Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra 1 tiết Sinh 12 HKI năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - Cần Thơ.

56c54cdbb7315c2ec16054a3310bf3ae
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:06:33 | Được cập nhật: 14 tháng 4 lúc 9:05:30 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 190 | Lượt Download: 0 | File size: 0.454979 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM GV: TRẦN LÊ YẾN PHƯỢNG LỚP DẠY: 12A7 ; 12A9 ; 12BP ; 12D3 MA TRẬN KIỂM TRA 1 TIẾT Môn Sinh học 12 - HK1 - Năm học 2018-2019 BÀI: 5, 6, 8, 9, 10. Phần I. Trắc nghiệm ( 8,0 điểm) CHỦ ĐỀ B5: NST VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST NỘI DUNG TỪNG PHẦN MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU - Xác định cơ chế giúp bộ I. HÌNH THÁI - Sắp xếp đúng các NST 2n ổn định qua các thế VÀ CẤU TRÚC cấu trúc siêu hiển vi hệ loài (C.7). SIÊU HIỂN VI của NST theo mức độ - Xác định hoạt động quan CỦA NST. xoắn tăng dần (C.1) trọng nhất của NST trong phân bào (C.8) Chỉ ra đúng ứng II. ĐỘT BIẾN dụng của ĐB mất CẤU TRÚC đoạn. (C.6) NST 20% tổng số điểm = 2 điểm (8 câu TN) 25% hàng = 0,5đ (2 câu TN) MỨC ĐỘ VẬN DỤNG - Xác định xác suất thụ tinh, tỉ lệ các loại giao tử, số lượng hợp tử…(C.2) Xác định đúng trình tự đột biến đảo đoạn NST ở các nòi từ 1 nòi gốc (C.4) - Xác định cơ chế mất đoạn và lặp đoạn (C.5). - Phân biệt các dạng ĐB (C.3) 50% hàng = 1,0 điểm (4 câu TN) MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO 12,5% hàng = 0,25đ (1 câu TN) 12,5% hàng = 0,25đ (1 câu TN) 1 CHỦ ĐỀ NỘI DUNG TỪNG PHẦN I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT - Giải thích hiện tượng tạo dòng tế bào bị ĐB trong cơ Nhận diện bệnh do thể .(C.9) đột biến số lượng - Xác định được hội chứng ở NST. (C.14) người do đột biến lệch bội xảy ra ờ cặp NST khác nhau (C.13) B6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU Nhận diện được khái niệm thể tứ bội (C.16) -Xác định đúng về bản chất của thể đa bội (C.12) - Xác định KG của cây sau khi gây đột biến đa bội bằng consixin (C.15) Câu tự luận (1đ): - Nêu điểm khác biệt cơ bản giữa ĐB lệch bội và đa bội (0,5đ). - Giải thích tại sao con lai khác loài bị bất thụ (0,5đ). MỨC ĐỘ VẬN DỤNG MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO Câu tự luận (1đ): Viết đúng 2 sơ đồ lai hình thành hợp tử người bị Hội chứng Claiphenter. - Xác định cơ chế hình thành các thể lệch bội kép. (C.10). Xác định tỉ lệ KH của phép lai (C.11) 2 40% tổng số điểm = 4 điểm (8 câu TN + 3 câu TL) CHỦ ĐỀ NỘI DUNG TỪNG PHẦN 12,5% hàng = 0,5đ (2 câu TN) 50% hàng = 2 điểm (4 câu TN + 2 câu TL LT) 25% hàng = 1,0đ (1 câu TL bài tập) 12,5% hàng = 0,5đ (2 câu TN) MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO II. HÌNH Mô tả được thế nào là THÀNH HỌC giao tử thuần khiết THUYẾT KHOA (C.19) HỌC B8: QUI III. CƠ SỞ TBH LUẬT CỦA QUI Xác định cơ sở TBH của ĐL PHÂN LY LUẬT PHÂN phân li (C.18) CỦA LY MENDEN TỔNG HỢP BÀI BÀI TẬP 10% tổng số điểm = 1 điểm 25% hàng = 0,25 điểm (1 câu TN) (4 câu TN) 25% hàng = 0,25 điểm (1 câu TN) Xác định nhận định đúng về đặc Xác định kiểu gen của bố mẹ từ KH đời điểm di truyền trong QL phân ly con. (C.17) của Menden (C.20) 25% hàng = 0,25 điểm 25% hàng = 0,25đ (1 câu TN) (1 câu TN) 3 I. THÍ NGHIỆM - Chỉ ra nội dung định VÀ NỘI DUNG luật PLĐL (C.25). ĐỊNH LUẬT B9: QL PHÂN LY ĐỘC LẬP CỦA MENDEN III. Ý