Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập kiểm tra giữa học kì II Sinh học 11, trường THPT Chuyên Bảo Lộc, năm học 2020-2021

ed407390c9d80b8634aab6f328582276
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 16:17:29 | Được cập nhật: 20 tháng 4 lúc 15:25:42 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 552 | Lượt Download: 9 | File size: 0.078857 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC

TỔ: HÓA – SINH

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ 2

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: SINH HỌC 11

PHẦN I. KIẾN THƯC CẦN NẮM

  1. Nêu những đặc điểm thích nghi trong cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp ở các nhóm động vật khác nhau trong những điều kiện sống khác nhau.

  2. Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.

  3. Nêu được những đặc điểm thích nghi của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác nhau.

  4. Nêu được ý nghĩa của nội cân bằng đối với cơ thể (cân bằng áp suất thẩm thấu, cân bằng pH).

  5. Trình bày được vai trò của các cơ quan bài tiết ở các nhóm động vật khác nhau đối với nội cân bằng và cơ chế đảm bảo nội cân bằng (thông qua mối liên hệ ngược).

  6. Nêu được hướng động là vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân của môi trường do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).

  7. Nêu được các kiểu hướng động.

  8. Nêu được cảm ứng là sự vận động sinh trưởng hoặc không sinh trưởng do sự biến đổi của điều kiện môi trường.

  9. Phân biệt được ứng động sinh trưởng với ứng động không sinh trưởng. Cho ví dụ cụ thể.

  10. Nêu được vai trò của cảm ứng đối với thực vật.

  11. Phân biệt được đặc điểm cảm ứng của động vật so với thực vật.

  12. Trình bày được sự tiến hoá trong các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật có trình độ tổ chức khác nhau (làm rõ các mức độ tiến hoá).

  13. Nêu được khái niệm điện sinh học, phân biệt được khái niệm điện tĩnh và điện động.

  14. Mô tả được sự dẫn truyền xung thần kinh trên sợi trục (có bao miêlin và không có bao miêlin) và chuyển xung thần kinh qua xinap.

PHẦN II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

1.1. Hô hấp ở động vật

Câu 1: Hô hấp ở động vật là quá trình

A. cơ thể lấy CO2 từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải oxi ra ngoài.

B. cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để khử các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài.

C. cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng vật chất cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài.

D. cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải cacbonic ra ngoài.

Câu 2: Điều không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật là

A. có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

B. có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.

C. bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt, giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán quá.

D. bề mặt trao đổi khí rộng, có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

Câu 3: Động vật đơn bảo hoặc đa bào bậc thấp hô hấp 

A. bằng mang. B. qua bề mặt cơ thể.

C. bằng phổi. D. bằng hệ thống ống khí.

Câu 4: Xét các loài sinh vật sau:

(1) Tôm. (2) Cua. (3) Châu chấu. (4) Trai. (5) Giun đất. (6) Ốc.

Những loài nào hô hấp bằng mang ?

A. (1), (2), (3) và (5). B. (1), (3), (4) và (5).

C. (1), (2), (4) và (6). D. (3), (4), (5) và (6).

Câu 5: Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?

A. Phổi của chim. B. Da của ếch nhái.

C. Phổi của bò sát. D. Bề mặt da của giun.

Câu 6: Côn trùng hô hấp

A. bằng hệ thống ống khí. B. bằng mang.

C. bằng phổi. D. qua bề mặt cơ thể.

Câu 7: Trong các đặc điểm sau về cơ quan hô hấp:

  1. diện tích bề mặt lớn

  2. mỏng và luôn ẩm ướt

  3. có rất nhiều mao mạch

  4. có sắc tố hô hấp

  5. có sự lưu thông khí

  6. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo dòng nước chảy một chiều từ miệng qua mang

  7. cách sắp xếp của mao mạch trong mang

Những đặc điểm nào chỉ có ở cá xương?

A. (5) và (6). B. (1) và (4). C. (2) và (3). D. (6) và (7).

Câu 8: Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí ở

A. mang. B. bề mặt toàn cơ thể.

C. phổi. D. các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang,…

Câu 9: Điều không đúng với đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí là

A. tỉ lệ giữa thể tích cơ thể và diện tích bề mặt cơ thể khá lớn.

B. da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.

C. dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.

D. tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (s/v) khá lớn.

Câu 10: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) hô hấp

A. bằng mang. B. bằng phổi.

C. bằng hệ thống ống khí. D. qua bề mặt cơ thể.

Câu 11: Tại sao phổi của chim bồ câu có kích thước rất nhỏ so với phổi của chuột nhưng hiệu quả trao đổi khí của bồ câu lại cao hơn hiệu quả hơn so với chuột?

A. Vì chim có đời sống bay lượn nên lấy được các khí ở trên cao sạch hơn và có nhiều oxi hơn.

B. Vì chim có đời sống bay lượn nên cử động cánh giúp phổi chim co giãn tốt hơn.

C. Vì phổi của chim có hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào phổi còn chuột có các phế nang phải trao đổi khí qua hệ thống mao mạch nên trao đổi khí chậm hơn.

D. Vì hệ thống hô hấp khí của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí, hô hấp kép và không có khí cặn.

Câu 12: Hệ thống ống khí của chim  không có khí cặn là vì

A. Phổi của chim có khả năng xẹp tối đa ép toàn bộ khí ra ngoài.

B. Dòng khí lưu thông một chiều từ túi khí trước  phổi  túi khí sau rồi ra môi trường.

C. Hệ thống hô hấp của chim gồm phổi và 2 hệ thống túi khí: trước và sau.

D. Khi thở ra túi khí trước đóng lại, túi khí sau co bóp tạo lực lớn đẩy toàn bộ khí trong phổi ra ngoài.

1.2. Tuần hoàn máu

Câu 1: Ở hệ tuần hoàn kín, máu được phân phối trong cơ thể như thế nào?

