Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên ĐHSP, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:35:30 | Được cập nhật: 4 tháng 5 lúc 21:30:12 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 952 | Lượt Download: 24 | File size: 0.068414 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP
ĐỀ NGUỒN

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2018
Môn: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi:
(Đề thi gồm 3 trang)

HÓA SINH TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 1. 2 điểm
a. Tất cả các loại lipid đều có 1 đặc tính chung, đó là đặc tính nào? Chỉ ra chức
năng quan trọng nhất của 2 loại lipid có chứa acids béo.
b. Các acid béo no và không no có mặt ở các tế bào sinh vật thích nghi với điều
kiện nhiệt độ khác nhau như thế nào? Giải thích sự khác biệt ấy.
c. Chỉ ra những đặc tính giúp acids nucleic đóng vai trò là vật chất di truyền của
sinh vật?
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 2. 2 điểm
a. Trong tế bào, các bào quan nào chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc? Phân
biệt cơ chế giải độc của mỗi loại bào quan đó?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều
loại thuốc kháng sinh và thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – 2 CÂU – 4 ĐIỂM
Câu 3. 2 điểm
a.Vẽ sơ đồ tóm tắt chu trình Calvin, chỉ rõ lượng ATP và NADPH đã sử dụng
để tạo ra một phân tử glucose. Tại sao nói rằng glucose là nguồn năng lượng có
giá trị cao?
b. ATP là một phân tử cao năng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho
các quá trình tổng hợp. Chỉ ra ít nhất 2 nguồn năng lượng có thể cung cấp cho
quá trình tổng hợp ATP.
Câu 4. 2 điểm
a. Chất DNP được một số thầy thuốc sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo trong
những năm 1940, nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do một vài bệnh nhân bị
tử vong. Hãy giải thích tại sao DNP có thể giúp giảm béo nhưng có thể gây tử
vong cho người dùng?

b. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào
chết, vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate,
vì sao?
TRUYỀN TIN TẾ BÀO - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 5. 2 điểm
Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò
của hệ thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của
các phân tử quan trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol
(DAG).
a. Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca 2+. Khi
một xung tín hiệu truyền dọc sợi trục của tế bào thần kinh đến chùy synapse, tín
hiệu sẽ tác động đầu tiên đến thụ thể bắt cặp G-protein, hãy mô tả con đường
khiến Ca2 trong các bể chứa được giải phóng ra ngoài tế bào chất để xung thần
kinh được liên tục.
b. Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa các thụ thể màng sinh chất và thụ thể tế bào
chất trong các con đường truyền tin.
PHÂN BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 6. 2 điểm
a. Trình bày vai trò của các loại vi ống trong quá trình phân chia tế bào? (1
điểm)
b. Thế nào là sự cố đầu mút và cách khắc phục sự cố đầu mút của các tế bào
sinh dục?
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO VI SINH VẬT. CHUYỂN HÓA
VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VSV – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 7. 2 điểm
a. Phân biệt cấu trúc và cơ chế hoạt động của roi bơi vi khuẩn và roi bơi tế bào
nhân thực?
b. Ở vi sinh vật, có 2 con đường tạo ra pyruvate khác nhau, sự khác nhau căn
bản giữa 2 con đường ấy là gì? Sự khác nhau căn bản nhất giữa phương thức
hóa tổng hợp vô cơ và hô hấp kị khí là gì?
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN VI SINH VẬT – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 8. 2 điểm

a. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích
diệt khuẩn. Tuy nhiên, tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin
trong khi đó chúng khó có thể biến đổi để chống lại ethanol?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, các tế bào vi
khuẩn ở giai đoạn sau pha cân bằng sẽ như thế nào? Giải thích.
VIRUS – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 9. 2 điểm
a. Chỉ ra các bước của quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể người, từ mỗi
bước đó hãy đưa ra hướng điều trị khả thi.
b. Chỉ ra các đặc điểm của viroid để thấy rằng chúng không phải là virus mà chỉ
là tác nhân gây bệnh nhỏ hơn virus.
MIỄN DỊCH HỌC - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 10. 2 điểm
a. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do tại sao điều trị bằng liệu pháp
tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng
theo đường uống?
b. Dựa trên cơ chế gây bệnh của HIV và virus cúm, vẽ đồ thị tương đối chỉ ra số
lượng của mỗi nhóm virus này trong cơ thể người theo thời gian, giải thích sự
khác biệt.
Đề thi gồm 10 câu
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Giáo viên ra đề

