Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Lê Qúy Đôn - Đà Nẵng, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:36:08 | Được cập nhật: 21 giờ trước (22:04:50) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 521 | Lượt Download: 14 | File size: 1.117184 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
…………………..
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

HỘI THI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 10
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 04 trang, gồm 10 câu )

Câu 1 : (2,0 điểm)
1. Đa dạng sinh học thể hiện ở cấp độ nào? Tại sao ở thế kỉ thứ XIX nấm được
xếp vào giới thực vật, đến thế kỉ XX thì nấm được xếp vào một giới riêng?
2. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các loại đường đa?
Câu 2 : (2,0 điểm)
1. Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A,B,C và D) dưới đây:
Bên ngoài tế bào

(b)

(a)
(A)

(C)

(B)

ATP

(D)

a. Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của prôtêin trong màng sinh chất.
b. Hình D: (a), (b) minh họa cho hình thức vận chuyển gì? Giải thích.
c. Những phân tử có đặc điểm như thế nào thì khuếch tán qua lớp kép
photpholipit?
2. Một số chất cần được vận chuyển chủ động hoặc thụ động từ vị trí được tổng
hợp đến nơi mà chúng hoạt động. Cho các chất sau đây:
(1) tARN;
(2) Protein histone;
(3) Nucleotide;
(4) Protein tham gia vào chuỗi truyền electron.
Chất nào được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân, chất nào không được vận
chuyển theo con đường này? Tại sao?
Câu 3 : (2,0 điểm)
1. Một số bạch cầu có thể nuốt và tiêu hủy các mầm bệnh qua quá trình thực
bào. Các enzym tiêu hóa chỉ giết được các mầm bệnh trong môi trường axit. Hãy cho
1

biết có những sự kiện nào xảy ra ở quá trình tổng hợp và vận chuyển các enzym tiêu
hóa trong quá trình thực bào trên?
2. Giả sử phân lập được các thực bào từ một mẫu máu và nuôi cấy những tế bào
này trong một ống nghiệm. Để quan sát quá trình thực bào, các thực bào được nuôi
cấy đồng thời cùng với các tế bào E. coli. Nếu ức chế bơm proton trên màng lizôxôm
bởi một chất ức chế đặc hiệu, điều nào sau đây xảy ra? Giải thích.
a. Các thực bào nhận ra E. coli thông qua thụ thể.
b. Sự nuốt vi khuẩn E. coli của các thực bào bị ức chế.
c. Nếu các lizôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng bị bất
hoạt.
d. Các thực bào có thể tiết các mảnh vỡ của tế bào bị tiêu hóa ra ngoài tế bào.
Câu 4 : (2,0 điểm)
1. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân sơ khác với chuỗi
chuyền electron trong hô hấp tế bào sinh vật nhân thực ở những điểm nào?
2. Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở
thực vật. Khi không có quang phân ly nước, quá trình tổng hợp ATP theo con đường
này được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích?
Câu 5 : (2,0 điểm)
Một học sinh đang phân tích một con đường truyền tin (ở hình dưới đây) dẫn
đến phát sinh ung thư với hy vọng tìm ra chất ức chế ngăn cản con đường này và ứng
dụng nó trong điều trị ung thư.

2

a. Hãy cho biết tên của thành phần A,B,C ở con đường truyền tin trên là gì?
b. Nếu thay thụ thể kinase-tyrosine bằng thụ thể kết cặp G-protein thì A,B,C
là gì?
c. Phân biệt cơ chế truyền tin, ngắt con đường truyền tin và vai trò chủ yếu
của hai con đường truyền tin tương ứng với hai loại thụ thể trên?
d. Nếu con đường truyền tin này hoạt động mạnh trong các tế bào ung thư, thì
ở tế bào bình thường con đường này có thể tham gia vào các quá trình nào dưới đây?
(1) Ức chế tế bào phân chia.
(2) Ức chế tế bào gốc biệt hóa.
(3) Mêtyl hóa một số gen ức chế khối u.
(4) Hoạt hóa các yếu tố phiên mã của một gen gây khối u.
(5) Dừng chu kỳ tế bào ở điểm kiểm tra pha S.
(6) Ức chế biểu hiện của một số gen sửa chữa ADN.
Câu 6 : (2,0 điểm)
1. Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp
các tế bào để tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G 1, G2 với các tế bào ở pha
S thì các nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích?
2. Phân biệt dị nhiễm sắc với nguyên nhiễm sắc. Vì sao có một số vùng trên
nhiễm sắc thể có thể chuyển từ trạng thái nguyên nhiễm sắc sang trạng thái dị nhiễm
sắc?
Câu 7 : (2,0 điểm)
1. Khi nghiên cứu Bacillus subtilis (trực khuẩn cỏ khô) là vi khuẩn phổ biến trên
các đám cỏ khô, chúng là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc.
a. Hãy nêu môi trường và phương pháp nghiên cứu để có thể phát hiện kiểu
hô hấp của vi khuẩn này?
b. Bacillus subtilis có thể sử dụng con đường phân giải glucose nào và chỉ ra
chất nhận e- cuối cùng là gì?
c. Người ta có thể nuôi cấy Bacillus subtilis trong điều kiện không có oxi
phân tử nếu trong môi trường có nguồn nitrat. Giải thích.
3