NGHĨA CỦA CÁC QL MENDEN. - Nhận diện các đặc điểm đúng của QL PLĐL (C.24). - Xác định điều kiện cơ bản đảm bảo di truyền độc lập của các cặp tính trạng (C.26) - Xác định vai trò quan trọng của ĐL PLĐL trong thực tiễn (C.27). - Xác định tỉ lệ kiểu gen của P để không xuất hiện 1 tính trang lặn ở - Xác định tỉ lệ KH từ đời con (C.21) phép lai (C.22, C.23) - Xác định kiểu gen của bố mẹ KG P từ KH ở đời con(C.28) TỔNG HỢP BÀI BÀI TẬP 20% tổng số điểm = 2 điểm 25% hàng = 0,5 điểm (2 câu TN) (8 câu TN) 25% hàng = 0,5 điểm (2 câu TN) 25% hàng = 0,5 điểm (2 câu TN) 25% hàng = 0,5đ (2 câu TN) 4 B10: TƯƠNG TÁC GEN I. TƯƠNG TÁC GEN. Nhận diện đúng các kiểu TTG qua tỉ lệ KH đời con (C.29) II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN. Xác định hậu quả khi gen đa hiệu bị ĐB (C.31) 10% tổng số điểm = 1 điểm 25% hàng = 0,25 điểm (1 câu TN) (4 câu TN) 100% tổng bài kiểm tra = 10 điểm (32 câu TN + 3 câu TL) Xác định KG của cá thể theo tác động cộng gộp (C.32) Xác định TLKH của đời con trong phép lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen theo tương tác bổ sung ( C.30) 20% tổng bài ktra = 2 điểm (8 câu TN) 25% hàng = 0,25 điểm (1 câu TN) 40% tổng bài ktra = 4 điểm (12 câu TN + 2 câu TL) 25% hàng = 0,25 điểm 25% hàng = 0,25đ (1 câu TN) (1 câu TN) 20% tổng bài ktra = 2 điểm (4 câu TN + 1 câu TL) 20% tổng bài ktra = 2 điểm (8 câu TN) Phần II. Tự luận (2,0 điểm). CÂU HỎI ĐÁP ÁN 1. Nêu điểm khác biệt Thay đổi số lượng NST xảy ra ở 1 cơ bản nhất trong khái Thể lệch bội hay 1 số cặp NST tương đồng niệm của thể lệch bội trong bộ NST. ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC 0,25 điểm HIỂU Nhận diện được những 5 và đa bội. (0,5đ) Thể đa bội 2. Giải thích nguyên nhân tại sao con lai khác loài thường bất thụ? (0,5đ) 3. Viết 2 sơ đồ lai hình thành hợp tử của người mắc HC Claiphenter (1đ) Thay đổi số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp NST tương đồng trong bộ NST. - Con lai khác loài mang 2 bộ NST đơn bội của 2 loài bố mẹ khác nhau. - Bộ NST của con lai không có cặp tương đồng nên không giảm phân tạo giao tử. Sơ đồ lai 1 Sơ đồ lai 2 P: (bố) 44+XY x (mẹ) 44+ XX GP: (22 +O) (22+XY) (22+X) F1: 44 + XXY P: (bố) 44+XY x (mẹ) 44+ XX GP: (22+X) (22+Y) (22+XX) (22+O) F1: 44 + XXY Tổ trưởng chuyên môn Trần Thị Đoan Hậu 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm đặc điểm khác biệt cơ bản nhất của 2 dạng thể ĐB này. HIỂU Giải thích được hiện tượng giảm phân tạo giao tử khi NST ở trạng thái cặp tương đồng. VẬN DỤNG Xác định được: - Kiểu hợp tử của người bình thường, người bị HC Claiphenter. - Giao tử đột biến ở bố/mẹ tạo hợp tử đột biến. Giáo viên ra đề Trần Lê Yến Phượng 6 TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM GV: TRẦN LÊ YẾN PHƯỢNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN SINH HỌC 12 - HK1 LỚP DẠY: 12A7 ; 12A9 ; 12BP ; 12D3 NĂM HỌC 2018 -2019 BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST. Mức độ BIẾT. Câu 1: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trình tự: A. Phân tử ADN → nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit. B. Phân tử ADN → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit. C. nuclêôxôm → phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit. D. Phân tử ADN → sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit. Câu 6: Dạng đột biến