ThS. Nguyễn Thành Công
ĐT: 0986093886

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP

DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2018

ĐÁP ÁN ĐỀ NGUỒN

Môn: SINH HỌC 10
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đáp án gồm 11 trang)

HÓA SINH TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 1. 2 điểm
1.1. Tất cả các loại lipid đều có 1 đặc tính chung, đó là đặc tính nào? Chỉ ra cấu
trúc và chức năng quan trọng nhất của 2 loại lipid có chứa acids béo.
1.2. Các acid béo no và không no có mặt ở các tế bào sinh vật thích nghi với
điều kiện nhiệt độ khác nhau như thế nào? Giải thích sự khác biệt ấy.
1.3. Chỉ ra những đặc tính giúp acids nucleic đóng vai trò là vật chất di truyền
của sinh vật?
HDC
a
- Tất cả các loại lipid đều có một đặc tính chung đó là tính kị nước.

0,25 điểm

- Loại lipid có chứa axit béo thứ nhất là triglycerids (triacyl glycerol)
trong thành phần chứa 1 gốc glycerol liên kết với 3 gốc axit béo nhờ liên 0,25 điểm
kết este. Loại lipid này đóng vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Loại lipid chứa axit béo thứ hai là phospholipid, trong cấu trúc của phân
tử có 1 gốc glycrol liên kết với 2 axit béo, một gốc phosphate - gốc
phosphate có thể liên kết với một nhóm ưa nước khác như choline hoặc 0,25 điểm
acetyl choline. Chức năng của loại lipid này là tham gia cấu tạo nên màng
tế bào.
b
- Axit béo không no, trong cấu trúc có nối đôi, chúng cấu tạo nên
phospholipid xuất hiện ở màng sinh chất của tế bào thích nghi với điều 0,25 điểm
kiện nhiệt độ thấp, vì sự có mặt của nối đôi cản trở sự đông đặc lipid bởi
nhiệt độ thấp và bảo vệ cấu trúc của màng.
- Axit béo no, trong cấu trúc chỉ có nối đơn, chúng cấu tạo nên 0,25 điểm

phospholipid xuất hiện ở màng sinh chất của các tế bào thích nghi với điều
kiện nhiệt độ cao, chúng có chức năng duy trì tính ổn định của màng trong
điều kiện nhiệt độ cao và chuyển động nhiệt xảy ra mạnh.
c
- Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, trong cấu trúc có một
chuỗi kéo dài gồm nhiều đơn phân nucleotide liên kết với nhau tạo nên sự

0,25 điểm

đa dạng về trình tự và qua đó CHỨA THÔNG TIN di truyền.
- Thông tin di truyền chứa trong phân tử axit nucleic có thể được sử dụng
để tạo ra các sản phẩm trong tế bào trên một quy mô lớn là các phân tử 0,25 điểm
protein - thực hiện các hoạt động sống.
- Phân tử có thể được nhân đôi để tạo ra các bản sao làm thông tin được
sao chép, từ sự sao chép các phân tử, thông tin được phân chia về các tế 0,25 điểm
bào con thông qua quá trình phân bào và thông tin được di truyền.
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 2. 2 điểm
a. Trong tế bào, các bào quan nào chịu trách nhiệm cho quá trình giải độc,
chúng tập trung ở các tế bào nào? Phân biệt cơ chế giải độc của mỗi loại bào
quan đó?
b. Tại sao việc lạm dụng thuốc an thần có thể dẫn đến giảm hiệu quả của nhiều
loại thuốc kháng sinh và thuốc có ích khác trong điều trị bệnh?
HDC
a.
Trong tế bào, hai bào quan chịu trách nhiệm về quá trình giải độc là lưới 0,25 điểm
nội chất trơn và peroxisome.
Cơ chế giải độc của lưới nội chất trơn: Các chất độc, các thuốc sau khi
được đưa vào tế bào được đưa vào lưới nội chất trơn, các enzyme gắn

