Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN SINH 12 - ĐỀ 2

99a3467d0634e5a1ea2a6aab08dac9c9
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 24 tháng 1 2021 lúc 12:11:00 | Được cập nhật: 9 giờ trước (20:26:58) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 190 | Lượt Download: 0 | File size: 0.131584 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN SINH 12 - ĐỀ 2

Câu 1. Mã di truyền có tính phổ biến, tức là:

A. tất cả các loài đều dùng chung nhiều bộ mã di truyền.

B. một bộ ba mã di truyền chỉ mã hoá cho một axit amin.

C. tất cả các loài đều dùng chùng một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.

D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.

Câu 2. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:

A. nơi tiếp xúc với enzym ARN polimeraza. B. mang thông tin quy định protein ức chế.

C. mang thông tin quy định enzym ARN polimeraza. D. nơi liên kết với protein điều hoà.

Câu 3. Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:

A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.

C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.

Câu 4. Cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự

A. phân tử ADN đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) sợi cơ bản sợi nhiễm sắc crômatic.

B. phân tử ADN sợi cơ bản đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) sợi nhiễm sắc crômatic

C. phân tử ADN đơn vị cơ bản ( nuclêôxôm) sợi nhiễm sắc sợi cơ bản crômatic

D. phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc đơn vị cơ bản nuclêôxôm crômatic.

Câu 5. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã (1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã); (2) ARN bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’; (3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’; (4) Khi ARN polimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng lại. Trình tự đúng là

A. (1) → (4) → (3) → (2) B. (2) → (3) → (1) → (4)

C. (1) → (2) → (3) → (4) D. (2) → (1) → (3) → (4)

Câu 6. Cho các sự kiện trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau: (1) Bộ ba đỗi mã của phức hợp Met-tARN (UAX) gắn bổ sung vào codon mở đầu (AUG) trên mARN; (2) Tiểu đơn vị lớn của Riboxom kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành riboxom hoàn chỉnh; (3) Tiểu đơn vị bé của Riboxom gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu; (4) Codon thứ 2 trên mARN gắn bổ sung với anticodon của phức hệ aa1-tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu ); (5) Riboxom dịch chuyển đi một codon trên mARN theo chiều 5’→ 3’; (6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1. Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptit là

A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5) B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5)

C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5) D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3)

Câu 7. Ở một loài động vật, người ta phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau: Nòi 1: ABCDEFGHI; Nòi 2: HÈBAGCDI; Nòi 3: ABFEDCGHI; Nòi 4: ABFEHGCDI. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là A. 1→ 3→ 4→ 2. B. 1→ 4→ 2→ 3.

C. 1→ 3→ 2→ 4. D. 1→ 2→ 4→ 3.

Câu 8. Khi lai cơ thể P: AAaa (4n) x Aaaa (4n). Tỉ lệ phân li kiểu gen của F1

A. 1 AAaa : 2 Aaaa: 1aaaa. B. 1AAAA, 2AAAa, 4AAaa : 2 Aaaa: 1aaaa.

C. 1 AAAa : 5 AAaa, 5 Aaaa: 1aaaa. D. 1 AAAa : 5 AAa, 5 Aaa: 1aaaa.

Câu 9. Gen A qui định quả đỏ, gen a qui định quỉa vàng. Biết cây tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n đều có khả năng thụ tinh bình thường. Chọn cặp P và F1 phù hợp kết quả 1. P: AAaa x AAaa ; a. F1 : 11 đỏ: 1 vàng; 2. P: Aaaa x Aa; b. F1: 3 đỏ: 1 vàng; 3. P:AAaa x Aaaa ; c. F1: 35 đỏ: 1 vàng. Cặp P và F1 phù hợp là

A. 1c, 2b, 3a. B. 1a, 2b, 3c. C. 1c, 2a, 3b. D. 1a, 2c, 3b.

Câu 10. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là:

A. mất đoạn, thêm một cặp nucleotit, lặp đoạn, đảo đoạn.

B. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.

C. mất một cặp nu, thêm một cặp nu, đảp đoạn và thay thế một cặp nu.

D. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và thay thế một cặp nucleotit.

Câu 11. Lai phân tích là phép lai:

A. Giữa 2 cơ thể có tính trạng tương phản nhau.

B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản.

C. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn để kiểm tra kiểu gen.

D. Giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn tương phản để kiểm tra kiểu gen.

Câu 12. Trong quá trình phiên mã, enzim ARN polimeraza gắn vào

A. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại đó.

B. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

C. vùng điều hòa trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tạị vùng điều hòa.

D. vị trí đặc hiệu trên mạch mã gốc (có chiều 3’ → 5’) và bắt đầu tổng hợp mARN tại bộ ba mở đầu.

Câu 13. Trong quá trình dịch mã, pôlyribôxôm có ý nghĩa gì?

A. Giúp tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin. B. Giúp quá trình dịch mã diễn ra liên tục.

C. Giúp mARN không bị phân hủy. D.Giúp dịch mã được chính xác.

Câu 14. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:

A. Gen điều hoà (R) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.

B. Vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.

C. Vùng vận hành (O) vùng khởi động (P) các gen cấu trúc: gen Z – gen Y – gen A.

D. Gen điều hoà (R) vùng khởi động (P) vùng vận hành (O) các gen cấu trúc.

Câu 15. Thể đột biến là những cá thể mang

A. Đột biến làm biến đổi vật chất di truyền.

B. Đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

C. các biến đổi kiểu hình do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

D. Đột biến lặn đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

Câu 16. Một cơ thể có tế bào chứa cặp NST giới tính XAXa. Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử ở một số tế bào cặp NST này không phân li trong lần phân bào II. Các loại giao tử

A. XAXA, XAXa, XA, Xa, 0. B. XAXA, XaXa, XA , Xa, 0.

C. XAXa, 0, XA, XAXA D. XAXa, XaXa, XA, Xa, 0.

Câu 17. Mỗi NST đơn chứa

A. 1 phân tử ADN và các phân tử histon. B. 2 phân tử ADN và 1 phân tử histon.

C. 1 phân tử ADN và 1 phân tử histon. D. 2 phân tử ADN và nhiều phân tử histon.

Câu 18. Trong giảm phân, một cặp NST nào đó không phân li sẽ tạo ra

A. giao tử 2n. B. giao tử thừa hoặc thiếu 1 NST.

C. thừa 1 hoặc một số NST. D. thiều 1 hoặc một số NST.

Câu 19. Xét 1cặp gen trên mỗi cặp NST tương đồng của loài có 2n = 8. Một cá thể có kiểu gen AAaBBDdEEe Bộ NST của cá thể này gọi là

A. thể ba nhiễm. B. thể tam bội.

C. thể tam bội kép. D. thể ba nhiễm kép.

Câu 20. Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên là bệnh:

A. Tiểu đường. B. Đao.

C. Máu khó đông. D. Hồng cầu hình liềm.

Câu 21. Xét tính trạng màu hoa ở đậu thơm. Lai giữa hai cây thuần chủng mang các gen tương phản lai với nhau thu được thế hệ F1 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn được F2 phân ly theo tỷ lệ 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng màu hoa:

A. Phân li. B. Tương tác cộng gộp.

C. Tương tác bổ sung. D. Phân li độc lập.

Câu 22. Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh 8 phân tử histon 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là

A. nuclêôxôm. B. ADN.

C. sợi cơ bản. D. sợi nhiễm sắc.

Câu 23. Hiện tượng di truyền liên kết xảy ra khi

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên một cặp NST tương đồng.

B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.

C. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi hai cặp tính trạng tương phản.

D. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau.

Câu 24. Đặc điểm nào dưới đây phản ánh sự di truyền qua chất tế bào?

A. Lai thuận, nghịch cho kết quả khác nhau. B. Lai thuận, nghịch cho kết quả giống nhau.

C. Lai thuận, nghịch cho con có kiểu hình giống mẹ. D. Đời con tạo ra có kiểu hình giống mẹ.

Câu 25. Ở loài thực vật alen A: thân cao (trội hoàn toàn), a: thân thấp; B: Quả tròn (trội hoàn toàn), b: quà dài. Các cặp gen này nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. Cây dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với cây thân thấp, quả dài thu được F1: 400 thân cao, quả tròn: 402 thân thấp, quả dài: 100 thân cao, quả dài: 101 thân thấp, quả tròn. Kiểu gen của cây dị hợp với tần số hoán vị là:

A. , f= 20% B. , f= 40% C. , f= 20% D. , f= 40%

Câu 26. Ở người, bệnh mù màu do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và một con gái mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là