A. máu điều hòa và phân phối nhanh đến các cơ quan.

B. máu không được điều hòa và được phân phối nhanh đến các cơ quan.

C. máu được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan.

D. máu không được điều hòa và được phân phối chậm đến các cơ quan.

Câu 2: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là

A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim.

B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim.

C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim.

D. tim→ động mạch→ xoang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim.

Câu 3: Trong hệ tuần hoàn mở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh. B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Cao, tốc độ máu chạy chậm.

Câu 4: Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là

A. Tim → Động mạch→ tĩnh mạch→ mao mạch→ tim.

B. Tim → động mạch→ mao mạch→ tĩnh mạch→ tim.

C. Tim → mao mạch→ động mạch→ tĩnh mạch→ tim.

D. Tim → động mạch→ mao mạch→ động mạch→ tim.

Câu 5: Ở hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?

A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chị nhờ dịch mô.

B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp nên tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.

C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp ( mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.

D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp việc thực hiện chỉ nhờ máu.

Câu 6: trong các loài sau đây:

(1)Tôm. (2) Cá. (3) Ốc sên. (4) Ếch.

(5) Trai. (6) Bạch tuộc. (7) Giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

A. (1), (3) và (5). B. (1), (2) và (3).

C. (2), (5) và (6). D. (3), (5) và (6).

Câu 7: Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự

A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ.

B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm thất.

C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ.

D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ.

Câu 8: Xét các đặc điểm sau:

  1. Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

  2. Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô

  3. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

  4. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim

  5. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9: Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự

A. Tim → Động mạch giàu O2 → mao mạch → tĩnh mạch giàu CO2 → tim.

B. Tim → động mạch giàu CO2 → mao mạch→ tĩnh mạch giàu O2 → tim.

C. Tim → động mạch ít O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim.

D. Tim → động mạch giàu O2 → mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO2 → tim.

Câu 10: Trong các phát biểu sau:

  1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn

  2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa

  3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào

  4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh

  5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao

Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A. 1. B. 3. C. 4. D. 5

Câu 11: Khi nói về mối liên hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Động vật càng lớn nhịp tim càng nhanh và ngược lại.

B. Động vật càng lớn nhịp tim càng ổn định.

C. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng nhanh và ngược lại.

D. Động vật càng nhỏ nhịp tim càng chậm và ngược lại.

Câu 12: Khi tiêm chất nào sau đây vào máu thì sẽ gây hiện tượng co mạch máu?

A. Adrenalin. B. Acetylcholin.

C. Andostreron. D. Histamin.

Câu 13: Tim bơm máu vào động mạch theo từng đợt nhưng máu vẫn chảy thành dòng liên tục trong mạch, nguyên nhân chính là do: 

A. lực liên kết giữa các phân tử máu.

B. lực liên kết giữa máu và các thành mạch.

C. tính đàn hồi của thành mạch.

D. tim co rồi giãn có chu kì giúp dàn máu thành dòng trong mạch.

Câu 14: Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng

A. 95 lần/phút. B. 85 lần/phút. C. 75 lần/phút. D. 65 lần/phút

Câu 15: Động mạch là nhưng mạch máu

A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.

D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan.

Câu 16: Trong hệ nhóm máu AOB của người có 4 nhóm máu A, máu B, máu O và máu AB. Máu nhóm AB có thể truyền cho người có nhóm máu nào sau đây?

A. AB. B. A. C. B. D. O.

Câu 17: Mao mạch là những

A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.

B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.

D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.

Câu 18: Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất (van nối giữa tâm nhĩ với tâm thất) sẽ dễ bị suy tim. Nguyên nhân chính là do

A. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ, làm cho lượng máu chảy vào động mạch vành giảm nên lượng máu nuôi tim giảm.

B. Khi bị hở van tim thì sẽ dẫn tới làm tăng nhịp tim rút ngắn thời gian nghỉ của tim.

C. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ làm cho lượng máu cung cấp trực tiếp cho thành tâm thất giảm, nên tâm thất bị thiếu dinh dưỡng và oxi.

D. Khi tâm thất co sẽ đẩy một phần máu chảy ngược lên tâm nhĩ ngăn cản tâm nhĩ nhận máu từ tĩnh mạch về phổi làm cho tim thiếu oxi để hoạt động.

Câu 19: Tĩnh mạch là những mạch máu từ

A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.

B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim.

D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.

Câu 20: Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm

B. Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất

C. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần

D. Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu

Câu 21: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự:

A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co.

B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co.

C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co.

D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co.

Câu 22: Huyết áp là lực co bóp của

A. tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch.

B. tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch.

C. tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch.

D. tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch.

Câu 23: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì

A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 24: Khi nói về ý nghĩa của hiện tượng cấu trúc của 2 tâm thất ở người không giống nhau, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Thành tâm thất phải tương đối mỏng, phù hợp với chức năng tâm thất phải đẩy máu đến hai lá phổi với quãng đường đi ngắn.

B. Thành tâm thất trái dày phù hợp với chức năng tâm trái đẩy máu theo vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể với quãng đường đi dài cần áp lực lớn.