2. Hãy xác định kiểu dinh dưỡng theo nguồn cacbon, năng lượng và kiểu hô hấp
của nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae).
Câu 8 : (2,0 điểm)
1. Trong sản xuất sinh khối tế bào người ta áp dụng phương pháp nuôi cấy nào?
Giải thích?
2. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3. Ở những con bò khi chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh penixilin sau đó vắt sữa
ngay. Loại sữa này có thể sử dụng làm sữa chua được không? Giải thích.
Câu 9 : (2,0 điểm)
1. Virut HIV có lõi là ARN. Làm thế nào để nó tổng hợp được mARN và ARN
của mình để hình thành virut HIV mới?
2. Virut nào có thể dùng làm thuốc trừ sâu? Virut là kí sinh nội bào bắt buộc
nhưng tại sao trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài tế bào trong thời gian
dài?
Câu 10 : (2,0 điểm)
1. Interferol là gì? Nêu tính chất sinh học, sự hình thành và hoạt động của
Interferol.
2. Vì sao khi nhiễm trùng nặng thường bị sốt và xét nghiệm thấy số lượng bạch
cầu trong máu tăng cao?
-----------------HẾT--------------Người ra đề
( Họ và tên)
ĐÀO THỊ THANH HƯƠNG
Điện thoại liên hệ: 0905 289 619

4

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
…………………..
HƯỚNG DẪN CHẤM

HỘI THI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC KHỐI 10

Câu

Nội dung

1
(2 điểm)

1.
- Các cấp độ của đa dạng sinh học:
+ Đa dạng di truyền.
+ Đa dạng loài.
+ Đa dạng hệ sinh thái.
- Ở thế kỉ thứ XIX nấm được xếp vào giới thực vật vì có các đặc điểm giống với thực
vật: sinh vật nhân thực, đa bào, sống cố định, có thành tế bào.
- Đến thế kỉ XX thì nấm được xếp vào một giới riêng vì có nhiều điểm khác thực vật:
Nấm

Điểm

0,25

0,25

Thực vật

Thành tế bào là kitin

Thành tế bào là xenlulo

Không có lục lạp

Có lục lạp

Chất dự trữ là glicogen

Chất dự trữ là tinh bột

0,50

Dị dưỡng
Tự dưỡng
2.
* Giống nhau: - Cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là glucozơ.
- Được hình thành do phản ứng trùng ngưng loại nước.
- Liên kết giữa các đơn phân là liên kết glicozit.
* Khác nhau:

2
(2 điểm)

Tinh bột

Glicogen

Xenlulozơ

- Số nguyên tử C có
trong phân tử.
- Các đơn phân đồng
ngửa, mạch có phân
nhánh bên.
- Chất dự trữ ở thực vật.

- Số nguyên tử C có trong
phân tử.
- Các đơn phân đồng ngửa,
mạch có phân nhánh bên.

- Số nguyên tử C có
trong phân tử.
- Các đơn phân 1 sấp, 1 ngửa,
không có mạch phân nhánh
bên.
- Cấu tạo thành tế bào thực vật.

- Chất dự trữ ở động vật,
nấm.

