Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chương IV Sinh sản (Sinh học 11), trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

d3d0f2261537a7e55f0339d515f76c30
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:59:14 | Được cập nhật: hôm qua lúc 14:15:12 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 361 | Lượt Download: 8 | File size: 0.062935 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHƯƠNG IV: SINH SẢN

CHỦ ĐỀ: SINH SẢN Ở THỰC VẬT

  1. NỘI DUNG:

  1. Khái niệm chung về sinh sản

  • Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài

  • Phân loại: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

  1. Sinh sản vô tính ở thực vật:

  1. Khái niệm

  • Ví dụ: Dây khoai lang( hoặc củ)→ cây khoai lang

Lá bỏng→ cây lá bỏng

  • Khái niệm: là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

  1. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

  1. Sinh sản bằng bào tử

Nguyên phân

Giải phóng

  • Đại diện: rêu, dương xỉ

  • Diễn biến: Túi bào tử Bào tử Cơ thể mới

  1. Sinh sản sinh dưỡng

  • Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

  • Đại diện: khoai lang, rau má, gừng, thuốc bỏng, khoai tây, cỏ gấu,…

    Nguyên phân

  • Diễn biến:

Cơ quan sinh dưỡng Cơ thể mới

( rễ, thân, lá)

  • Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo:

  • Giâm( cành,lá, rễ): cắt rời cơ quan sinh dưỡng của cây đem cắm xuống đất, gặp điều kiện thuận lợi hình thành cây mới

  • Chiết cành: Tạo điều kiện cho cành chiết ra rễ từ trên cây mẹ, sau đó cắt rời khỏi cây mẹ đem trồng→ hình thành cây mới

  • Ghép: dùng 1 cành hay 1 chồi được cắt rời từ cây này đem ghép lên 1 cây khác( gốc ghép)→ Cây ghép

  • Nuôi cấy mô, tế bào thực vật: tế bào hoặc mô được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp→ hình thành cây mới

Ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính:

  • Ưu điểm:

+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra cá thể mới( có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp)

+ Tạo ra số lượng lớn cá thể giống nhau và giống cá thể mẹ trong thời gian ngắn.

+ Tăng hiệu suất sinh sản( không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh)

Tạo ra nhiều cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ít biến động→ quần thể phát triển nhanh

  • Nhược điểm:

Không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ→ kém đa dạng di truyền→ cơ thể con kém thích nghi khi điều kiện sống thay đổi

  1. Vai trò của sinh sản vô tính

  1. Vai trò với cơ thể thực vật:

  • Giúp cây duy trì nòi giống

  • Sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân củ, thân rễ,..

  • Phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi

  1. Vai trò với đời sống con người

  • Nhân nhanh giống( đặc biệt với giống quý hiếm, sinh sản chậm)

  • Duy trì những tính trạng tốt của giống( có lợi cho con người)

  • Rút ngắn thời gian thu hoặc

  • Tạo giống cây sạch bệnh( nuôi cấy mô, tế bào)

Tăng hiệu quả kinh tế

  1. Sinh sản hữu tính ở thực vật

  1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật

  1. Khái niệm: sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, phát triển thành cơ thể mới

  2. Đặc trưng của sinh sản hữu tính:

  • Có giảm phân tạo giao tử

  • Có sự hợp nhất giữa giao tử và giao tử cái→ luôn có sự trao đổi tái tổ hợp 2 bộ gen

Đa dạng di truyền

  • Ưu điểm:

+ Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi

+ Tạo sự đa dạng→ cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa

  1. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

  1. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

Giảm phân

  • Hình thành hạt phấn

Trong bao phấn, mỗi 1 tế bào( 2n) 4 tiểu bào tử( n)

Nguyên phân 1 lần

4 hạt phấn( n) (thể giao tử đực)

Mỗi hạt phấn gồm 2 nhân dơn bội: nhân ống phấn( n), nhân tế bào sinh sản( n)

Giảm phân

  • Hình thành túi phôi 3 thể định hướng( n) tiêu biến

Trong bầu nhụy, noãn( 2n) 1 đại bào tử( n)

Nguyên phân 3 lần

Túi phôi( thể giao tử cái)

Túi phôi có 8 nhân: + 3 tế bào đối cực( n)

+ Nhân cực( 2n) ( 2 nhân tế bào cực n hợp thành)→ nhân phụ

+ 1 tế bào trứng( n) ( giao tử cái)

+ 2 tế bào kèm( n)

  1. Quá trình thụ phấn và thụ tinh

  • Quá trình thụ phấn

  • Khái niệm: Thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ nhị đến đầu nhụy

  • Hình thức:

+ Tự thụ phấn: thụ phấn trên cùng 1 hoa hoặc khác hoa nhưng trên cùng 1 cây.

+ Thụ phấn chéo( giao phấn): hạt phấn của hoa này thụ phấn cho hoa của cây khác

  • Tác nhân thụ phấn: gió, nước, động vật, con người

  • Quá trình thụ tinh

  • Khái niệm: là sự hợp nhất của nhân giao tử đực( n) với nhân giao tử cái( n)→ hợp tử( 2n)

  • Diễn biến:

+ Giao tử đực 1( n) + trứng( n)→ hợp tử( 2n)

Thụ tinh kép

( noãn cầu) ( phôi)

+ Giao tử đực 2( n)+ nhân cực( 2n)→ nội nhũ( 3n) (ở thực vật hạt kín)

  1. Quá trình hình thành hạt, quả

  • Hình thành hạt

  • Noãn đã thụ tinh phát triển thành hạt:

Hạt

+ Hợp tử→ phôi

+ Tế bào nội nhũ→ nội nhũ( nuôi dưỡng phôi)

+ Vỏ noãn→ vỏ hạt

  • 2 loại hạt: + hạt có nội nhũ( hạt cây một lá mầm)

+ hạt không nội nhũ( hạt cây hai lá mầm)

  • Hình thành quả:

  • Quả thường do bầu nhụy phát triển thành.