C. Nếu thành tâm thất trái có cấu trúc giống như thành tâm thất phải thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt máu cho các quan hoạt động.

D. Nếu thành tâm thất phải có cấu trúc giống như thành tâm thất trái thì hoạt động trao đổi khí được tăng cường do máu đi trong động mạch phổi nhanh.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khi mất máu thì chỉ số lượng hồng cầu/ ml máu tăng do số lượng hồng cầu giữ nguyên mà thể tích máu giảm

B. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu không thay đổi do số lượng hồng cầu và thể tích máu đều giảm

C. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu tăng do số lượng hồng cầu tăng, thể tích máu giảm

D. Khi mất máu thì chỉ số số lượng hồng cầu/ ml máu giảm do số lượng hồng cầu giảm, thể tích máu nhanh chóng được phục hồi

Câu 26: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?

  1. Lực co tim.

  2. Nhịp tim.

  3. Độ quánh của máu.

  4. Khối lượng máu.

  5. Số lượng hồng cầu.

  6. Sự đàn hổi của mạch máu.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4) và (5). B. (1), (2), (3), (4) và (6).

C. (2), (3), (4), (5) và (6). D. (1), (2), (3), (5) và (6).

Câu 27: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ

A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.

B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch.

C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch.

D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch.

1.3. Cân bằng nội môi

Câu 1: Cân bằng nội môi là hoạt động

A. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu.

B. Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể.

C. Duy trì cân bằng độ pH.

D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Câu 2: Bộ phận thực hiện cơ chế cân bằng nội môi là

A. hệ thàn kinh và tuyến nội tuyến.

B. các cơ quan dinh dưỡng như thận, gan, mạch máu,...

C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

D. cơ và tuyến.

Câu 3: Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.

D. bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 4: Khi lượng nước trong cơ thể giảm thì sẽ dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A. Áp suất thẩm thấu tăng và huyết áp giảm.

B. Áp suất thẩm thấu và huyết áp tăng.

C. Áp suất thẩm thấu giảm và huyết áp tăng.

D. Áp suất thẩm thấu và huyết áp giảm.

Câu 5: Liên hệ ngược xảy ra khi

A. điều kiện lý hóa ở môi trường trong sau khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

B. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

C. sự trả lời của bộ phận thực hiện làm biến đổi các điều kiện lý hóa ở môi trường trong.

D. điều kiện lý hóa ở môi trường trong trở về bình thường trước khi được điều chỉnh, tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 6: Khi nói về cơ chế điều hòa cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  1. Hệ hô hấp giúp duy trì độ pH.

  2. Hệ thần kinh có vai trò điều chỉnh huyết áp.

  3. Hệ tiết niệu tham gia điều hòa pH máu.

  4. Trong 3 hệ đệm điều chỉnh pH thì hệ đệm protein là mạnh nhất, có khả năng điều chỉnh được cả tính axit và bazo.

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 7: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…

C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

D. cơ quan sinh sản.

Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây làm cho cơ thể có cảm giác khát nước?

A. Do áp suất thẩm thấu trong máu tăng.

B. Do áp suất thẩm thấu trong máu giảm.

C. Do độ pH của máu giảm.

D. Do nồng độ glucozo trong máu giảm.

Câu 9: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm.

D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm.

Câu 10: Hệ đệm bicacbonat (NaHCO3/Na2CO3) có vai trò nào sau đây?

A. Duy trì cân bằng lượng đường glucozo trong máu.

B. Duy trì cân bằng nhiệt độ cơ thể.

C. Duy trì cân bằng độ pH của máu.

D. Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu.

Câu 11: Bộ phận thực hiện trong cơ chế diu trì cân bằng nội môi là

A. trung ương thần kinh. B. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.

C. tuyến nội tiết. D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu,…

Câu 12: Khi nói về vai trò của gan, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tiết ra các hoocmon để điều hòa cơ thể.

B. Khử các chất độc hại cho cơ thể.

C. Điều chỉnh nồng độ glucozo trong máu.

D. Sản xuất protein huyết tương (fibrinogen, các gobulin và anbumin).

Câu 13: Khi nói về cấu trúc và vai trò của thận, phát biểu nào sau đây sai?

A. Ở cầu thận có hệ thống mao mạch dày đặc, thành mỏng dễ trao đổi chất.

B. Quá trình lọc ở cầu thận giúp duy trì cân bằng nội môi.

C. Ở cầu thận có động mạch đến lớn còn động mạch nhỏ đi.

D. Cấu trúc cầu thận hình cầu có hệ thống mao mạch bao quanh, giống cấu trúc phế nang ở phổi.

Câu 14: Chức năng của bộ phận thực hiện cơ chế duy trì cân bằng nội môi là

A. điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

B. làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

C. tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

D. tác động vào các bộ phận kích thích dựa trên tín hiệu thần kinh và hoocmôn.

Câu 15: Những chức năng nào dưới đây không phải của bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi?

  1. Điều khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn.

  2. Làm tăng hay giảm hoạt động trong cơ thể để đưa môi trường trong về trạng thái cân bằng và ổn định.

  3. Tiếp nhận kích thích từ môi trường và hình thành xung thần kinh.

  4. Làm biến đổi điều kiện lý hóa của môi trường trong cơ thể.

Phương án trả lời đúng là

A. (1), (2) và (3). B. (1), (3) và (4).

C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).

Câu 16: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong

A. tế bào. B. mô. C. cơ thể. D. cơ quan.

2. Cảm ứng ở thực vật

2.1. Hướng động

Câu 1: Trường hợp nào sau đây là hướng động?