được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng là A. đột biến gen. B. mất đoạn nhỏ C. chuyển đoạn nhỏ. D. đột biến lệch bội. Mức độ HIỂU. Câu 3: Trong giảm phân của 1 tế bào, có một số gen từ NST thường chuyển sang NST giới tính. Đây là hiện tượng A. đột biến gen. B. đột biến chuyển đoạn tương hỗ. C. đột biến chuyển đoạn không tương hỗ. D. đột biến lặp đoạn NST. Câu 5: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn và mất đoạn. C. đảo đoạn. D. hoán vị gen. Câu 7: Cơ chế đảm bảo bộ NST 2n của loài giao phối được ổn định qua các thế hệ là A. nguyên phân B. nguyên phân, giảm phân, thụ tinh C. nguyên phân, giảm phân. D. giảm phân, thụ tinh 7 Câu 8: Hoạt động quan trọng nhất của NST trong quá trình nguyên phân là A. sự nhân đôi của NST B. sự phân li của NST về 2 cực của tế bào. C. sự đóng xoắn cực đại vào kì giữa. D. sự tổ hợp của các NST. Mức độ VẬN DỤNG. Câu 2: Ở gà, 2n = 78. Các tinh trùng được sinh ra có tổng số NST là 624.105 ; tỉ lệ thụ tinh là 1/1000. Số hợp tử được hình thành, biết 1 tinh trùng x 1 trứng → 1 hợp tử. A. 800 B. 1000 C. 1200 D. 1600 Mức độ VẬN DỤNG CAO. Câu 4: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tư sau: Nòi 1: A B C D E F G H I; Nòi 2: H E F B A G C D I; Nòi 3: A B F E D C G H I; Nòi 4: A B F E H G C D I. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là : A. 1 → 2 → 4 → 3. B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 1 → 3 → 4 → 2. D. 1 → 4 → 2 → 3 BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST. Mức độ BIẾT. Câu 14: Cho các bệnh sau đây: 1. Ung thư máu 2. Hội chứng Tơcnơ 3. Bạch tạng 4. Hội chứng Đao 5. Siêu nữ 6. Máu khó đông 7. Hồng cầu hình liềm 8. Mù màu 9. Claiphenter Bệnh do đột biến số lượng NST gây ra là: A. 1, 3, 5, 7 B. 2, 4, 5, 9 C. 1, 2, 4, 6, 7 D. 2, 4, 5, 8, 9 Câu 16: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là A. thể bốn kép. B. thể ba kép. C. thể bốn. D. thể tứ bội Mức độ HIỂU. Câu 9: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở một số tế bào sinh dưỡng sẽ dẫn tới A. trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến. 8 B. tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến. C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến. D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến. Câu 13: Trong tế bào sinh dưỡng của một người có 45A + XXY NST. Biết rằng trong 45 NST thường, có 3 NST 21. Đó là bộ NST của người A. nữ vừa bị h/chứng Đao vừa bị h/chứng siêu nữ. B. nam vừa bị h/chứng Đao vừa bị h/chứng Claiphentơ. C. nữ vừa bị h/chứng Đao vừa bị h/chứng Tơcnơ. D. nam vừa bị h/chứng Đao vừa bị h/chứng Tơcno Câu 12: Quần thể cây (4n) được hình thành từ QT cây (2n) có thể xem như loài mới. Vì cây (4n) A. có khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh hơn cây lưỡng bội B. có khả năng sinh sản hữu tính kém hơn cây lưỡng bội C. có cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội D. khi giao phấn với cây lưỡng bội cho đời con bất thụ Câu 15: Ở thực vật, cho các cây lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa. Sau khi xử lí bằng tác nhân consixin để gây đột biến đa bội, ta có thể thu được các dạng cây có kiểu gen: A. AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa. B. AAAA, AAaa, aaaa. C. AA, Aa, aa, AAAA, AAAa, AAaa, Aaaa, aaaa. D. AA, Aa, aa, AAAA, AAaa, aaaa Mức độ VẬN DỤNG. Câu 11: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định