - Khi thế năng H + ở xoang gian màng trong
của ty thể cao thì H+ sẽ khuếch tán qua kênh ATP-syntetaza hoạt hóa cho phản ứng
tổng hợp ATP từ ADP và gốc Pi.

0,25

c. - Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi vận
chuyển điện tử hô hấp, nó bám vào Hem a3 của cytocrom oxidase (phức hệ IV), do
vậy nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử.
- Khi hàm lượng vượt quá mức cho phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp

0,25

năng lượng cho hoạt động của mình sẽ bị chết. Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế
chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu thụ được NADH và FADH2, tế bào chỉ có
một lượng nhỏ NAD+, FAD +, những chất này cạn kiệt sẽ ức chế chu trình Crebs.
0,25

Câu 5 (2 điểm). Truyền tin tế bào + Phương án thực hành
a. Người ta tiến hành nghiên cứu tác dụng của ba loại thuốc A, B và C đến quá trình truyền
tin qua xinap thần kinh - cơ xương ở chuột. Kết quả thí nghiệm cho thấy: sử dụng thuốc A thì
gây tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh (chất trung gian hóa học), sử dụng thuốc B thì
gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza và sử dụng thuốc C thì gây đóng kênh
canxi ở xinap. Hãy cho biết các thuốc này ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của cơ
xương?
b. Cho enzim mantaza:
- Hãy chọn cơ chất, điều kiện phản ứng, sản phẩm tạo thành của enzim này.
- Làm thế nào để nhận biết có sản phẩm tạo thành?
- Ống nghiệm có cơ chất và enzim nói trên được để trong các điều kiện sau:
+ Nhỏ HCl vào.
+ Cho muối asen hoặc muối thuỷ ngân vào.
Phản ứng có xảy ra không? Giải thích.
a. - Thuốc A làm tăng giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, làm cho thụ thể ở màng
sau xinap bị kích thích liên tục và cơ tăng cường co giãn, gây mất nhiều năng lượng.

0,25

- Thuốc B gây ức chế hoạt động của enzim axetincolinesteraza, dẫn đến axetincolin
không bị phân hủy và kích thích liên tục lên cơ. Cơ co giãn liên tục gây mất nhiều
năng lượng và cuối cùng ngừng co (liệt cơ), có thể dẫn đến tử vong.

0,5

- Thuốc C đóng kênh Ca2+ làm Ca2+ không vào được tế bào, axetincolin không giải
phóng ra ở chùy xinap, dẫn đến cơ không co được.

0,25

b.+ Cơ chất: đường mantose
+ Điều kiện phản ứng: pH = 7, nhiệt độ 37- 40 C0

0,25

+ Sản phẩm: đường glucôzơ
- Nhận biết sản phẩm tạo thành: cho vào ống nghiệm đường mantôzơ + enzim
mantaza, để sau 20 phút cho dung dịch Phêlinh vào rồi đun trên ngọn lửa đèn cồn

0,5

→ có kết tủa đỏ gạch - chứng tỏ có glucose tạo thành.
- Các phản ứng đều không xảy ra vì:
+ Khi nhỏ HCl pH quá thấp enzim không hoạt động
+ Khi cho muối asen hoặc muối thuỷ ngân là những kim loại nặng ức chế
hoạt động của enzim.
Câu 6 (2 điểm). Phân bào
a. Cho sơ đồ thí nghiệm về tác động của yếu tố tăng trưởng tiểu cầu PDGF như
hình vẽ minh họa dưới đây. Nêu kết quả thí nghiệm và giải thích.

0,25

b. Nếu được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thì các tế bào trong bình có PDGF có
phân chia mãi không? Tại sao?
c. Nếu ở bình có PDGF được bổ sung thêm các ức chế quá trình phosphoryl hóa
các thụ thể của PDFF thì kết quả sẽ như thế nào?
a. PDGF có trong môi trường liên kết với các thụ thể trên màng sinh chất của các 0,5
nguyên bào sợi → kích hoạt con đường truyền tin cho phép tế bào vượt qua điểm
kiểm soát G1 bước vào phân chia.
-Trong bình đối chứng không có PDGF nên không kích thích con đường truyền tin
nên tế bào không qua điểm kiểm soát G1 nên tế bào không phân chia.