0,5 điểm

thêm gốc hydroxyl vào chất độc để tăng tính tan và bị đẩy ra khỏi tế bào.
Cơ chế giải độc của peroxisome: Trong peroxisome có các tinh thể
enzyme oxy hóa khử, phân cắt các peroxide hoặc các superoxide một cách

0,5 điểm

an toàn mà không để các chất độc ấy lan ra tế bào chất.
b.

0,5 điểm

- Khi lạm dụng thuốc an thần và các chất kích thích trong một thời gian
dài các tế bào phải tiến hành đào thải các chất này nhờ hoạt động tích cực
của lưới nội chất trơn, đồng thời để thích nghi với sự có mặt của thuốc,
các tế bào tăng cường tổng hợp lưới nội chất trơn.
- Khi bị ốm và điều trị bằng thuốc kháng sinh, hiệu quả điều trị bằng
kháng sinh giảm đáng kể vì hoạt động mạnh mẽ của hệ thống lưới nội chất 0,25 điểm
trơn đã được “luyện tập” trước đó.
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG – 2 CÂU – 4 ĐIỂM
Câu 3. 2 điểm
a.Vẽ sơ đồ tóm tắt chu trình Calvin, chỉ rõ lượng ATP và NADPH đã sử dụng
để tạo ra một phân tử glucose, từ đó giải thích tại sao nói rằng glucose là nguồn
năng lượng có giá trị cao?
b. ATP là một phân tử cao năng quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho
các quá trình tổng hợp. Chỉ ra ít nhất 2 nguồn năng lượng có thể cung cấp cho
quá trình tổng hợp ATP.
HDC
a.
Vẽ được sơ đồ chu trình Calvin và chỉ ra để cần tổng hợp 1 glucose cần

0,5 điểm

tiêu thụ 12 NADPH và 18 ATP
Phân tử càng dự trữ nhiều thế năng thì năng lượng và lực khử cần để hình
thành phân tử đó càng lớn. Glucose là một nguồn năng lượng có giá trị do
nó dễ bị khử, dự trữ nhiều thế năng trong các electron của nó. Để khử CO 2

0,5 điểm

thành glucose thì cần tới 18ATP và 12 NADPH, một số lượng rất lớn năng
lượng và lực khử.
b. Thí sinh trả lời được 2 trong 3 nguồn dưới đây đều được điểm tối đa.
- Nguồn 1: Quang năng có trong ánh sáng mặt trời -- chuỗi vận chuyển
điện tử quang hợp -- Sự chênh lệch gradient H + (PMF) giữa 2 phía của

0,5 điểm

màng thylacoid -- ATP synthase -- ATP. Quá trình tượng tự có thể xảy ra
ở các vi sinh vật quang hợp.
- Nguồn 2: Phản ứng oxy hóa khử từ các hợp chất vô cơ -- chuỗi vận
chuyển điện tử trên màng tế bào -- chênh lệch gradient H + (PMF) giữa 2
phía của màng thylacoid -- ATP synthase -- ATP: Quá trình nảy xảy ra