A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi.

B. Vận động cụp lá của cây trinh nữ.

C. Vận động hướng sáng của cây sồi.

D. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương.

Câu 2: Những phản ứng nào sau đây là biểu hiện tính hướng động ở thực vật?

  1. Hiện tượng than cây quấn vào cọc để leo lên của cây đậu cô ve

  2. Hiện tượng cuốn ngọn của cây sắn dây

  3. Hiện tượng đóng mở khí khổng

  4. Hiện tượng cụp lá của cây bắt mồi

  5. Hiện tượng vươn ra ánh sáng khi chiếu sáng một phía của ngọn cây

A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (1) và (5). D. (1) và (4)

Câu 3: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A. nhanh, dễ nhận thấy. B. chậm, khó nhận thấy.

C. nhanh, khó nhận thấy. D. chậm, dễ nhận thấy.

Câu 4: Khi nói về các kiểu hướng động của thân cây và rễ cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thân hướng sáng dương và hướng trọng tâm lực âm, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

B. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực dương.

C. Thân hướng sáng âm và hướng trọng lực âm, còn rễ hướng sáng dương và hướng trọng lực âm.

D. Thân hướng sáng dương và hướng trọng lực dương, còn rễ hướng sáng âm và hướng trọng lực dương.

Câu 5: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là

A. hoa. B. thân. C. rễ. D. lá.

Câu 6: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với

A. tác nhân kích thích từ một hướng. B. sự phân giải sắc tố.

C. đóng khí khổng. D. sự thay đổi hàm lượng axit nuclêic.

Câu 7: Khi nói về tính hướng động của ngọn cây thì phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng dương.

B. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng âm.

C. Ngọn cây có tính hướng đất âm, hướng sáng âm.

D. Ngọn cây có tính hướng đất dương, hướng sáng dương.

Câu 8: Sự uốn cong ở cây là do sự sinh trưởng

A. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phái không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

B. đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

C. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

D. không đều của hai phía cơ quan, trong đó các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 9: Tính cảm ứng của thực vật là khả năng

A. nhận biết các thay đổi môi trường của thực vật.

B. phản ứng của thực vật trước thay đổi của môi trường.

C. nhận biết và phản ứng kịp thời với các thay đổi của môi trường.

D. chống lại các thay đổi của môi trường.

Câu 10: Đỉnh sinh trưởng của rễ cây hướng vào lòng đất, đỉnh của thân cây hướng theo chiều ngược lại. Đây là kiểu hướng động nào?

A. Hướng hóa. B. Hướng tiếp xúc.

C. Hướng trọng lực. D. Hướng sáng.

Câu 11: Khi không có ánh sáng, cây non

A. mọc vống lên và lá có màu vàng úa. B. mọc bình thường nhưng lá có màu đỏ.

C. mọc vống lên và lá có màu xanh. D. mọc bình thường và lá có màu vàng úa.

Câu 12: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.

C. Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.

D. Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất.

2.2. Ứng động

Câu 1: Trường hợp nào sau đây là ứng động không sinh trưởng?

A. Vận động bắt côn trùng của cây bắt mồi.

B. Vận động hướng đất của rễ cây đậu.

C. Vận động hướng ánh sáng của cây sồi.

D. Vận động hướng mặt trời của cây hoa hướng dương.

Câu 2: Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là

A. ứng động sinh trưởng. B. quang ứng động.

C. ứng động không sinh trưởng. D. điện ứng động.

Câu 3: Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của

A. ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông. B. quang ứng động và điện ứng đông.

C. nhiệt ứng động và thủy ứng đống. D. ứng động tổn thương.

Câu 4: Khi nói về tính ứng động của cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích từ một hướng xác định

B. Hình thức phản ứng của cây trước tá nhân kích thích không định hướng

C. Hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường 

D. Hình thức phản ứng của cây không kèm theo sự sinh trưởng

Câu 5: Sự đóng mở của khí khổng là ứng động

A. sinh trưởng. B. không sinh trưởng

C. ứng động tổn thương. D. tiếp xúc

Câu 6: Trong các hiện tượng sau:

  1. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

  2. Khí khổng đóng mở.

  3. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

  4. Sự khép và xòe của lá cây trinh nữ.

  5. Lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm.

Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?

A. (1) và (3). B. (2) và (4).

C. (3) và (5). D. (2) và (5).

Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không thuộc hình thức ứng động theo đồng hồ sinh học?

A. Lá bàng rụng vào mùa đông. B. Hoa nở vào ban đêm.

C. Hoa nở vào khoảng 9-10 giờ. D. Lá cụp xuống khi chạm tay vào.

Câu 8: Trong các hiện tượng sau :

  1. Khí khổng đóng mở.

  2. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng.

  3. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.

  4. Sự dóng mở của lá cây trinh nữ.

  5. Lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại.

Bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9: Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước

A. nhiều tác nhân kích thích.

B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng.

C. tác nhân kích thích không định hướng.

D. tác nhân kích thích không ổn định.

Câu 10: Cho các nội dung sau:

  1. Ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào.