0,5

b. Khi các nguyên bào sợi phủ kín bề mặt bình nuôi cấy thì sẽ không phân chia nữa 0,5
vì protein bề mặt của tế bào này tiếp xúc với protein tương ứng trên bề mặt của tế
bào bên cạnh sẽ gửi tín hiệu ngăn cản chu kì tế bào.
c. Thụ thể của PDGF bị bất hoạt nên không tiếp nhận PDGF → không kích thích 0,5
con đường truyền tin → tế bào không phân chia
Câu 7 (2 điểm). Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của vi sinh vật.
Có một ống hình chữ U, ở hai nhánh bổ sung hai chủng vi khuẩn kháng kháng sinh:
+ Một nhánh bổ sung chủng S. aureus kháng penixili- Chủng A
+ Một nhánh bổ sung chủng S. aureus kháng Chloramphenicol- Chủng B
Sau một thời gian nuôi cấy người ta thấy ngoài hai chủng trên còn xuất hiện một chủng
mới kháng cả penixilin và chloramphenicol- Chủng C
a. Làm thế nào để chứng minh có sự tồn tại của chủng C?
b. Chủng vi khuẩn C có thể được hình thành bằng các cơ chế nào?
c. Nếu bổ sung enzim AND - aza vào hai nhánh của bình chữ U thì chủng C có được tạo
ra không? Tại sao?
a. Chứng minh có sự tồn tại của chủng C:
- Sau một thời gian nuôi cấy cả hai chủng A và B trong ống hình chữ U, lấy các tế
bào trong ống hình chữ U;
- Sử dụng môi trường có cả hai loại kháng sinh penixilin và chloramphenicol để

0,5
0,5

nuôi cấy các tế bào. Nếu có tế bào sống sót thì chứng tỏ có sự tồn tại của chủng C.
b. Chủng vi khuẩn C có thể được hình thành bằng các cơ chế tiếp hợp, tải nạp, biến
nạp.

0,5

c. Nếu bổ sung enzim AND-aza vào hai nhánh của bình chữ U thì chủng C vẫn có
thể được tạo ra bằng tiếp hợp hoặc bằng tải nạp nhưng không thể bằng biến nạp vì

0,5

các AND-aza sẽ phân giải các plasmit khi ở ngoài tế bào.
Câu 8 (2 điểm). Sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật.
Cho chu trình sinh sản của Nấm như sau:

a. Những ngành nấm nào có chu trình sống như trên?
b. Hãy điền các chú thích thích hợp vào các số thứ tự từ 1 đến 6?
c. Nêu những điểm giống và khác nhau giữa cấu trúc (1) với cấu trúc (5).
a. - Đây là nấm có hai chu trình: Chu trình sinh sản vô tính trong điều kiệm môi 0,5
trường ổn định và sinh sản hữu tính trong môi trường không thuận lợi.
- Trừ nấm bất toàn, còn tất cả các ngành nấm khác như: Nấm thích ty, nấm tiếp
hợp, nấm túi và nấm đảm có chu trình sống như trên.

0,5

b. 1. Bào tử vô tính
2. Cấu trúc sinh bào tử
3. Giai đoạn dị nhân
4. Dung hợp nhân

0,5

5. Bào tử hữu tính.
c. - Giống nhau: Đều là bào tử đơn bội (n)

0,25

- Khác nhau:
(1). Bào tử đơn bội hình thành từ quá trình nguyên phân.

0,25

(5). Bào tử đơn bội hình thành từ quá trình giảm phân.
Câu 9 (2 điểm). Virut
Trong năm 2017, virus Dengeu là nguyên nhân gây ra dịch sốt xuất huyết tại một số
tỉnh ở Việt Nam. Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae, gồm có 4 type huyết thanh virus
Dengue gây bệnh cho người: virus Dengue type 1, virus Dengue type 2, virus Dengue
type 3 và virus Dengue type 4. Virus Dengue chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng
hình khối, có một vỏ bao bọc nucleocapsid. Từ các đặc điểm nêu trên của virus, em hãy đề
xuất các phương pháp nhằm xác định chắc chắn một người bệnh nào đó có bị nhiễm virus
Dengeu hay không?
-Việc xác định chắc chắn một người nào đó có bị nhiễm virus Dengeu hay không 0,25
có vai trò quan trọng để điều trị cũng như để phòng ngừa lây lan cho người khác.
Để xác định người nào đó có chắc chắn bị nhiễm virus Dengeu hay không người ta
tiến hành các xét nghiệm sau:
- Tổng phân tích máu: Số lượng bạch cầu: Dengue xuất huyết thường có giảm bạch
cầu và giảm tiểu cầu; và giá trị Hematocrit tăng lên trên 20% so với người bình 0,5
thường.
- Xét nghiệm Miễn dịch:
+ Phát hiện sự có mặt của kháng nguyên NS1 có thể phát hiện trong máu của bệnh 0,25
nhân nhiễm virus Dengue từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 9
+ Phát hiện sự có mặt của kháng thể IgM: IgM dương tính từ ngày thứ 4 đến ngày