0,5 điểm

trên màng của tế bào vi sinh vật hóa tổng hợp.
- Nguồn 3: Từ chất hữu cơ của sinh vật khác -- NADH -- chuỗi truyền
electron hô hấp (trên màng tế bào hoặc màng trong ti thể) -- PMF -- ATP
synthase: ATP: Quá trình này xảy ra trong quá trình hô hấp tế bào.
Câu 4. 2 điểm
a. Chất DNP được một số thầy thuốc sử dụng để giúp bệnh nhân giảm béo trong
những năm 1940, nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do một vài bệnh nhân bị
tử vong. Hãy giải thích tại sao DNP có thể giúp giảm béo nhưng có thể gây tử
vong cho người dùng?
b. Trong quá trình chuyển hóa glucose, sự có mặt của cyanide có thể làm tế bào
chết, vì sao? Ở nồng độ thấp hơn nó dẫn đến chuyển hóa glucose thành lactate,
vì sao?(1 điểm)
HDC
a.
- Cơ chế giảm béo của DNP được thực hiện như sau: Sau khi xâm nhập
vào trong ti thể, DNP gắn trên màng trong ti thể tạo ra một kênh cho phép
các proton đi từ không gian gian màng vào trong chất nền ti thể, PMF
được tạo thành bởi chuỗi vận chuyển electron hô hấp sẽ không được sử
dụng vào sản xuất ATP ở ATP synthase mà bị đẩy vào trong chất nền ti

0,5 điểm

thể một cách vô ích qua DNP, cơ thể tiêu thụ nhiều nguyên liệu hô hấp mà
không tạo ra năng lượng ATP nên giảm béo.
- Việc cơ thể tiêu thụ một lượng lớn chất dự trữ mà không thu được ATP
khiến cơ thể thiếu hụt nghiêm trọng ATP cho các hoạt động sống bình
thường. Đồng thời, do ATP không được tạo ra từ PMF nên năng lượng
được giải phóng dưới dạng nhiệt làm tăng thân nhiệt lên quá mức. Các

0,5 điểm

nguyên nhân trên dẫn tới nguy cơ tử vong cao đối với người sử dụng
thuốc.
b.
- Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi
vận chuyển điện tử hô hấp, do vậy nó ức chế quá trình vận chuyển điện tử
và khi hàm lượng vượt quá mức cho phép khiến nhiều tế bào không đủ

0,5 điểm

cung cấp năng lượng cho hoạt động của mình sẽ chết
Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu
thụ được NADH và FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD +, chất này cạn
kiệt sẽ ức chế chu trình Krebs

0,5 điểm

Tuy nhiên, quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra vì NADH mà nó tạo ra
được dùng để chuyển hóa pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2
TRUYỀN TIN TẾ BÀO - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 5. 2 điểm
Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò
của hệ thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của
các phân tử quan trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol
(DAG).
a. Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca 2+. Khi
một xung tín hiệu truyền dọc sợi trục của tế bào thần kinh đến chùy synapse, tín
hiệu sẽ tác động đầu tiên đến thụ thể bắt cặp G-protein, hãy mô tả con đường
khiến Ca2 trong các bể chứa được giải phóng ra ngoài tế bào chất để xung thần
kinh được liên tục.
b. Chỉ ra sự khác biệt căn bản giữa các thụ thể màng sinh chất và thụ thể tế bào
chất trong các con đường truyền tin.
HDC
a.
- Hai vị trí trong tế bào chất duy trì nồng độ Ca2+ cao bao gồm: Lưới nội

0,25 điểm

chất trơn (SER) và ty thể
- Khi tín hiệu tác động đến thụ thể bắt cặp G-protein, G-protein bị
phosphoryl hóa và hoạt hóa phospholipase C
- Enzyme phospholipase C thủy phân phospholipid trên màng tạo ra DAG
và IP3 là chất truyền tin thứ 2

0,25 điểm
0,25 điểm

- IP3 gắn vào kênh Ca2+ trên màng RER và hoạt hóa kênh, Ca2+ sẽ chuyển
từ xoang RER vào tế bào chất và kích hoạt các con đường truyền tín hiệu

0,25 điểm

thần kinh tiếp theo
b.