thân thấp. Cho cây thân cao có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp. Mức độ VẬN DỤNG CAO. Câu 10: Hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của 2 giao tử (n + 1) có thể phát triển thành A. thể 3 nhiễm hoặc thể 3 nhiễm kép B. thể 3 nhiễm hoặc thể 4 nhiễm C. thể bốn nhiễm hoặc thể đa nhiễm D. thể 3 nhiễm kép ( 2n +1+1 )hoặc thể 4 nhiễm (2n +2) BÀI 8: QUY LUẬT CỦA MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY. Mức độ BIẾT. Câu 19: Theo quan niệm về giao tử thuần khiết của Menđen, cơ thể lai F1 khi tạo giao tử thì: 9 A. mỗi giao tử đều chứa một nhân tố di truyền của bố và mẹ. B. mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền của bố hoặc mẹ. C. mỗi giao tử chứa cặp nhân tố di truyền của bố và mẹ, nhưng không có sự pha trộn. D. mỗi giao tử đều chứa cặp nhân tố di truyền hoặc của bố hoặc của mẹ. Mức độ HIỂU. Câu 18: Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly của Menden là: A. sự phân ly và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh C. F1 có alen lặn bị alen trội lấn át B. F1 tạo 2 loại giao tử A, a D. F1 chỉ có 1 kiểu gen ; F2 có tỉ lệ k/g là 1 : 2 : 1 Mức độ VẬN DỤNG. Câu 17: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: IA, IB, IO trên NST thường. Một cặp vợ chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ chồng này là: A. chồng IAIO vợ IBIO. B. chồng IBIO vợ IAIO. C. chồng IAIO vợ IAIO. D. một người IAIO người còn lại IBIO. Mức độ VẬN DỤNG CAO. Câu 20: Cho các nhận định về quy luật phân ly của ông Menden: - Kiểu hình phân ly đời F2 là 3 trội : 1 lặn. - tỉ lệ kiểu gen ở F2 là 1 : 2 : 1. - Tính trạng trội hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. - sự phân ly của gen là do sự phân ly của NST. - Phép lai phân tích là lai giữa các cá thể F1 với nhau. - thế hệ P phải thuần chủng. - Gen qui định tính trạng nằm trên NST thường và giới tính. - Trong mỗi cặp nhân tố di truyền của con, có 50% gen từ bố và 50% gen từ mẹ. - Trong mỗi cặp nhân tố di truyền của con, tỉ lệ gen bố mẹ khác nhau tuỳ tổ hợp gen của con. Số nhận định đúng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 10 BÀI 9: QUY LUẬT CỦA MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP. Mức độ BIẾT. Câu 24: Xét các kết luận từ thí nghiệm trong quy luật di truyền phân li độc lập của Menden: 1. Bố mẹ thuần chủng. 2. Phép lai khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản. 3. Các cặp gen phải tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. 4. Tính trạng trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn. 5. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên cùng 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. 6. Các cặp gen qui định các cặp tính trạng phân ly độc lập. 7. Tính trạng trội hoàn toàn . Các kết luận đúng là: A. 1, 2, 4, 5 B. 1, 2, 5, 7 C. 1, 3, 6, 7 D. 1, 3, 4, 6 Câu 25: Định luật phân ly độc lập được phát biểu như sau: Khi lai cặp bố mẹ ………. khác nhau về……. cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này……… vào sự di truyền của cặp tính trạng kia. Đáp án thích hợp điền vào chỗ trống nội dung định luật trên là: A. cùng loài ; hai hay nhiều ; không phụ thuộc B. thuần chủng ; hai ; phụ thuộc C. cùng loài ; hai ; phụ thuộc D. thuần chủng ; hai ; không phụ thuộc Mức độ HIỂU. Câu 26: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là A. nhiều cặp gen phải nằm