A. XMXM x XMY. B. XMXm x XmY.

C. XMXM x XmY. D. XMXm x XMY.

Câu 27. Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh bạch cầu ác tính ở người là

A. mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22. B. lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.

C. đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22. D. chuyển đoạn NST ở cặp số 21 hoặc 22.

Câu 28. Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm sắc thể. Các thể ba này có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma

A. khác nhau và có kiểu hình khác nhau. B. giống nhau và có kiểu hình giống nhau.

C. khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. giống nhau và có kiểu hình khác nhau.

Câu 29. Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tự thụ phấn các cây F1 với nhau, thu được F2 có 75 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lí thuyết, số cây mang kiểu gen AaBbDd ở F2 là bao nhiêu?

A. 300 cây. B. 150 cây. C. 450 cây. D. 600 cây.

Câu 30. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?

A. ♀AA x ♂aa và ♀AA x ♂aa. B. ♀Aa x ♂aa và ♀ aa x ♂ AA.

C. ♀AABb x ♂aabb và ♀AABb x ♂aaBb. D. ♀AABB x ♂aabb và ♀ aabb x ♂AABB.

Câu 31. Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là:

A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.

B. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.

C. Số lượng cá thể phải đủ lớn.

D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng trên các cặp NST khác nhau.

Câu 32. Ở chim, bướm NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng:

A. Đồng giao tử. B. Dị giao tử. C. XO. D. XXY.

Câu 33. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là

A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 100%.

Câu 34. Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X gây nên, không có alen tương ứng trên Y. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới. B. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới.

C. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới. D. Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam.

Câu 35. Ở người, gen qui định dạng tóc do 2 alen A và a trên nhiễm sắc thể thường qui định ; bệnh máu khó đông do 2 alen M và m nằm trên nhiễm sắc thể X ở đoạn không tương đồng với Y.Gen qui định nhóm máu do 3alen : IA ; IB (đồng trội )và IO (lặn).Số kiểu gen và kiểu hình tối đa trong quần thể đối với 3 tính trạng trên :

A. 90 kiểu gen và 16 kiểu hình. B. 54 kiểu gen và 16 kiểu hình.

C. 90 kiểu gen và 12 kiểu hình. D. 54 kiểu gen và 12 kiểu hình.

Câu 36. Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, AC = 16,5 cM, BD = 2.0 cM, CD = 20 cM, BC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là

A. A B C D. B. C A B D. C. B A C D. D. D B A C.

Câu 37. Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F1 đồng loạt tính trạng của một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F1 tạp giao thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào sau đây có thể kết luận tính trạng này tuân theo quy luật phân li?

A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 7. D. 1 : 1 : 1 : 1.

Câu 38. Một loài thực vật, nếu có cả hai gen A và B trong cùng kiểu gen cho màu hoa đỏ, còn nếu thiếu cả 2 alen trội A và B sẽ cho hoa màu trắng và các kiểu gen khác đều cho hoa màu vàng. Cho tự thụ phấn cá thể dị hợp 2 cặp gen, kết quả ở F2 như thế nào?

A. 9 đỏ : 4 vàng : 3 trắng. B. 9 đỏ : 3 vàng : 4 trắng.

C. 9 đỏ : 1 vàng : 6 trắng. D. 9 đỏ : 6 vàng : 1 trắng.

Câu 39. Ở một loài thực vật: A- cây cao, a- cây thấp; B- hoa kép, b- hoa đơn; DD- hoa đỏ, Dd- hoa hồng, dd- hoa trắng. Cho giao phấn 2 cây bố mẹ, F1 thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình là 6: 6: 3: 3: 3: 3: 2: 2: 1: 1: 1: 1. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là:

A. AaBbDd x aaBbDd hoặc AaBbDd x aaBbdd. B. AaBbDd x aaBbDd.

C. AaBbDd x AabbDd hoặc AabbDd x aaBbDd. D. AaBbDd x AabbDd hoặc AaBbDd x aaBbDd.

Câu 40. Cho phép lai P: DdXEXe x DdXeY. Biết rằng có hoán vị gen xảy ra ở hai giới, mỗi gen quy định một tính trạng và các gen trội là trội hoàn toàn. Nếu không xét về giới tính thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là

A. 120 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình. B. 108 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.

C. 120 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình. D. 108 loại kiểu gen, 32 loại kiểu hình.

…………….. Hết ……………..