0,5 điểm

- Các thụ thể màng tế bào là các thụ thể lớn, tiếp nhận các phân tử tín hiệu
không tan trong lipid mà tan trong nước, quá trình truyền tin phải có các
phân tử tín hiệu thứ cấp.
- Các thụ thể tế bào chất thường là các thụ thể tiếp nhận các phân tử tín
hiệu tan trong lipid, các tín hiệu này đi qua màng, liên kết đặc hiệu với thụ
thể tạo thành phức hệ có khả năng đi vào trong nhân, nó thường là các

0,5 điểm

nhân tố phiên mã, quá trình này không cần đến các phân tử tín hiệu thứ
cấp.
PHÂN BÀO – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 6. 2 điểm
a. Trình bày vai trò của các loại vi ống trong quá trình phân chia tế bào? (1
điểm)
b. Thế nào là sự cố đầu mút và cách khắc phục sự cố đầu mút của các tế bào
sinh dục? (1 điểm)
HDC
a.
- Vi ống thể động đóng vai trò dẫn đường cho NST, phối hợp với thể động
để di chuyển NST và về hai cực của tế bào trong kỳ sau của các quá trình

0,5 điểm

phân bào.
- Vi ống không thể động đóng vai trò đẩy tế bào kéo dài về 2 phía, tạo
điều kiện cho sự phân cắt tế bào thành 2 tế bào con.

0,5 điểm

b.
- Sự cố đầu mút là hiện tượng xảy ra trong quá trình tái bản của phân tử
ADN mạch kép, dạng thẳng. Sau quá trình tái bản, đoạn mồi ở đầu tận
cùng của phân tử ADN bị loại bỏ nhưng không được bổ sung bằng đoạn

0,5 điểm

ADN thay thế. Theo thời gian, đầu mút các phân tử ADN con sẽ bị ngắn
dần.
- Khắc phục ở tế bào sinh dục: Tái bản đoạn cuối cùng nhờ telomerase với
cơ chế như sau:
Trong phân tử telomerase có một phân đoạn ARN, enzyme này bám vào
phần cuối của phân tử ADN và sử dụng đoạn ARN của mình làm khuôn,
tổng hợp kéo dài mạch gốc của ADN thêm một đoạn nữa. Nhờ đoạn ADN
kéo dài này, các phân tử ADN polymerase, ADN ligase hoạt động tổng

0,5 điểm

hợp bổ sung đoạn mạch bù lại đoạn mồi bị cắt.
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG TẾ BÀO VI SINH VẬT – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VSV – 1 CÂU – 1
ĐIỂM
Câu 7. 2 điểm
a. Phân biệt cấu trúc và cơ chế hoạt động của roi bơi vi khuẩn và roi bơi tế bào
nhân thực?
b. Ở vi sinh vật, có 2 con đường tạo ra pyruvate khác nhau, sự khác nhau căn
bản giữa 2 con đường ấy là gì? Sự khác nhau căn bản nhất giữa phương thức
hóa tổng hợp vô cơ và hô hấp kị khí là gì?
HDC
a.
- Roi bơi nhân thực có nguồn gốc từ trung thể, có cấu trúc 9+2 bộ đôi vi
ống được bao bọc bởi màng sinh chất, giữa các vi ống được lấp đầy bởi tế
bào chất, các bộ đôi vi ống được nối với nhau nhờ các protein động cơ

0,5 điểm

(cầu nối dynein). Các protein động cơ có thể sử dụng ATP khiến roi bơi
vận động kiểu xoắn hay đập mái chèo.
- Roi bơi nhân sơ được tạo bởi cấu trúc thể gốc, bao và thân roi. Thân roi
được tạo bởi các tiểu phần flagellin, thể gốc gồm nhiều vòng protein khác
nhau (tùy loại vi khuẩn gram âm hay gram dương). Hoạt động của roi bơi

0,5 điểm

nhân sơ được thực hiện nhờ dòng vận động của proton chảy qua thể gốc
làm quay roto, việc quay roto dẫn tới thân roi được vận động.
- Hai con đường tạo ra pyruvate khác nhau ở sinh vật bao gồm con đường
đường phân (Embden - Mayerhof) và con đường Entner – Doudoroff và
con đường Entner – Doudoroff tạo ra G6P và KDPG rồi tạo thành