1.
a. Chức năng của các protein xuyên màng tương ứng ở
- Hình A: protein xuyên màng giữ chức năng ghép nối các tế bào.
- Hình B: protein xuyên màng giữ chức năng nhận diện các tế bào.
- Hình C: protein thụ quan (thụ thể) bề mặt tế giữ chức năng tiếp nhận thông tin từ ngoài
để truyền vào bên trong tế bào.
- Hình D: protein kênh hoặc bơm giữ chức năng vận chuyển các chất qua màng
b.
- Hình D:
(a) minh họa cho hình thức vận chuyển thụ động qua kênh protein, vì nồng độ các chất

5

0,50

0,50

0,125
0,125
0,125
0,125

0,125

3
(2 điểm)

4
(2 điểm)

bên ngoài cao hơn trong tế bào.
(b) minh họa cho hình thức vận chuyển chủ động nhờ protein vận chuyển, vì nồng độ
các chất bên ngoài thấp hơn trong tế bào và có sự tiêu dùng năng lượng ATP.
c. Những phân tử có kích thước nhỏ không phân cực, các phân tử tan trong lipit.
2.
- Những chất được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ Protein histone: là những protein được tổng hợp ở các ribosome tự do nằm rải rác
trong tế bào chất, chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào cấu trúc của NST
cùng với ADN.
+ Nucleotide: được thu nhận bằng cách thực bào, ẩm bào hoặc được tổng hợp ở tế bào
chất, chúng được vận chuyển vào nhân để tham gia vào quá trình tái bản ADN hoặc
phiên mã.
0,25đ
- Những chất không được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân:
+ tARN: được tổng hợp ở trong nhân và được vận chuyển ra tế bào chất để tham gia
quá trình sinh tổng hợp protein.
0,25đ
+ Protein tham gia vào chuỗi truyền electron được tổng hợp ở mtADN (ADN ti thể)
hoặc cpADN ( ADN lục lạp) vận chuyển đến màng trong của ti thể hoặc màng tilacoit
1.
- Phiên mã tạo mARN trong nhân sau đó được vận chuyển ra khỏi nhân và hình thành
phức hệ mARN-ribôxôm.
- Phức hệ mARN-ribôxôm được chuyển đến lưới nội chất hạt để tiếp tục dịch mã.
- Các enzym sau khi được tổng hợp vào lưới nội chất và bộ máy gôngi để được sửa đổi
hoàn chỉnh.
- Các enzym sau khi hoàn thiện được lưu giữ ở lizôxôm.
2. Điều sẽ xảy ra:
a. Các thực bào nhận ra E. coli thông qua thụ thể.
c. Nếu các lizôxôm thực bào hình thành, các enzym tiêu hóa của chúng bị bất hoạt.
Giải thích:
- Vì ức chế bơm proton trên màng lizôxôm → quá trình nhận diện vi khuẩn E.coli và
nuốt của thực bào vẫn xảy ra bình thường.
- Bơm proton trên màng lizôxôm có vai trò axit hóa dịch trong khoang của bào quan tạo
điều kiện cho các enzim hoạt động. Vì vậy, nếu ức chế bơm proton → các enzym tiêu
hóa của chúng bị bất hoạt.
1.
- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh chất; ở sinh vật
nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong của ti thể.
- Về chất truyền điện tử ( chất mang): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa dạng hơn so với
ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với nhiều loại môi trường.
- Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện tử cuối cùng rất
khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ôxi, fumarat và dioxitcacbon; ở sinh vật nhân thực
chất nhận là ôxi.
2. Con đường vận chuyển điện tử
- Vận chuyển e- vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu năng lượng như
sau: Từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd) → phức hệ cytochrome→
plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực hiện theo

6

0,125
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,125
0,125
0,125
0,125
0,25
0,25

0,50
0,50

0,25
0,25
0,50

0,25

5
(2 điểm)

cơ chế hóa thẩm.
- Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía của màng thylakoid đã kích hoạt bơm
proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong tilacoit ra xoang ngoài (stroma), từ đó ATP
được tổng hợp nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon (Pq) bơm
H+ từ ngoài màng tilacoit vào xoang trong màng, tạo ra thế năng proton nhất định để
thực hiện sự tổng hợp ATP.

0,25

a. A,B,C: các protein kinase A.
b.
A: G-protein
B: cyclase hoặc photpholipase
C: Chất truyền tin thứ 2 (IP3, DAG, Ca2+, cAMP, cGMP)
c. Phân biệt

0,25

Thụ thế kinase-tyrosine

0,25

0,25
0,25
0,25

Thụ thể kết cặp G-protein

Cơ chế truyền Photphoryl hóa chuyển nhóm Hình thành chất truyền tin thứ 2
tin
photphat của ATP sang protein)
IP3,DAG, Ca2+, cAMP, cGMP

0,25

Cơ chế ngắt Khử photphryl hóa
con
đường
truyền tin

0,25

Vai trò

- G-protein có hoạt tính GTPase
(GTP→GDP), nhờ hoạt tính
enzim photphodiesterase.

