Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra 15 phút Sinh 11 lần 1 năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - Cần Thơ.

f2d5ad5bbabe52639f6c926b976f9678
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:06:48 | Được cập nhật: hôm qua lúc 15:31:52 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 264 | Lượt Download: 6 | File size: 0.224085 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM GVGD: Ngô Thúy Ngân KIỂM TRA 15 PHÚT - SINH 11 LẦN 1- HK1- NĂM HỌC 2018 -2019 Câu 1. Rễ cây hấp thụ (Biết) A. nước cùng các ion khoáng. B. nước cùng các chất dinh dưỡng. C. nước và các chất khí. D. O2 và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Câu 2. Nước xâm nhập vào tế bào lông hút theo cơ chế (Hiểu) A. thẩm thấu. B. thẩm tách. C. chủ động. D. nhập bào. Câu 3. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là căn cứ vào dấu hiện bên ngoài của (Hiểu) A. quả mới ra. B. thân cây. C. hoa. D. lá cây. Câu 4. Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hút nước là(Vận dụng) A. phát triển nhanh ở bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất. B. có khả năng ăn sâu và lan rộng vào đất. C. có khả năng hướng nước cao. D. có miền lông hút với rất nhiều tế bào lông hút. Câu 5. Cho các nhận định về vai trò của nước (Vận dụng cao) - Làm dung môi hòa tan các chất. - Đảm bảo hình dạng của tế bào. - Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra. - Ảnh hưởng đến sự phân bố của thực vật. Số nhận định đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 + + Câu 6. Dựa vào bảng số liệu Nồng độ ion K ở rễ và nồng độ ion K ở đất trong 4 trường hợp sau: Trường Nồng độ ion K+ ở rễ Nồng độ ion K+ ở hợp đất 1 0,2% 0,5% 2 0,3% 0,4% 3 0,4% 0,6% 4 0,5% 0,2% Trường hợp cho thấy rễ cây hấp thụ ion K+ cần phải tiêu tốn năng lượng ATP (Vận dụng cao) A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Động lực đẩy dòng mạch rây từ lá đến rễ và các cơ quan khác (Biết) A. trọng lực của trái đất. B. lực đẩy của tán lá. C. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan rễ với môi trường đất. D. sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa. Câu 8. Xét các nguyên nhân gây ra dòng mạch gỗ của cây sau đây: (Vận dụng) 1. Lực đẩy (áp suất rễ) 2. Lực hút do thoát hơi nước ở lá 3. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ 4. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (quả, củ…) 5. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất Dòng mạch gỗ của cây được vận chuyển nhờ (Vận dụng) A. 1-3-5 B. 1-2-4 C. 1-2-3 D. 1-3-4 Câu 9. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu (Biết) A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống. B. từ mạch gỗ sang mạch rây. C. từ mạch rây sang mạch gỗ. D. qua mạch gỗ. Câu 10. Áp suất rễ là (Vận dụng) A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ. B. lực đẩy nước từ rễ lên thân. C. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ. D. chênh lệch áp suát thẩm thấu tế bào lông hút và dung dịch đất. Câu 11. Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do (Vận dụng cao) I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra . II. Có sự bão hòa hơi nước trong không khí. III. Hơi nước thoát từ lá rơi lại trên phiến lá. IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. A. I, II. B. I, III. C. II, III. D. II, IV. Câu 12. Cho các nhận định về quá trình thoát hơi nước qua lá (Vận dụng cao) - Vận chuyển nước, ion khoáng. - Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp. - Hạ nhiệt độ cho lá. - Cung cấp năng lượng cho lá. Số nhận định đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 13. Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường (Vận dụng) A. qua khí khổng. B. qua lớp cutin. C. qua lớp biểu bì. D. qua mô giậu. Câu 14. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm (Biết) A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 15. Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh bởi (Hiểu) A. cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin. B. cơ chế đóng mở khí khổng. C. cơ chế cân bằng nước. D. cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh. Câu 16. Ở cây trưởng thành thoát hơi nước chủ yếu qua (Biết) A. lớp cutin. B. khí khổng. C. cả hai con đường qua khí khổng và cutin. D. biểu bì thân và rễ. Câu 17. Cây có thể hấp thụ được nitơ dưới dạng (Hiểu) A. NO2- và NO3-. B. NO2- và NH4+. C. NO3- và NH4+. D. NO2- và N2. Câu 18. Vai trò của Nitơ đối với thực vật là (Biết) A. thành phần của axit nuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả. B. chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. thành phần của prôtêin và axít nuclêic cấu tạo nên tế bào, cơ thể. Câu 19. Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì (Hiểu) A. lượng N2 trong không khí quá thấp. B. lượng N2 tự do trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được. C. phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được. D. do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn. Câu 20. Vi khuẩn hoạt động không có lợi cho cây là vi khuẩn (Hiểu) A. amon hóa. B. nitrat hóa. C. cố định đạm. D. phản nitrat hóa. TỔ TRỬỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ Trần Thị Đoan Hậu Ngô Thúy Ngân