  2. Thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa).

  3. Sự đóng mở khí khổng.

  4. Sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh.

  5. Các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa

  6. Cây nắp ấm bắt mồi.

  7. Là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào.

Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp

A. sinh trưởng: (1), (2) và (4) ; không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7).

B. sinh trưởng: (2), (4) và (7) ; không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6).

C. sinh trưởng: (1), (4) và (5) ; không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7).

D. sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6) ; không sinh trưởng: (3), (5) và (7).

3. Cảm ứng ở động vật

3.1. Cảm ứng ở động vật

Câu 1: Hệ thần kinh dạng lưới được tạo thành bởi các tế bào thần kinh

A. rải rác dọc theo khoang cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

B. phân bố đều trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

C. rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

D. phân bố tập trung ở một số vùng trong cơ thể và liên hệ với nhau qua sợi thần kinh tạo thành mạng lưới tế bào thần kinh.

Câu 2: Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích

A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.

D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển.

Câu 3: Căn cứ vào chức năng, hệ thần kinh dạng ống được phân chia thành các bộ phận: 

A. Thần kinh trung ương gồm bộ não, tủy sống và thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.

B. Thần kinh vận động điều khiển các hoạt động theo ý muốn và thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động không theo ý muốn.

C. Thần kinh sinh dưỡng điều khiển các hoạt động hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, bài tiết và thần kinh vận động điều khiển các hoạt động vận động.

D. Thần kinh trung ương bao gồm não bộ, tủy sống được chia thành 2 phần thần gồm kinh sinh dưỡng, thần kinh vận động; thần kinh ngoại biên gồm dây thần kinh, hạch thần kinh.

Câu 4: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự

A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin.

B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin.

C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng.

D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng.

Câu 5: Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách

A. trả lời kích thích cục bộ. B. co toàn bộ cơ thể.

C. co rút chất nguyên sinh. D. chuyển động cả cơ thể.

Câu 6: Trong các động vật sau:

(1) Giun dẹp. (2) Thủy tức. (3) Đỉa.

(4) Trùng roi. (5) Giun tròn. (6) Gián. (7) Tôm

Bao nhiêu loài có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. 1. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 7: Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cảm ứng của động vật ?

  1. Phản ứng chậm.

  2. Phản ứng khó nhận thấy.

  3. Phản ứng nhanh.

  4. Hình thức phản ứng kém đa dạng.

  5. Hình thức phản ứng đa dạng.

  6. Phản ứng dễ nhận thấy.

Phương án trả lời đúng là

A. (1), (4) và (5). B. (3), (4) và (5).

C. (2), (4) và (5). D. (3), (5) và (6).

Câu 8: Trong các phát biểu sau:

  1. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh.

  2. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.

  3. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.

  4. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng.

Các phát biểu đúng về phản xạ là

A. (1), (2) và (4). B. (1), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4). D. 1), (2) và (3).

Câu 9: Nhóm thực vật nào sau đây có thể trả lời cục bộ ở vùng bị kích thích?

A. Trùng biến hình, giáp xác. B. Trùng đế giày, sứa.

C. San hô, mực ống. D. Giun đất, giáp xác.

Câu 10: Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành bởi các tế bào thần kinh tập trung thành các hạch thần kinh và được nối với nhau tạo thành chuỗi hạch

A. nằm dọc theo chiều dài cơ thể. B. nằm dọc theo lưng và bụng.

C. nằng dọc theo lưng. D. phân bố ở một số phần cơ thể.

Câu 11: Ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới, phản xạ diễn ra theo trật tự:

A. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

B. các giác quan tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các nội quan thực hiện phản ứng.

C. các tế bào cảm giác tiếp nhận kích thích → chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các tế bào biểu mô cơ.

D. chuỗi hạch phân tích và tổng hợp thông tin → các giác quan tiếp nhận kích thích → các cơ và nội quan thực hiện phản ứng.

Câu 12: Vì sao khi tiến hành mổ lộ tim ếch, người ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ ếch?

A. Người ta hủy tủy sống là giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi.

B. Vì tủy sống điền khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác.

C. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm im, dễ thao tác, dễ quan sát hơn.

D. Vì tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giú dễ thao tác và quan sát hơn.

Câu 13: Khi nói về phản xạ, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ và vòng phản xạ.

B. Phản xạ bao gồm tất cả các dạng cảm ứng khác nhau.

C. Động vật có hệ thần kinh càng tiến hóa thì số lượng phức tạp càng nhiều.

D. Có nhiều phản xạ khi động vật sinh ra là đã có.

Câu 14: Điều không đúng với đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là

A. số lượng tế bào thần kinh tăng so với thần kinh dạng lưới.

B. khả năng phối hợp giữa các tế bào thần kinh tăng lên.

C. phản ứng cục bộ, ít tiêu tốn năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

D. phản ứng toàn thân, tiêu tốn nhiều năng lượng so với thần kinh dạng lưới.

Câu 15: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nhện có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

B. Mực có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

C. Sứa có hệ thần kinh mạng lưới.

D. Cá có thệ thần kinh mạng lưới.

Câu 16: Hệ thần kinh của côn trùng gồm: hạch đầu,

A. hạch ngực, hạch lưng. B. hạch thân, hạch lưng.

C. hạch bụng, hạch lưng. D. hạch ngực, hạch bụng.

Câu 17: Khi nói về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  1. Phản xạ không điều kiện thường trả lời lại các kích thích đơn lẻ

  2. Phản xạ có điều kiện có số lượng tế bào thần kinh tham gia nhiều hơn phản xạ không điều kiện

  3. Số lượng phản xạ có điều kiện ở cá thể động vật là không hạn ché

  4. Động vật bậc thấp không có hoặc có rất ít phản xạ có điều kiện

  5. Phản xạ không điều kiện có tính bền vững cao còn phản xạ có điều kiện dễ mất đi

A. 5. B. 4. C. 3. D. 1.

Câu 18: Những phản xạ nào sau đây thuộc loại phản xạ có điều kiện?