0,5 điểm

pyruvate, trong khi đường phân tạo thành 2 pyruvates theo một con đường
tạo ra frutose 1,6 diphosphate
- Hóa tổng hợp là quá trình đồng hóa (tổng hợp), hô hấp kị khí là quá trình
dị hóa (phân giải). Hóa tổng hợp sử dụng các chất vô cơ như nguồn chất
cho e tạo ra lực khử, tích lũy năng lượng cho sự cố định CO 2 trong khi hô
hấp kỵ khí sử dụng nguồn chất vô cơ/hữu cơ là chất nhận e cuối cùng, quá

0,5 điểm

trình truyền e đó tạo ra năng lượng ATP.
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN VI SINH VẬT – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 8. 2 điểm
a. Cả ethanol và penicillin đều được sử dụng phổ biến trong y tế với mục đích
diệt khuẩn. Tuy nhiên, tại sao vi khuẩn có thể tiến hóa để kháng lại penicillin
trong khi đó chúng khó có thể biến đổi để chống lại ethanol?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục, chỉ ra hai
yếu tố quyết định kích thước quần thể vi sinh vật và sự biến đổi của quần thể vi
sinh vật thể hiện như thế nào ở giai đoạn pha suy vong?
HDC
a.
- Cả ethanol và penicillin đều là nhóm chất diệt khuẩn, tuy nhiên cơ chế
diệt khuẩn của hai nhóm chất trên khác nhau nên vi khuẩn sẽ có đáp ứng

0,25 điểm

khác nhau trước sự có mặt của 2 nhóm chất này.
- Ethanol là phân tử nhỏ có tác dụng gây biến tính protein màng và hệ
thống protein trong tế bào khi nó xâm nhập vào bên trong, các protein biến
tính mất chức năng sinh lý và tế bào chết đi. Cơ chế đó là cơ chế không

0,25 điểm

chọn lọc, hầu hết protein đều bị tác động do vậy vi khuẩn khó có thể tiến
hóa để chống lại ethanol
- Penicillin là phân tử lớn, có tác động chọn lọc lên một quá trình sinh lý
cụ thể của vi khuẩn là quá trình tổng hợp thành tế bào do vậy vi khuẩn có
thể tiến hóa theo chiều hướng chọn lọc hoặc nhận các biến dị sản sinh

0,25 điểm

enzyme penicillinase và kháng lại kháng sinh này
b.
- Có 2 yếu tố quyết định kích thước quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy
không liên tục bao gồm lượng chất dinh dưỡng có mặt trong môi trường

0,5 điểm

và bản chất của loài vi sinh vật.
- Ở giai đoạn suy vong, số lượng tế bào giảm dần do số lượng tế bào mới
tạo ra ít hơn nhiều so với số lượng tế bào bị chết đi do chất dinh dưỡng 0,25 điểm
cạn kiệt và hàm lượng chất độc trong môi trường tăng cao.
- Nhiều tế bào trong quần thể vi sinh vật đi vào hiện tượng chết theo lập 0,25 điểm
trình, giải phóng các chất dinh dưỡng cho một số tế bào khác có khả năng

sử dụng và tiếp tục sống sót và tạo ra pha cân bằng phụ.
- Một số tế bào khởi động con đường hình thành nội bào tử, tạo ra cấu trúc
có khả năng tồn tại qua điều kiện khắc nghiệt nhờ tồn tại ở trạng thái tiềm
sinh. Các tế bào này chờ đợi điều kiện thuận lợi để trở lại trạng thái ban

0,25 điểm

đầu.
VIRUS – 1 CÂU – 2 ĐIỂM
Câu 9. 2 điểm
a. Chỉ ra các bước mấu chốt của quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể người,
từ mỗi bước đó hãy đưa ra hướng điều trị khả thi.
b. Chỉ ra các đặc điểm của viroid để thấy rằng chúng không phải là virus mà chỉ
là tác nhân gây bệnh nhỏ hơn virus.
HDC
a.
- Giai đoạn hấp phụ vào tế bào lymphoT: Có sự liên kết đặc hiệu giữa gai
glycoprotein và thụ thể CD4, đồng thụ thể CCR5  Hướng điều trị: Sử