+ Quả thật: do bầu nhụy biến đổi thành

+ Quả giả: ngoài bầu nhụy còn có các thành phần khác tham gia( đế hoa, cuống hoa, lá bắc, …)

+ Quả không có noãn thụ tinh→ quả đơn tính→ không hạt

  • Sự chín của quả:

Khi đạt kích thước cực đại, quả chuyển hóa sinh lí, sinh hóa mạnh mẽ→ Biến đổi: màu sắc, mùi vị, độ cứng của quả→ quả chín

  1. Ôn tập

  1. Tự luận

Câu 1. Sinh sản là gì? Thế nào là sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính ở thực vật?

Câu 2. Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật? Hãy lấy các VD về các dạng sinh sản vô tính trong tự nhiên?

Câu 3. So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật?

Câu 4. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín?

  1. Trắc nghiệm:

Câu 1. Xét các ngành thực vật sau:

(1) Hạt trần

(2) Rêu

(3) Quyết

(4) Hạt kín

Sinh sản bằng bao tử có ở

A. (1) và (2)       B. (1) và  (4)

C. (2) và (3)       D. (3) và (4)

Câu 2. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  1. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

  2. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

  3. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái

  4. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái

Câu 3. Xét các đặc điểm sau :

  1. cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

  2. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh

  3. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền

  4. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

  5. Tăng hiệu suất sinh sản

  6. Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với sinh sản vô tính

  1. 3 B. 4 C. 5 D.6

Câu 4. Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng

  1. Thân rễ

  2. rễ phụ

  3. lóng

  4. thân bò

Câu 5. Sinh sản bằng bào tử là tạo ra thế hệ mới từ

  1. Bào tử được phát sinh do nguyên phân tử thể bào tử

  2. Bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể

  3. Hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ

  4. Bào tử được phát sinh do giảm phân từ thể bào tử

Câu 6. Thể giao tử chứa bộ nhiễm sắc thể( NST)

  1. Đơn bội

  2. Lưỡng bội

  3. Đơn bội kép

  4. Lưỡng bội kép

Câu 7. Đặc điểm của sinh sản bằng bào tử là tạo được

A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài

B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài

C. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài

D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài

Câu 8. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

  1. chỉ từ rễ của cây

  2. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây

  3. chỉ từ một phần thân của cây

  4. chỉ từ lá của cây

Câu 9. Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì

A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc

B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều

C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại

D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả

Câu 10. Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là

A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu

B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi

C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn

D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

Câu 11. Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản

A. bằng bào tử       B. phân đôi

C. dinh dưỡng       D. hữu tính

Câu 12. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. cần 2 cá thể

B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái

C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái

D. chỉ cần giao tử cái

Câu 13. Ở cây có hoa, giao tử đực được hình thành từ tế bào mẹ

A. giảm phân cho 4 tiểu bao tử →  1 tiểu bao tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn →  tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực

B. Nguyên phân 2 lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào từ nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực

C. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực

D. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bảo tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực

Câu 14. Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

  1. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi

  2. Tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa

  3. Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền

  4. Hình thức sinh sản phổ biến

Câu 15. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản

  1. Chỉ cần 1 cá thể

  2. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái

  3. Không có sự hợp nhất của giao tử đực và cái

  4. Cần có 2 cá thể trở lên

Câu 16. Thụ tinh kép là

  1. Hiện tượng 2 giao tử đực kết hợp với 2 giao tử cái

  2. Hiện tượng 2 giao tử đực kết hợp với 1 giao tử cái

  3. Hiện tượng 1 giao tử đực kết hợp với 2 giao tử cái

  4. Hiện tượng 2 giao tử đực đều tham gia thụ tinh( 1 giao tử đực kết hợp với giao tử cái, còn 1 giao tử đực kết hợp với tế bào cực)

Câu 17. Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua

  1. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân

  2. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân

  3. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân

  4. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân

Câu 18. Tự thụ phấn là sự:

  1. Thụ phấn của hạt phấn cây này với nhụy của cây khác cùng loài

  2. Thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay hoa khác trên cùng một cây

  3. Thụ phấn của hạt phấn cả cây này với nhụy của hoa khác loài

  4. Kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác

Câu 19.  Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa

A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài

B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây

C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài

D. hạt phấn và trứng của cùng hoa

Câu 20Điều không đúng khi nói về quả là

A. quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành

B. quả không hạt đều là quá đơn tính

C. quả có vai trò bảo vệ hạt

D. quả có thể là phương tiện phát tán hạt

Câu 21. Điều không đúng khi nói về hạt

A. hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành

B. hợp tử trong hạt phát triển thành phôi

C. tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ

D. mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ

Câu 22. Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, bộ NST  của nhân cực, tế bào trứng, hợp tử, nội nhũ là:

A. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 2n

B. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 4n

C. của nhân cực là n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n

D. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n

ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1C

2B

3C

4A

5D

6A

7D

8B

9D

10B

11A

12B

13D

14C

15B

16D

17C

18B

19C

20B

21D

22D