Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Lê Qúy Đôn - Bình Định, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:42:56 | Được cập nhật: 4 tháng 5 lúc 21:45:56 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 582 | Lượt Download: 18 | File size: 0.262516 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi gồm 10 câu, 04 trang)

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN
KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
LẦN THỨ XI, NĂM 2018
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC LỚP 10
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm) Thành phần hóa học tế bào
a) Hãy trình bày cấu trúc của các nhóm chức được xem là chìa khóa cho sự hoạt động
chức năng của các phân tử sinh học? Lấy ví dụ một chất điển hình cho từng nhóm chức đó?
b) Cho hình sau:

Hình trên mô tả hoạt động của phức hệ gì? Phức hệ này có cơ chế hoạt động như thế nào?
Câu 2: (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào
Người ta đưa các tế bào động vật có cùng nồng độ các chất tan vào dung dịch NaCl có
nộng độ khác nhau, quan sát thấy hiện tượng như sau:
NaCl 0,3M
NaCl 0,2M
NaCl 0,15M
NaCl 0,1M
NaCl 0,05M
NaCl 0,02M
Tế bào giảm
Tế bào giảm
Tế bào giảm
Tế bào tăng
Tế bào tăng
Tế bào tăng
kích thước
kích thước
kích thước
kích thước
kích thước
kích thước
Giải thích hiện tượng trên. Nếu đưa tế bào có cùng nồng độ các chất với tế bào đó vào
dung dịch saccarozơ 0,3M thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? Biết thí nghiệm tiến hành ở cùng điều kiện
nhiệt độ với thí nghiệm trên.
Câu 3: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa)
1. Cho đồ thị sau: (EA: năng lượng hoạt hóa; G: Năng lượng tự do)

a) Nội dung chính mà đồ thị trên muốn diễn đạt là gì?
Trang 1/4

b) Dựa vào đồ thị trên hãy cho biết: Enzim xúc tác cho các phản ứng theo cơ chế nào? Nêu
rõ cơ chế tác dụng này?
2. Bằng cách nào có thể xác định được các axit amin có vai trò quan trọng trong trung tâm
hoạt động của enzim?
Câu 4: (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa)
a) Một chất X có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvin làm chu trình
ngừng lại. Nếu xử lý các tế bào đang quang hợp bằng chất X thì lượng oxi tạo ra từ các tế bào
này thay đổi như thế nào? Giải thích?
b) ATP được tạo thành bởi những bào quan nào, theo những phương thức nào? Cơ chế tạo
ATP theo những phương thức đó?
Câu 5: (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành)
Một chất truyền tin thứ hai dùng phổ biến trong tế bào gây nên các đáp ứng như co cơ, dẫn
truyền thần kinh, phân chia tế bào…
a) Hãy cho biết đó là chất nào? Cho biết các giai đoạn của quá trình truyền tin theo cách
này?
b) Hãy thiết kế thí nghiệm để kiểm chứng nhận định của bạn về chất truyền tin đó?
Câu 6: (2,0 điểm) Phân bào
a) Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể và hàm
lượng ADN của nhân tế bào khi một tế bào vừa trải qua phân chia nguyên phân, giải thích?

Chú thích: Cell cycle = Chu kỳ tế bào; Relative DNA amount = Hàm lượng tương đối của ADN.
b) Ở tế bào nhân thực, quá trình nguyên phân có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì đặc
tính di truyền của tế bào từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giải thích tại sao, quá trình tiến hóa “bỏ
Trang 2/4