0,25 điểm

dụng thuốc liên kết vào gai glycoprotein của virus khiến chúng không thể
liên kết và hấp phụ lên màng tế bào chủ.
- Giai đoạn tổng hợp: Sau khi HIV xâm nhập vào tế bào chủ, nó sử dụng
enzyme phiên mã ngược để chuyển ssRNA thành phân tử DNA lai, sau đó
tạo ra DNA mạch kép  Sử dụng thuốc ức chế enzyme phiên mã ngược

0,25 điểm

để quá trình này không được thực hiện.
- Giai đoạn gắn DNA của HIV vào trong DNA của tế bào chủ  tìm kiếm
các trình tự đặc hiệu cho việc gắn DNA HIV và DNA tế bào chủ, tiến
hành bao bọc bằng các loại thuốc đặc hiệu để DNA HIV không gắn được

0,25 điểm

vào trong.
- Giai đoạn lắp ráp: Các enzyme sẽ tiến hành cắt các protein capsome của
virus để tạo ra các tiểu đơn vị hình thành vỏ capsid. Sử dụng chất ức chế 0,25 điểm
enzyme chế biến vỏ để không tạo ra các hạt HIV mới được.
b.
- Các viroid chỉ là một phân tử ARN mạch hỗn hợp, có vùng bổ sung nội 0,25 điểm
phân tử tạo ra mạch kép, có vùng duy trì mạch đơn một phần.
- Các viroid không có vỏ capsid bao ngoài, không có màng ngoài bao bọc

0,25 điểm

- Các viroid không thực hiện quá trình nhân lên theo trình tự 5 giai đoạn
giống như các virus thông thường.

0,25 điểm

- Các viroid gây hại cho tế bào chủ bằng cách tạo ra đoạn RNA bổ sung
đặc hiệu với 1 mRNA của tế bào khiến cho quá trình dịch mã trên phân tử
mRNA đó bị gián đoạn, không tạo ra sản phẩm cuối, cơ thể có thể bị bệnh

0,25 điểm

và chết.
MIỄN DỊCH HỌC - 1 CÂU - 2 ĐIỂM
Câu 10. 2 điểm
a. Trong điều trị bệnh tả, hãy đưa ra các lý do tại sao điều trị bằng liệu pháp
tiêm kháng sinh có hiệu quả cao hơn liệu pháp dùng chính kháng sinh đó nhưng
theo đường uống?
b. Dựa trên cơ chế gây bệnh của HIV và virus cúm, vẽ đồ thị tương đối chỉ ra số
lượng của mỗi nhóm virus này trong cơ thể người theo thời gian, giải thích sự
khác biệt.
HDC
a.
- Dùng đường uống, một phần kháng sinh bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày, bị 0,25 điểm
tiêu hóa bởi enzyme và mất chức năng.
- Dùng đường uống, kháng sinh có thể có kích thước phân tử lớn nên hiệu
quả đi vào tế bào biểu mô ruột từ đó vào máu không cao
- Bệnh tả kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nên kháng sinh có thể bị nôn ra
hoặc không tồn tại trong đường tiêu hóa đủ thời gian.
- Tiêm trực tiếp vào máu, nó sẽ đi đến hầu hết mọi ngõ ngách của cơ thể
nơi có mạch máu nhỏ nhất, trong đó có cả khu vực sống của vi khuẩn

0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm

b.
- Đồ thị số lượng hạt virus cúm:
Số lượng hạt virus tăng đều, sau
đó lượng kháng thể trong cơ thể

0,5 điểm

gia tăng đủ lớn và tiêu diệt hết
các hạt virus cho đến khi khỏi cúm hoàn toàn.
- Đồ thị số lượng hạt virus HIV

0,5 điểm

trong cơ thể:
Số lượng các hạt virus gia tăng dần. Ở giai đoạn sau, hệ miễn dịch suy yếu
hoàn toàn và số lượng hạt HIV tăng nhanh.