trên một cặp NST tương đồng. B. mỗi cặp gen phải nằm trên mỗi cặp NST tương đồng khác nhau. C. nhiều cặp gen phải nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. D. mỗi cặp gen phải nằm trên một NST của cặp tương đồng. Câu 27: Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. tạo ra biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. liên kết giữa các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng. 11 C. thay đổi vị trí giữa các gen cùng nằm trên 2 NST khác nhau của cặp NST tương đồng. D. phân ly ngẫu nhiên của các cặp gen trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. Mức độ VẬN DỤNG. Câu 22: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Kết quả phân li kiểu hình của phép lai P: AaBB x AaBb là A. 3 hạt vàng, vỏ trơn: 1 hạt vàng, vỏ nhăn . B. 3 hạt vàng, vỏ trơn: 1 hạt xanh, vỏ trơn. C. 1 hạt vàng, vỏ trơn: 1 hạt xanh, vỏ trơn. D. 3 hạt vàng, nhăn: 1 hạt xanh, vỏ trơn. Câu 23: Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Gen A và B trội hoàn toàn. Kết quả phân li kiểu hình ờ đời con của phép lai P: AaBb (hạt vàng, vỏ trơn) x aabb ( hạt xanh, vỏ nhăn) là A. 9 hạt vàng, vỏ trơn: 3 hạt vàng, vỏ nhăn: 3 hạt xanh, vỏ trơn: 1 hạt xanh, vỏ nhăn. B. 1 hạt vàng, vỏ trơn: 1 hạt vàng, vỏ nhăn: 1 hạt xanh, vỏ trơn: 1 hạt xanh, vỏ nhăn. C. 3 hạt vàng, vỏ trơn: 3 hạt xanh, vỏ trơn: 1 hạt vàng, vỏ nhăn: 1 hạt xanh, vỏ nhăn. D. 3 hạt vàng, vỏ trơn: 3 hạt vàng, vỏ nhăn: 1 hạt xanh, vỏ trơn: 1 hạt xanh, vỏ nhăn. Mức độ VẬN DỤNG CAO. Câu 21: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền PLĐL với nhau. Phép lai không làm xuất hiện kiểu hình hạt xanh, nhăn ở thế hệ sau là A. AaBb x AaBb B. aabb x AaBB C. AaBb x Aabb D. Aabb x aaBb Câu 28: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình là A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn). B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt). C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt). D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt). 12 BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN. Mức độ BIẾT. Câu 29: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Hình dạng quả bí chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. tương tác bổ sung. D. trội không hoàn toàn. Mức độ HIỂU. Câu 31: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi A. ở một tính trạng. C. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. B. ở một loạt tính trạng do nó chi phối. D. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể. Mức độ VẬN DỤNG. Câu 32: Ở Ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen alen : A, a, B, b, D, d có tác động cộng gộp. Mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cây lùn đi 20cm. Cây cao nhất có chiều cao 210cm. Chiều cao của cây thấp nhất là A. 60cm B. 120cm C. 90cm D. 140cm Mức độ VẬN DỤNG CAO. Câu 30: Cho phép lai PTC: hoa đỏ x hoa trắng, F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa được dự đoán là A. 1 đỏ: 3 trắng. B. 1 đỏ: 1 trắng. C. 3 đỏ: 5 trắng. D. 3 đỏ: 1 trắng. TỰ LUẬN( 2 điểm). 1. Nêu điểm khác biệt cơ bản nhất trong khái niệm của thể lệch bội và đa bội. (0,5đ) 2. Giải thích nguyên nhân tại sao con lai khác loài thường bất thụ? (0,5đ) 3. Viết 2 sơ đồ lai hình thành hợp tử của người mắc HC Claiphenter (1đ) 13 Tổ trưởng chuyên môn Trần Thị Đoan Hậu Giáo viên ra đề Trần Lê Yến Phượng 14