Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra HKII môn Ngữ Văn 10 năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - TP. Cần Thơ

56cb40ccaf75b5fee9646ab9962177b8
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:03:58 | Được cập nhật: hôm kia lúc 10:46:00 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 471 | Lượt Download: 7 | File size: 0.491525 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN – LỚP 10 Năm học: 2018-2019 Thời gian: 120 phút I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 (đến tuần 16). - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để viết một bài NLVH phân tích hoặc cảm nhận một bài thơ, đoạn thơ. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị kiến thức: + Kiến thức Đọc hiểu: Văn bản ngoài chương trình + Kĩ năng làm văn Nghị luận xã hội: Trình bày suy nghĩ về một tư tưởng đạo lí được rút ra trong phần đọc – hiểu. + Kĩ năng làm văn Nghị luận văn học: Phân tích một bải thơ. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp - Xác định phương thức biểu đạt chính. - Xác định và nêu biện pháp tu từ được sử dụng - Giải thích việc tuân thủ luật giao thông làm cho ta dễ tuân theo những điều phức tạp, khó khăn và quan trọng trong luật pháp nhà nước. - Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 dòng để đưa ra những giải pháp giúp tuân thủ luật giao thông Số câu Số điểm Tỉ lệ II. Làm văn 2 1,25 1,25% 1 0,75 0,75% 1 1,0 10% 1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Nhận biết được dạng đề, vấn đề được yêu cầu nghị luận. Xác định được những yêu cầu của đề, phạm vi nghị luận; nắm được phương pháp, kĩ năng viết đoạn văn nghị Chủ đề I. Đọc - hiểu Vận dụng cao Tổng số 4 3,0 30% Vận dụng kiến thức đọc – hiểu và kĩ năng tạo lập văn bản để viết được đoạn nghị luận xã hội: trình bày suy nghĩ của HS về ý kiến luận: về một tư tưởng đạo lí Số câu Số điểm Tỉ lệ 2. Nghị luận văn học: Số câu Số điểm Tỉ lệ Tổng số câu: Tổng số điểm Tỉ lệ: 0,5 5% - Nhận biết được dạng đề, vấn đề được yêu cầu nghị luận. 1,0 10% 2 1,25đ 1,25% được nêu ở phần Đọc hiểu: “Cuộc hành trình ngàn dặm ào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi khó” 0,5 5% - Xác định được những yêu cầu của đề, phạm vi nghị luận; nắm được phương pháp, kĩ năng làm bài nghị luận về một bài thơ 1,0 10% 1 0,75đ 0,75% 1,0 10% - Vận dụng những hiểu biết về tác giả, nội dung và nghệ thuật bài thơ cùng những trải nghiệm của bản thân để viết bài cảm nhận về bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 1,0đ 10% 3,0 30% 2 7,0đ 70% 1 2.0 20% 1 5,0 50% 6 10đ 100% SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. CẦN THƠ TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM ĐỀ KIỂM TRA THI HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 10 Thời gian làm bài: 120 phút I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả – luật sư A-lếch-xan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu. Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải. Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp. Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu? Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh. Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử) (Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn sau: “Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.” Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước” ? Câu 4.Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng). II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1: Nghị luận xã hội (2,0 điểm) Từ phần Đọc - hiểu, anh / chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” Câu 2: Nghị luận văn học (5,0 điểm) Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn, Tập một, NXB Giáo Dục, 2006, tr.129) Hết HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN - LỚP 10 Năm học: 2018 - 2019 Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I NỘI DUNG CÂU ĐỌC – HIỂU 1 2 3 4 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận - Biện pháp tu từ: + Điệp cú pháp: “Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp.” (0,25đ) + Tác dụng: kêu gọi và bày tỏ niềm mong mỏi tha thiết vào ý thức chấp hành Luật Giao thông, luật pháp của người dân (0,5đ) Việc tuân thủ Luật giao thông làm cho chúng ta dễ dàng tuân theo những điều phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước vì: + Luật giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. + Tuân thủ Luật giao thông sẽ hình thành ở mỗi con người thói quen tuân thủ các chuẩn mực của quốc gia, được thể hiện qua luật pháp của quốc gia. Khi đã hình thành được thói quen đó, con người sẽ dễ dàng tuân theo những điểu luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước. - Hs nêu lên những giải pháp theo quan điểm cá nhân nhưng cần phải hợp lí và có sức thuyết phục. có thể tập trung vào các giải pháp sau: + Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân trong việc chấp hành luật giao thông. Từ đó, hình thành ở người dân thói quen và ý thức chấp hành luật pháp của nhà nước nói chung. + Tăng cường công tác điều hành, giám sát các hoạt động giao thông + Tăng cường kiểm tra và xử lí nghiêm minh, đủ sức răn đe ĐIỂM 3.0 0.5 0.75 0,75 1.0 đối với các hành vi vi phạm pháp luật II LÀM VĂN Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý Câu 1: Nghị kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một luận xã bước đi nhỏ bé đầu tiên” hội a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có đủ các phần mở đoạn, than đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề cần nghị luận, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn đúc kết được vấn đề. - Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo một trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hay song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt dầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, logic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân. - Thí sinh chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần lưu ý một số vấn đề như sau: * Giải thích: - Hành trinh ngàn dặm: đường đi dài (nghĩa đen), thành công lớn (nghĩa bóng) - Bước đi nhỏ bé: việc làm, hành động nhỏ bé, cụ thể > Nội dung châm ngôn đúc kết một chân lí đơn giản, có tính quy luật: Muốn có được thành công thì phải có bắt đầu. Những bước chân đi đầu tiên ấy có thể chỉ là những hành động, những việc làm nhỏ bé nhưng đó là tiền đề quan trọng để có được thành công. Thành công có được là nhờ một hành trình dài cố gắng, để có được thành công thì trước hết cần làm tốt những việc nhỏ bé, bước vững chãi những bước đi đầu tiên ấy. * Phân tích, chứng minh - Biểu hiện: trong dời sống tự nhiên cũng như xã hội của con người, những điều lớn lao đều được tạo ra bởi những gì nhỏ bé: + Biển cả mênh mông được tạo ra từ vố số giọt nước + Cây đại thụ trưởng thành từ hạt mầm + Con người tài giỏi, thành công đều phải bắt đầu học từ những chữ 7.0 2,0 0.25 0.25 1.0 cái đầu tiên, học từ những điểu đơn giản +…………  Dẫu có những điều vĩ đại, lớn lao, những kì tích của nhân loại thì đều bắt đầu từ những điều nhỏ bé. “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” đã trở thành quy luật tất yếu của đời sống tự nhiên và xã hội. - Bình luận: + Khẳng định tính đúng đắn của câu châm ngôn: Tất cả mọi điều vĩ đại trên thế giới này đều bắt đầu từ những thứ nhỏ bé ở đâu đó, ở một khoảnh khắc nào đó trong quá khứ. + Thực tế cho thấy có mấy ai hoàn thành việc lớn trong đời khi cứ ngồi một chỗ, chẳng làm gì cả. Những người thành đạt là luôn làm viêc, luôn hành động. họ dám nghĩ, dám làm và dám bước đi để đến đích của cuộc hành trình, họ rất đáng ca ngợi Không phải cứ “bước đi” là sẽ vượt được “hành trình ngàn dặm” (tức là có được thành công) nhưng muốn thành công thì nhất thiết phải có những “bước đi nhỏ bé đầu tiên” - Bàn luận mở rộng, nêu phản đề: + Không phải cứ “bước đi” là sẽ vượt được “hành trình ngàn