  1. Khi thấy rắn thì mọi người đều bỏ chạy.

  2. Cá bơi lên mặt nước khi nghe tiếng kẻng của người nuôi cá.

  3. Khiêng vật nặng cơ thể bị ra mồ hôi.

  4. Khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp, nếu mặc không đủ ấm thì cơ thể sẽ bị run rẩy.

  5. Tinh tinh dùng que để bắt mối trong tổ ra ăn.

A. (1), (2), (5). B. (1), (2), (4).

C. (2), (4), (5). D. (3), (4), (5).

Câu 19: Phản xạ phức tạp thường là phản xạ

A. có điều kiện, do một số ít tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não.

B. không điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não.

C. Có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào tủy sống.

D. Có điều kiện, do một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, trong đó có các tế bào vỏ não.

Câu 20: Bộ phận của não phát triển nhất là

A. não trung gian. B. bán cầu đại não.

C. tiểu não và hành não. D. não giữa,

Câu 7: Khi chạm tay phải gai nhọn , trật tự nào sau đây mô tả đúng cung phản xạ co ngón tay?

A. Thụ quan đau ở da → sợi vận động của dây thần kinh tủy → tủy sống→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.

B. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → các cơ ngón tay.

C. Thụ quan đau ở da→ sợi cảm giác của dây thần kinh tủy → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.

D. Thụ quan đau ở da → tủy sống → sợi vận động của dây thần kinh tủy → các cơ ngón tay.

Câu 21: Tại sao hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ (như co 1 chân) khi bị kích thích?

A. Số lượng tế bào thần kinh tăng lên.

B. Mỗi hạch là một trung tâm điều khiển vùng xác định của cơ thể.

C. Do các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau.

D. Các hạch thần kinh liên hệ với nhau.

Câu 22: Trong hệ thần kinh dạng ống, não gồm những phần nào?

A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.

B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành - cầu não.

C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành - cầu não.

D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành - cầu não.

Câu 23: Kể thứ tự chính xác sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người: 

A. Thụ quan đau ở da → Đường cảm giác → Tủy sống → Đường vận động → Cơ co.

B. Thụ quan đau ở da → Đường vận động → Tủy sống → Đường cảm giác → Cơ co.

C. Thụ quan đau ở da → Tủy sống → Đường cảm giác → Đường vận động → Cơ co.

D. Thụ quan đau ở da → Đường cảm giác → Đường vận động → Tủy sống → Cơ co.

Câu 24: Phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện, thực hiện trên cung phản xạ do

A. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do tủy sống điều khiển.

B. một số ít tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.

C. một số tế bào thần kinh nhất định tham gia và thường do tủy sống điều khiển.

D. một số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia và thường do não bộ điều khiển.

Câu 25: Điều không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là

A. được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.

B. không di truyền được, mang tính cá thể.

C. có số lượng hạn chế.

D. thường do vỏ não điều khiển.

Câu 26: Điều không đúng đối với sự tiến hóa của hệ thần kinh là tiến hóa theo hướng

A. từ dạng lưới → chuỗi hạch → dạng ống

B. tiết kiệm năng lượng trong phản xạ

C. phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường

D. tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng

3.2. Tập tính của động vật

Câu 1: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau: 

A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp. B. bẩm sinh, học được.

C. bẩm sinh, hỗn hợp. D. học được, hỗn hợp.

Câu 2: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất?

A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính di cư.

C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. Tập tính sinh sản.

Câu 3: Xét các đặc điểm sau:

  1. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.

  2. Rất bền vững và không thay đổi.

  3. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện.

  4. Do kiểu gen quy định.

Trong các đặc điểm trên, những đặc điểm của tập tính bẩm sinh gồm:

A. (1) (2) và (3). B. (2), (3) và (5).

C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4).

Câu 4: Cho các trường hợp sau :

  1. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.

  2. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.

  3. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa nơron nên có thể thay đổi.

  4. Sự tạo lập một chuỗi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.

Điều không đúng với sự hình thành tập tính học được là

A. (1), (3) và (4). B. (2), (3) và (4).

C. (1), (2) và (3). D. (1), (2) và (4).

Câu 5: Bóng đen ập xuống nhiều lần, gà con không chạy đi ẩn nấp nữa là kiểu học tập: 

A. in vết. B. quen nhờn. C. điều kiện hóa. D. học ngầm.

Câu 6: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thong qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.

Câu 7: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. học được. B. bẩm sinh. C. hỗn hợp. D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.

Câu 8: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai?

A. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm.

B. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng.

C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.

D. Số lượng tập tính học được không hạn chế.

Câu 9: Xét các trường hợp sau :

  1. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.

  2. Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính.

  3. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.

  4. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính.

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 10: Xét các phát biểu sau đây:

  1. Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

  2. Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững.

  3. hầu hết tập tính học được đều bền vững.

  4. Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh.

  5. Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết.

  6. Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định.

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính ?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 11: Tập tính động vật là

A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 12: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể.

B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài.

C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.

D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Câu 13: Học khôn là

A. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống tương tự.