qua” mô hình nguyên phân theo hình thức chia đôi bộ nhiễm sắc thể 2n của một tế bào thành 2 tế
bào con 1n, sau đó từ mỗi tế bào con 1n nhân đôi bộ nhiễm sắc thể để hình thành hai tế bào lưỡng
bội 2n?
Câu 7: (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV
1. Nhiều loài vi khuẩn này đều có khả năng hình thành màng nhày (capsule) bên ngoài
thành tế bào, đó là một lớp vật chất dạng keo, có độ dày bất định.
a) Màng nhày có bản chất hóa học như thế nào?
b) Hãy cho biết một số chức năng của màng nhày ở tế bào vi khuẩn. Từ đó, hãy giải thích
tại sao các vi khuẩn gây bệnh sẽ có độc lực mạnh hơn khi hình thành màng nhày?
2. Helicobacter pylori là một vi khuẩn Gram âm gây bệnh tiêu chảy, loét dạ dày và tá
tràng. Chúng có khả năng cư ngụ ở những môi trường khắc nghiệt bên trong các hốc của dạ dày
do tự sản xuất một số yếu tố gây độc. Ở giai đoạn đầu của quá trình lây nhiễm, H. pylori tiết
urease hoạt động giống như một đệm pH giúp chúng sống sót được trong môi trường axit. Urease
đồng thời biến đổi lớp nhày của dạ dày bằng cách làm giảm độ nhớt, qua đó thúc đẩy sự xâm
nhập của vi khuẩn qua tế bào biểu mô. Một yếu tố gây độc khác của H. pylori là hệ thống tiết
kiểu IV (type-IV); hệ thống này có khả năng xuyên màng tế bào chủ và bơm độc tố vi khuẩn vào
trong tế bào biểu mô của vật chủ như hình dưới.
Mỗi phát biểu dưới đây là đúng hay sai? Giải thích.
(1) H. pylori thuộc nhóm vi khuẩn chịu axit, không phải vi khuẩn ưa axit.
(2) Nồng độ CO2 và amôniăc trong dạ dày tương quan với mức phổ biến của H. pylori.
(3) Trước khi tiêm độc tố, H. pylory có thể nhận biết đặc hiệu tế bào biểu mô.
(4) Hệ thống tiết kiểu IV của H. pylori giống với lông roi của trùng roi (Paramecium).
Câu 8: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
a) Nuôi cấy Escherichia coli trong môi trường với nguồn cung cấp cacbon là fructôzơ và
sorbitol, thu được kết quả như bảng dưới đây:
Giờ
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2
2
4
6
8
8
10
14
18
Số lượng tế bào vi 10
10 10 10 10
10
10
10
10
1022
khuẩn
Hãy nhận xét về đường cong sinh trưởng và giải thích quá trình sinh trưởng của quần thể
vi khuẩn.
b) Trong nuôi cấy vi khuẩn, khi nào pha tiềm phát bị kéo dài và khi nào được rút ngắn?
Câu 9: (2,0 điểm) Virút
a) Bằng cách này hay cách khác, virut đưa vật chất di truyền của nó vào tế bào chủ. Sau
đó, axit nucleic của virut điều khiển bộ máy sinh tổng hợp của tế bào chủ tổng hợp các protein
cần thiết cho sự tạo thành virus mới, gồm các protein sớm và protein muộn. Hãy cho biết sự khác
nhau của hai nhóm protein này.
b) Virut tồn tại trên Trái Đất hàng tỉ năm nhưng chúng bắt nguồn từ đâu, cho đến nay vẫn
chưa có lời giải đáp. Hiện nay có những giả thuyết nào về nguồn gốc của virut?
Câu 10: (2,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch
1. Các nhà khoa học Viện Stowers về Nghiên cứu Y khoa (Mỹ) phát hiện rằng trong các tế
bào não của ruồi giấm, có các protein có thể thay đổi hình dạng và tích tụ được gọi là Obr2 liên
quan đến sự lưu giữ trí nhớ lâu dài ở ruồi giấm. Nhà thần kinh học Kausik Si và các đồng nghiệp
đã sử dụng một thủ thuật di truyền để làm bất hoạt protein Orb2, kết quả cho thấy trí nhớ của ruồi
giấm đực đã bị giảm đi. Các nhà khoa học gọi đây là một protein giống prion (prion–like
protein).
Trang 3/4

a) Hãy nêu những đặc điểm của prion ủng hộ cho tên gọi này.
b) Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh
nhiễm trùng khác được không? Tại sao?
2. Kháng thể là các protein hòa tan, được tạo ra bởi các tế bào B và các tương bào để đáp
lại các kháng nguyên từ bên ngoài, là nền tảng của đáp ứng miễn dịch thể dịch. Sự gắn các kháng
thể với các kháng nguyên có thể cản trở chức năng của mầm bệnh theo nhiều cách. Hãy cho biết
các cơ chế loại thải kháng nguyên qua kháng thể.
------------------HẾT-----------------Người ra đề:
1. Nguyễn Ngọc Cảnh (01658969708)
[email protected]
2. Đặng Văn Tẫn

Trang 4/4