Chủ yếu tham gia điều hòa quá Chủ yếu tham gia quá trình điều
trình tổng hợp protein
hòa

0,25
0,25

hoạt tính của proteind. 2,4,6
6
(2 điểm)

0,25

1. Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế bào
để tạo thành các tế bào lai.
- Khi lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì các nhân G1 tiến hành nhân đôi ADN
do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân đôi ADN
trong nhân G1
- Khi lai tế bào ở pha G2 với các tế bào ở pha S thì các nhân G2 vẫn tiếp tục các quá trình
ở pha G2 không nhân đôi ADN một lần nữa do nhân G 2 hình thành cơ chế ngăn cản sự
nhân đôi cho tới khi tế bào hoàn thành chu kì phân bào.
2.
a. Phân biệt:
- Dị nhiễm sắc là vùng trên NST luôn duy trì trạng thái kết đặc (đóng xoắn) khi ở kì
trung gian và chứa các gen mà bộ máy biểu hiện gen của tế bào hay enzim không tiếp
cận được với các gen để phiên mã.
- Nguyên nhiễm sắc là các vùng NST dãn xoắn bình thường ở kì trung gian nên bộ máy
biểu hiện gen của tế bào hay các enzim tiếp cận được với các gen để phiên mã.
b. Một số vùng nhiễm sắc thể có thể chuyển từ trạng thái nguyên nhiễm sắc sang trạng
thái dị nhiễm sắc do những biến đổi trên ADN và histon:
- Sự metyl hóa ADN và sự metyl hóa histon làm tăng tính kị nước của phân tử ADN và
histon khiến cho NST đóng xoắn chặt hơn.
- Hiện tượng khử photphoryl hóa histon làm mất khả năng trung hòa điện tích của nó
với ADN .
- Hiện tượng khử acetyl hóa histon làm cho histon liên kết với ADN chặt hơn.
- Các siARN (tiểu ARN) phối hợp với một số phức hệ prôtêin liên kết vào vùng ADN ở

7

0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

tâm động, các prôtêin của phức hệ này huy động các enzim đặc biệt đến làm biến đổi
chất nhiễm sắc và chuyển vùng chất nhiễm sắc này thành một vùng dị nhiễm sắc tại tâm
động.
7
(2 điểm)

8
(2 điểm)

9
(2 điểm)

1.
a. Bacillus subtilis là vi khuẩn hiếu khí bắt buộc, sử dụng môi trường VF trong ống
nghiệm (môi trường nửa lỏng) cấy vi khuẩn này vào sâu môi trường đó để nguội 40 oC
và làm nguội nhanh, vi khuẩn này chỉ phát triển trên bề mặt môi trường.
b. Vi khuẩn này thực hiện con đường EMP phân giải glucose, tiếp đến là chu trình Crep
và chuỗi hô hấp, O2 là chất nhận electron cuối cùng.
c. Khi không có oxi phân tử nhưng có nitrat, NRA-nitratredutaza dị hóa, trong vi khuẩn
ARN– nirtratreductaza sẽ được hoạt hóa giúp cho nitrat có thể thu electron: NO 3- →
NO2-→ H2O →N2
2.
- Trong điều kiện hiếu khí ở nhiệt độ và pH phù hợp, nấm men rượu sử dụng glucôzơ
trong hô hấp hiếu khí (viết phương trình phản ứng). Kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng,
hóa dưỡng hữu cơ vì nguồn chất cho là glucôzơ và chất nhận cuối cùng là oxi phân tử.
- Trong điều kiện kị khí ở nhiệt độ và và pH phù hợp, nấm men rượu sử dụng glucôzơ để
lên men rượu (viết phương trình phản ứng). Kiểu dinh dưỡng là hóa dị dưỡng, hóa
dưỡng hữu cơ vì nguồn cho electron và nhận electron cuối cùng là NADH và
axetandehit.
1.
- Trong sản xuất sinh khối tế bào người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục.
- Làm cho tốc độ sinh trưởng riêng của vi sinh vật cao nhất trong điều kiện cụ thể và
kiểm soát được, do đó thu hoạch lượng sinh khối cao nhất
- Có thể nghiên cứu cụ thể sự thay đổi cơ chất, sản xuất các chất trao đổi với hoạt tính
mong muốn, tiết kiệm.
2. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào giống, tuổi giống, và thành phần môi trường.
3. Do penixilin sẽ ức chế sự tổng hợp thành peptidoglycan của vi khuẩn lactic → vi
khuẩn lactic không sinh trưởng phát triển được → không lên men sữa chua được
1. Virut HIV tổng hợp ARN: ARN của virut HIV là mạch + không dùng làm khuôn
tổng hợp mARN mà phải:
- Nhờ có enzim phiên mã ngược mang theo (reverse transcriptaza) xúc tác để tổng hợp 1
sợi ADN bổ sung trên khuôn ARN thành chuỗi ARN / ADN, sau đó mạch ARN bị phân
giải.
- Sợi ADN (-) bổ sung lại được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch ADN (+) tạo ADN
mạch kép, sau đó ADN kép chui vào nhân và cài xen vào NST của tế bào chủ.
- Tại nhân, nhờ enzim ARN polimeraza của tế bào chủ, chúng tiến hành phiên mã, tạo
hệ gen ARN của virut và dịch mã tạo prôtêin capxit (prôtêin vỏ), prôtêin enzim sau đó
lắp ráp tạo virut mới rồi chui qua màng sinh chất ra ngoài.
2.
a.
- Virut có thể dùng làm thuốc trừ sâu là: virut baculo, trong đó virut nhân đa diện NPV
(nucleopolyhedrovirus) là các virut có thể kí sinh và giết chết côn trùng.
- Người ta nhiễm các virut này vào sâu nuôi nhân tạo để cho chúng nhân lên, sau đó
nghiền, lọc bỏ bã, thu dịch chứa virut để làm thuốc trừ sâu.
b.