B. phối hợp các kinh nghiệm cũ và những hiểu biết mới để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

C. từ các kinh nghiệm cũ sẽ tìm cách giải quyết những tình huống tương tự.

D. kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tim cách giải quyết những tình huống mới.

Câu 14: Thầy dạy toán yêu cầu bạn giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, bạn đã giải được bài tập này. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: 

A. in vết. B. học khôn. C. điều kiện hóa đáp ứng. D. học ngầm.

Câu 15: Tập tính quen nhờ là tập tính động vật không trả lời khi kích thích

A. không liên tục và không gây nguy hiểm gì.

B. ngắn gọn và không gây nguy hiểm gì.

C. lặp đi lặp lại nhiều lần và không gây nguy hiểm gì.

D. giảm dần cường độ và không gây nguy hiểm gì.

Câu 16: In vết là hình thức học tập mà con vật mới sinh ra

A. bám theo vật thể tĩnh mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau.

B. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết giảm dần trong những ngày sau.

C. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau.

D. bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên, hiệu quả in vết tăng dần trong những ngày sau.

Câu 17: Một con mèo đnag đói chỉ nghe thấy tiếng lách cách, nó đã vội vàng chạy xuống bếp, đây là một ví dụ về hình thức học tập: 

A. quen nhờn. B. học khôn. C. điều kiện hóa đáp ứng. D. điều kiện hóa hành động.

Câu 18: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, sau đó những điều đã học

A. không được dùng đến nên động vật sẽ quên đi.

B. lại được củng cố bằng các hoạt động có ý thức.

C. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.

D. được tái hiện giúp động vật giải quyết được những tình huống khác lạ.

Câu 19: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó là tập tính: 

A. bảo vệ lãnh thổ. B. sinh sản. C. di cư. D. xã hội

Câu 20: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính

A. sinh sản. B. di cư. C. xã hội. D. bảo vệ lãnh thổ.

Câu 21: Ví dụ nào sau đây là kết quả của hình thức học khôn?

A. Ngỗng con mới nở biết đi theo ngỗng mẹ.

B. Bật đèn và cho chó ăn (tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần) thì khi thấy đèn bật chó sẽ tiết nước bọt.

C. Ngỗng con vừa mới nở ra thấy đồ chơi thì đi theo đồ chơi.

D. Vượn biết kê các đồ vật để đứng lấy thức ăn.

Câu 22: Ở động vật có hệ thần kinh chưa phát triển, tập tính kiếm ăn

A. một số ít là tập tính bẩm sinh. B. phần lớn là tập tính học được.

C. phần lớn là tập tính bẩm sinh. D. là tập tính học được.

Câu 23: Ứng dụng chó bắt kẻ gian và phát hiện dấu vết tội phạm là ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào?

A. Săn bắn. B. Giải trí.

C. Bảo vệ mùa màng. D. An ninh quốc gia.

3.3. Truyền tin qua xinap

Câu 1: Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian có vai trò nào sau đây?

A. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xinap.

B. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap.

C. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp.

D. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng trước xinap.

Câu 2: Trong quá trình dẫn truyền xung thần kinh qua xinap hóa học, ion Ca2+ có vai trò?

A. Làm thay đổi tính thấm của dung dịch ở tận cùng sợi trục, từ đó làm xuất bào các bóng chứa chất trung gian hóa học.

B. Tác động lên thụ thể ở màng sau xinap, làm thay đổi tính thấm của màng sau dẫn đến xung thần kinh được dẫn truyền.

C. Làm tăng nồng độ ion của dung dịch ngoại bào, từ đó làm tăng độ lớn của điện thế nghỉ.

D. Làm thay đổi hướng truyền của xung thần kinh khi đi qua xinap.

Câu 3: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng trước xináp. B. khe xináp. C. chùy xináp.        D. màng sau xináp.

Câu 4: Diện tiếp xúc giữa các nơron với cơ quan trả lời được gọi là

A. diện tiếp diện. B. điểm nối. C. Xinap. D. Xiphong.

Câu 5: Qua trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự

A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp.

B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp.

D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Câu 6: Nguyên nhân làm cho tốc độ truyền tin qua xinap hóa học bị chậm hơn so với xinap điện là: 

A. Diện tiếp xúc giữa các nơron khá lớn nên dòng điện bị phân tán.

B. Cần có thời gian để phá vỡ túi chứa và để chất môi giới khuếch tán qua khe xinap.

C. Cần đủ thời gian cho sự tổng hợp chất môi giới hóa học.

D. Phải có đủ thời gian để phân hủy chất môi giới hóa học.

Câu 7: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là

A. axêtincôlin và đôpamin. B. axêtin cô lin và serôtônin.

C. serôtônin và norađrênalin. D. axêtincôlin và norađrênalin.

Câu 8: Cấu trúc không gian thuộc thành phần xinap là: 

A. khe xinap. B. cúc xinap. C. Các ion Ca2+. D. màng sau xinap

Câu 9: Khi bị thương, đắp đá lạnh lên vết thương sẽ có tác dụng giảm đau. Dựa theo cơ chế truyền xung thần kinh, giải thích nào sau đây là đúng?

A. Đá lạnh sẽ làm đông cứng các bóng chứa chất trung gian hóa học tại vết thương nên xung thần kinh không được truyền đi.

B. Đá lạnh sẽ làm đóng tất cả các kênh ion trên sợi thần kinh nên xung thần kinh không được truyền đi.

C. Đá lạnh sẽ biến tính các thụ thể ở màng sau nên không tiếp nhận được các chất trung gian hóa học làm xung thần kinh không được truyền đi.

D. Đắp đá lạnh làm giảm nhiệt ở vị trí bị thương, noron tại chỗ giảm chuyển hóa, giảm khả năng truyền xung thần kinh.

Câu 10: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

B. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau.

C. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

D. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

Câu 11: Ở xinap hóa học, xung thần kinh chỉ lan truyền theo 1 chiều từ màng trước ra màng sau xinap. Nguyên nhân là do: 

A. Phía màng sau không có bọng chứa chất trung gian hóa học, màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

B. Khe xinap có kích thước rộng nhưng điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền theo được một chiều.

C. Xung thần kinh chỉ có ở phía trước màng xinap sau đó mới truyền đến màng sau xinap chứ không bao giờ xuất hiện ở màng sau xinap.

D. Do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xinap.

Câu 12: Trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng vì

A. sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hóa học chỉ theo một chiều.

B. các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hóa học theo một chiều.

C. khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.

D. chất trung gian hóa học bị phân giải sau khi đến màng sau xináp.

Câu 13: Khi xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap thì sẽ làm mở kênh nào sau đây ở chùy xinap?

A. Kênh K+. B. Kênh Na+ C. Kênh Ca2+. D. Kênh H+

3.4. Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Câu 1: Sự lan truyền xung thân fkinh trên sợi có bao miêlin “nhảy cóc” vì

A. sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.

B. đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng.

C. giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.

D. tạo cho tốc độ truyền xung quanh.

Câu 2: Xung thần kinh là

A. sự xuất hiện điện thế hoạt động.

B. thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động.

C. thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động.

D. thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động.

Câu 3: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là

A. Khử cực  Đảo cực  Tái phân cực.

B. Đảo cực  Tái phân cực  Mất phân cực.

C. Mất phân cực  Tái phân cực  Đảo cực.

D. Đảo cực Mất phân cực  Tái phân cực.

Câu 4: Khi nói về sự lan truyền xung thần kinh, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Xung thần kinh lan truyền theo một chiều từ màng sau đến màng trước của xinap.

  2. Xung thần kinh lan truyền trên sợi trục có miêlin nhanh hơn trên sợi trục không có miêlin.

  3. Xung thần kinh lan truyền qua xinap hóa học theo cơ chế hóa- điện- hóa.

  4. Xung thần kinh lan truyền trong cung phản xạ theo 1 chiều.

  5. Khi kích thích vào giữa sợi thì xung thần kinh lan truyền theo cả hai chiều.

  6. Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh theo 1 chiều không quay ngược trở lại.

A. 1. B. 3. C. 4. D. 6.

Câu 5: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,

A. chậm và tốn ít năng lượng. B. chậm và tốn nhiều năng lượng.

C. nhanh và tốn ít năng lượng. D. nhanh và tốn nhiều năng lượng.

Câu 6: Trên sợi trục không có bao miêlin, xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác do

A. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực.

B. đảo cực đến mất phân cực rồi tái phân cực.

C. mất phân cực đến đảo cực rồi tái phân cực.

D. mất phân cực đến tái phân cực rồi đảo cực.

Câu 7: Tại sao tốc độ lan truyền của điện thế hoạt động qua xinap hóa học lại chậm hơn so với lan truyền trên sợi thần kinh?

A. Vì trên sợi thần kinh số lượng các kênh ion K+ và Na+ nhiều hơn ở chùy xinap.

B. Vì trên sợi thần kinh điện thế hoạt động được hình thành liên tục từ điểm này sang điểm khác kế bên; còn xinap bị ngắt quãng bởi khe xinap.

C. Vì trên sợi thần kinh có nhều ty thể hơn tại chùy xinap nên được cung cấp nhiều năng lượng hơn.

D. Vì trên sợi thần kinh, xung được lan truyền theo nguyên tắc lan truyền điện; còn qu xinap xung được lan truyền theo cơ chế điện- hóa- điện.

Câu 8: Cho các trường hợp sau:

  1. Diễn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác.

  2. Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo.

  3. Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng.

  4. Nếu kích thích tại điểm giữa sợi trục thì lan truyền chỉ theo một hướng.

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào?

A. (1), (2) và (4). B. (2), (3) và (4)

C. (1), (3) và (4). D. (1), (2) và (3)

Câu 9: Khi nói về vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  1. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là 100m/giây.

  2. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin là 3-5m/ giây.

  3. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin là 100m/ giây.

  4. Vận tốc lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin nhanh hơn trên sợi thần kinh có bao miêlin.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 10: Xung thần kinh xuất hiện và lan truyền trên trục sợi thần kinh có bao miêlin

  1. Tuân theo quy luật “tất cả hoặc không”.

  2. Theo lối nhảy cóc nên tốc độ dẫn truyền nhanh.

  3. Tốn ít năng lượng hơn trên sợi không có bao miêlin.

  4. Có biên độ giảm dần khi chuyển qua eo Ranvie.

  5. Không thay đổi điện thế khí lan truyền suốt dọc sợi trục.

Tổ hợp nào sau đây là đúng với xung thần kinh có bao miêlin ?

A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (2), (3) và (5).

C. (1), (2), (4) và (5). D. (2), (3), (4) và (5).

Câu 11: Hưng phấn là gì?

A. Khả năng lan truyền luồng thần kinh trên sợi thần kinh.

B. Khả năng nhận và trả lời kích thích của tế bào.

C. Những biến đổi lí hóa xảy ra trong tế bào khi bị kích thích.

D. Phản xạ của cơ thể trả lời lại kích thích của môi trường.

Lưu ý: Học sinh cần trả lời các câu hỏi tự luận cuối bài trong phạm vi kiến thức đã học.

…………….. HẾT……………..