dặm” (tức là có được thành công) mà đôi khi sẽ có vấp ngã, có thất bại song điểu quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó. + Cần phê phán những người không làm gì cả, không dám đi một bước nào hết vì sợ thất bại, vì thế, họ không có thành công thực sự. - * Bài học hành động và liên hệ bản thân Để có được thành công thực sự, cần làm tốt những việc nhỏ, cần bước vững chắc những bước đi đầu tiên, đặt nền móng cho cả một hành trình dài. Khi còn là hs, cần tích lũy kiến thức, ra sức tu dưỡng, rèn luyện để có nền tảng cơ bản, dám đi, dám đến để có thể chạm đến thành công và trở thành người có ích cho xã hội. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp Tiếng Việt e. Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận (ý mở rộng, nêu phản đề) 0,25 0,25  Lưu ý đối với câu nghị luận xã hội: - HS chỉ đạt điểm tối đa khi đạt cả hai yêu cầu kĩ năng và kiến thức. - Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. - Trường hợp viết thành một bài nghị luận thì cho không quá 1.0đ. Ý tốt, đầy đủ thì có thể cho 1.25đ. - Bài làm đầy đủ các ý nhưng dẫn chứng không cụ thể thì không cho điểm tối đa, chỉ từ 1,75đ trở xuống). Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm 5 Câu 2: Nghị a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân luận bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, văn kết bài kết luận được vấn đề. học b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp phân tích từ ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật để làm rõ nội dung: A. Mở bài: Giới thiệu - Vài nét về Nguyễn Bỉnh Khiêm - Vài nét về bài thơ Nhàn B. Thân bài: 1. Tổng: Vị trí bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề 2. Phân tích: HS có thể phân tích theo cách bổ dọc hoặc bổ ngang đều được. tuy nhiên cần làm rõ triết lí sống nhàn và vẻ đẹp con người, nhân cách của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhàn thể hiện sự ung dung phong thái thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú diền viên. - Bằng cách nói ngược nghĩa, nhà thơ cũng khẳng định nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, là xa lánh chốn lao xao nơi phồn hoa đô hội, đầy bon chen ganh ghét, nơi con người sẵn sàng làm hại lẫn nhau để tìm về nơi vắng vẻ, thoát ra khỏi vòng tranh đua danh lợi, sống an nhàn giúp “di dưỡng tinh thần”, giữ tâm hồn an nhiên, khoáng đạt. - Nhàn là sóng thuận theo lẽ tự nhiên, hòa nhập với thiên nhiên hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. 0,5 0,5 0,25 2,5 - Nhà thơ còn dùng điển một cách kín đáo để nói nhàn là nhìn công danh phú quý chỉ như giấc chiêm bao, tồn tại ngắn ngủi, hư ảo, có rồi lại mất. Nó biểu hiện một cái nhìn thông tuệ, sáng suốt, một nhân cách đáng trọng. 3. Hợp (Đánh giá): nội dung và nghệ thuật + Bằng ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lý, đoạn thơ là lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là an nhiên tự tại, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên công danh phú quý. + Quan niệm sống nhàn mang ý nghĩa tích cực trong hoàn cảnh XH phong kiến có nhiều biểu hiện suy vi. Nó góp phần giáo dục, bồi dưỡng nhân cách con người. 0.5 C. Kết bài - Chốt lại nội dung toàn bài - Có thể nêu bài học d. Sáng tạo 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.  Lưu ý đối với câu nghị luận văn học: - Điểm 4.5 - 5: Đáp ứng tốt cả 2 yêu cầu kĩ năng và kiến thức. - Điểm 3.5 – 4, 25: Có phần bình giá nhưng còn hụt ý, các ý khác đủ. - Điểm 2.75- 3.,25: Không tách riêng phần bình nhưng có bình xen kẽ trong quá trình phân tích (giám khảo cần lưu ý để nhận ra) hoặc nhập phần bình vào phần kết . - Điểm 1.75 – 2.5: Phân tích, chứng minh các ý sơ sài hoặc còn đôi chỗ diễn xuôi; Phân tích khá đủ ý nhưng thí sinh thiếu hẳn phần bình trong toàn bài làm - Điểm 0.0 – 1.25: Kỹ năng phân tích quá yếu. - Điểm 0: Viết linh tinh hoặc bỏ giấy trắng TOÀN ĐIỂM BÀI THI: I + II = 10.0 điểm 0,25 --------- Hết -------- 0,25 10,0