8

0,25

0,50
0,25
0,25

0,50

0,50

0,25
0,50
0,50
0,25
0,50

0,25

0,25

0,50

0,25
0,25

- Virut là kí sinh nội bào bắt buộc nhưng trong trường hợp này chúng vẫn tồn tại ngoài
tế bào trong thời gian dài là vì virut hình thành các thể bọc có bản chất prôtêin. Mỗi thể
bọc có nhiều virion nên được bảo vệ trong môi trường tự nhiên ngoài tế bào.
- Khi sâu ăn thức ăn chứa thể bọc, tại ruột có pH kiềm, thể bọc sẽ phân rã, giải phóng
virion. Virion xâm nhập và nhân lên ở tế bào thành ruột sau đó lan đến nhiều mô và cơ
quan khác.
10
(2 điểm)

1.
- Intefenol có bản chất là protein chống vi rút được sinh ra từ tế bào nhân thực đáp ứng
lại sự lây nhiễm vi rút.
- Tính chất: bền vững với nhiều loại enzim, kém bền trước axit, bị phân giải bởi
proteaza, phân huỷ bởi nhiệt độ, có khả năng cản trở sự nhân lên của vi rút nhưng không
tác dụng đặc hiệu với từng loại vi rút .
- Sự hình thành: Khi vi rút xâm nhập tế bào chủ sẽ kích thích gen của tế bào chủ sản xuất
ra protein.
- Cơ chế tác động: Khi tế bào bị lây nhiễm sản xuất Intefenol chúng có thể gây tác dụng
ngay trong tế bào đó hoặc thấm sang các tế bào lân cận có khả năng ức chế hoạt động
của các gen, cản trở sự nhân lên của các virut.
2.
- Các tế bào, mô bị tổn thương hoặc bị nhiễm trùng tiết ra các phân tử gây kích thích giải
phóng thêm các bạch cầu trung tính từ tủy xương → số lượng bạch cầu trong máu tăng
cao nhằm tăng cường hiện tượng thực bào.
- Một số độc tố sinh ra do các mầm bệnh và các chất gọi là chất gây sốt (pyrogen) kích
thích các đại thực bào tiết intơlơkin (IL.1) vào máu, tới vùng dưới đồi kích thích vùng
này tạo protagladin làm tăng nhiệt độ.
- Sốt là cơ chế bảo vệ tự nhiên, sự tăng thân nhiệt có thể tăng cường sự thực bào, làm
tăng tốc độ các phản ứng hóa học giúp tăng sửa chữa mô, tăng phản ứng enzym phân
hủy vi sinh vật.
--------------Hết--------------Người ra đề
( Họ và tên)

ĐÀO THỊ THANH HƯƠNG
Điện thoại liên hệ: 0905 289 619

9

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,50