0,25

thứ 5 sau khi xuất hiện sốt.
+ Phát hiện sự có mặt của kháng thể IgG: IgG dương tính từ ngày thứ 10- 14 và
có thể tồn tại nhiều năm sau đó; trong trường hợp nhiễm virus Dengue thứ phát

0,25

kháng thể IgG tăng lên trong 1-2 ngày sau khi có triệu chứng sốt xuất huyết và tạo
đáp ứng IgM sau nhiễm virus 20 ngày.
- Xét nghiệm sinh học phân tử: do các kháng thể IgM và IgG xuất hiện chậm nên 0,5

xét nghiệm Real-time RT-PCR cho phép xác định sự có mặt của ARN
virus Dengue từ giai đoạn sớm và xác định các genotype DEN-1, DEN-2, DEN3 và DEN-4; có thể phát hiện virus Dengue trong máu ngay từ ngày đầu tiên đến
ngày thứ 5 kể từ khi xuất hiện sốt.
Câu 10 (2 điểm). Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
Virut viêm gan B chứa các kháng nguyên HBs, HBc và HBe, trong đó HBs được sử
dụng phổ biến làm vacxin, còn HBe chỉ biểu hiện ở một số chủng virut. Để xác định xem
có nên cho trẻ tiêm chủng vacxin phòng viêm gan B không, bố mẹ của một số trẻ đã đưa
con đi kiểm tra sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên virut và kháng thể tương ứng ở
trẻ.
Bảng dưới đây thể hiện kết quả kiểm tra ở 5 trẻ ( kí hiệu từ T1 đến T5). Những trẻ
này chưa từng được tiêm văcxin viêm gan B. Dấu (+) thể hiện sự có mặt, dấu (-) thể hiện
sự vắng mặt, dấu (?) thể hiện phép kiểm tra chưa được thực hiện.
Kí hiệu

HBs

HBc

HBe

T1

+

?

T2

-

T3

trẻ

Anti-HBs Anti-HBs Anti-HBc Anti-HBe
IgG

IgM

IgG

IgG

+

-

+

+

+

-

-

-

-

-

-

?

+

?

+

?

-

?

T4

-

-

-

+

-

+

+

T5

-

-

-

?

?

?

+

Dựa vào kết quả xét nghiệm, hãy cho biết trong những trẻ trên:
a. Trẻ nào đang bị nhiễm virut viêm gan B? Giải thích.
b. Trẻ nào đã bị nhiễm virut viêm gan B nhưng đã khỏi bệnh ? Giải thích.
c. Trẻ nào cần tiêm văcxin phòng bệnh viêm gan B ? Giải thích.
a. Trẻ T1 và T3 đang bị nhiễm virut viêm gan B vì:
- Trẻ T1: trong máu có các kháng nguyên HBs và Hbe đồng thời trong máu

0,5

có IgM, IgG chống HBc và IgG chống Hbe tức là đã bị nhiễm vi rut viêm gan B
một thời gian nên có cả IgM và IgG
- Trẻ T3: trong máu có các kháng nguyên HBc và không có IgG chống HBc

0,5

còn các Ig khác chưa kiểm tra, vì vậy trẻ này có thể mới nhiễm viêm gan B nên
chưa có IgG
b. Trẻ T4 và T5 Trong máu không có các kháng nguyên nên có thể chưa bao giờ

0,25

bị nhiễm virut viêm gan B hoặc đã khỏi bệnh.
Nhưng trong máu trẻ T4 có các kháng thể IgG chống Hbs, Hbc và Hbe còn
trong máu trẻ T5 có IgG chống Hbe nên trẻ T4 và T5 bị nhiễm virut viêm gan B và 0,25
đã khỏi bệnh.
c. Trẻ T2 trong máu không có bất kỳ kháng nguyên nào cũng không có bất kỳ
loại kháng thể nào chứng tỏ trẻ T2 chưa tứng tiếp xúc với virut nên cần tiêm
văcxin phòng bệnh viêm gan B.

NGƯỜI RA ĐỀ

Nguyễn Thị Thanh Thủy - 0912002585

0,5