Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Hạ Long - Quảng Ninh, đề đề xuất) (Có hướng dẫn chấm)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:25:21 | Được cập nhật: hôm qua lúc 2:24:16 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 715 | Lượt Download: 26 | File size: 0.0896 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊNVÙNG
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Trường THPT chuyên Hạ Long
Quảng Ninh

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LẦN THỨ XI
MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Ngày thi: 18/04/2018
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề này có 10 câu; gồm 03 trang)

ĐỀ ĐỀ XUÂT
Câu 1: (2,0 điểm)
Nêu các chức năng của prôtêin trong tế bào và cơ thể. Cho ví dụ với mỗi chức năng.
Câu 2: (2,0 điểm)
a. Vì sao tế bào bình thường không thể gia tăng mãi về kích thước? Trong điều kiện nào
thì chọn lọc tự nhiên có thể làm cho sinh vật đơn bào gia tăng kích thước?
b. Nêu các chức năng chủ yếu của lưới nội chất. Cho một ví dụ về một loại tế bào ở người
có lưới nội chất hạt phát triển; một loại tế bào có lưới nội chất trơn phát triển. Giải thích
chức năng của mỗi loại tế bào này?
Câu 3: (2 điểm)
a. Hãy cho biết những điểm giống nhau về quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm,
diễn ra ở màng sinh chất của vi khuẩn hiếu khí, màng trong ti thể và màng tilacoit của lục
lạp? Ý nghĩa của những điểm giống nhau đó?
b. Hãy cho biết nhận định sau đây đúng? Nhận định nào sau đây sai? Nếu sai hãy giải
thích.
I. Trong hô hấp tế bào, chu trình Krebs xảy ra trong chất nền của ti thể.
II. Trong điều kiện có ôxi hay không có ôxi thì quá trình đường phân vẫn xảy ra.
III. Tất cả các prôtêin tham gia vào chuỗi chuyền êlectron ở màng trong ti thể đều do gen
trong ti thể quy định và được tổng hợp bởi ribôxôm của ti thể.
IV. Một số enzim của chuỗi chuyền êlectron do gen trong ti thể qu định, các phân tử
mARN phiên mã từ các gen này được chuyển ra tế bào chất để dịch mã.
Câu 4: (2,0 điểm)
a. Phương trình nào sau đây phản ánh đúng bản chất của quá trình quang hợp ở thực vật?
Viết phương trình tổng quát của pha sáng và pha tối của quang hợp ? Nếu sử dụng CO 2 có
18
O làm nguyên liệu cho quang hợp thì 18O sẽ xuất hiện trong sản phẩm nào của quang
hợp?
Phương trình 1: 6CO2 + 6H2O + quang năng → C6H12O6 + 6O2.
Phương trình 2: 6CO2 + 12H2O + quang năng → C6H12O6 + 6H2O + 6O2.
b. Phân biệt chất ức chế cạnh tranh và chất ức chế không cạnh tranh của một enzim? Nếu
chỉ có chất ức chế và cơ chất cùng với các dụng cụ để xác định hoạt tính của enzim thì làm
thế nào có thể phân biệt được hai loại chất ức chế nêu trên?
Câu 5: (2,0 điểm)
a. Nêu những điểm khác nhau về cấu trúc và hoạt động của thụ thể kết cặp G-prôtêin và
thụ thể kinase-tyrôsin.
1

b. Thực hành:
* Thí nghiệm 1:
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm, tiếp tục nhỏ 5 giọt thuốc thử iot
vào ống nghiệm này, lắc nhẹ. Hơ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Nêu hiện tượng xảy
ra và giải thích.
* Thí nghiệm 2:
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm 1, đun sôi 10 phút trên ngọn lửa
đèn cồn, chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt phêlinh vào ống nghiệm 1. Nêu hiện tượng và giải
thích.
- Cho 5ml dung dịch hồ tinh bột (loãng) vào ống nghiệm 2, cho thêm 10 giọt HCl sau đó
đun sôi 10 phút trên ngọn lửa đèn cồn, chờ cho nguội, nhỏ 5 giọt phêlinh vào ống nghiệm
này. Nêu hiện tượng và giải thích.
Câu 6: (2,0 điểm)
a. Nêu sự khác nhau giữa vi ống thể động và vi ống không thể động? Cho biết vai trò của
từng loại vi ống trong phân bào?
b. Trong điều trị ung thư bằng hóa trị liệu, người ta sử dụng chất vinblastine (tách chiết từ
cây dừa cạn) để phân giải các vi ống. Tuy nhiên bệnh nhân khi được điều trị theo phương
pháp này thường xuất hiện các tác dụng phụ như: nôn mửa, rụng tóc, ảnh hưởng hoạt động
của hệ thần kinh. Hãy giải thích nguyên nhân?
Câu 7: (2,0 điểm)
a. Cho biết nguồn cacbon, chất nhận êlectron cuối cùng ở vi khuẩn nitrat hóa (Nitrobacter)
và vi khuẩn lên men lactic đồng hình (Streptcoccus lactic).
b. Trong nhuộm Gram, người ta thực hiện các bước lần lượt như sau:
I. Cố định tiêu bản.
II. Nhuộm bằng tím kết tinh.
III. Xử lí tiêu bản bằng lugol.
IV. Xử lí tiêu bằng cồn hoặc axêtôn.
V. Nhuộm bổ sung bằng thuốc nhuộm phụ màu hồng.
- Trường hợp 1: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng lugol. Kết quả nhuộm sẽ như thế
nào? Giải thích.
- Trường hợp 2: Một học sinh quên xử lí tiêu bản bằng cồn. Kết quả nhuộm sẽ như thế
nào? Giải thích.
Câu 8: (2,0 điểm)
Cho 4 chủng vi khuẩn sau:
Vibrio cholerae; Bacillus subtilis; Clostridium sp; E.coli.
Mỗi chủng đã cho được nuôi cấy trong một ống nghiệm
chứa môi trường dinh dưỡng bán lỏng. Hãy cho biết, mỗi
ống nghiệm ở hình bên ứng với mỗi chủng vi khuẩn nào
nói trên? Giải thích.
Câu 9: (2,0 điểm)
2

a. Vì sao HIV chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu limpho T-CD 4 ở người? Cho biết nguồn
gốc của lớp vỏ ngoài và vỏ trong của HIV?
b. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phage T4 và HIV về cấu tạo và đặc điểm lây nhiễm vào tế
bào chủ?
Câu 10: (2,0 điểm)
a. Phần lớn các vi khuẩn gây bệnh ở người đều thích ứng tốt với điều kiện pH 7,35 – 7,45.
Giả sử xuất hiện một chủng vi khuẩn gây bệnh sinh trưởng tối ưu trong điều kiện pH thấp.
Chủng vi khuẩn này có dễ lây nhiễm cho con người hay không? Giải thích.
b. Hệ thống miễn dịch ở người có thể đáp ứng bằng hình thức miễn dịch chủ yếu nào với
sự xuất hiện của các tế bào ung thư? Giải thích.
---------Hết--------

3