Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 (Đề 4)

25069e9523c9d5b328f684dad663d1a7
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 27 tháng 1 2021 lúc 5:09:58 | Được cập nhật: 30 tháng 4 lúc 23:56:32 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 253 | Lượt Download: 2 | File size: 0.018031 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Đề 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Nói về tàu điện tại Nhật, mỗi khoang tàu đều được thiết kế rõ ràng, đều có một dãy ghế ưu tiên có màu khác biệt dành cho những người có sức khỏe yếu, hoặc tàn tật gọi là “yusenseki”. Người Nhật luôn được biết đến là dân tộc có ý thức rất cao, những người khỏe mạnh lành lặn dù trên tàu có đang chật cứng cũng không bao giờ ngồi vào dãy ghế ưu tiên. Bởi họ biết chỗ nào mình nên ngồi, và chỗ nào không, cộng thêm lòng tự trọng không cho phép họ thực hiện hành vi “sai trái” ấy. Vì vậy gần như trên tàu luôn có chỗ dành cho những người thực sự cần phải ngồi riêng, như người tàn tật, người già, phụ nữ mang thai. Thứ hai người Nhật không bao giờ muốn mình trở nên yếu đuối trước mặt người khác, nhất là người lạ. Tinh thần samurai được truyền từ đời này sang đời khác đã cho họ sự bất khuất, hiên ngang trong mọi tình huống. Bởi vậy, hành động bạn nhường ghế cho họ có thể sẽ gây tác dụng ngược so với ý định tốt đẹp ban đầu. Người được nhường ghế sẽ nghĩ rằng trong mắt bạn, họ là một kẻ yếu đuối cần được “ban phát lòng thương”. Thứ ba dân số Nhật đang được coi là “già" nhất thế giới, tuy nhiên người Nhật không bao giờ thừa nhận mình già. Nếu bạn đề nghị nhường ghế cho người lớn tuổi, việc này đồng nghĩa với việc bạn coi người đó là già, và đây chính là mũi dao nhọn “xiên” thẳng vào lòng tự ái vốn cao ngun ngút của người Nhật. Có thể bạn có ý tốt, nhưng người được nhường ghế sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Bỏ đi nha. Cuối cùng xã hội Nhật Bản rất coi trọng sự bình đẳng, muốn ai cũng được đối xử như nhau. Họ không thích sự ưu ái, nhường nhịn, bạn đến trước giành được chỗ, chỗ đó là của bạn, người đến sau sẽ phải đứng, đó là điều dĩ nhiên. Kể cả bạn có nhã ý lịch sự muốn nhường chỗ cho một thai phụ, họ cũng sẽ lịch sự từ chối mặc dù trong lòng rất mong muốn có được chỗ ngồi mà bạn đang sở hữu. Bạn đã phải bỏ ra rất nhiều công sức để chiếm được chỗ ngồi ấy và người Nhật không muốn nhận đồ miễn phí, những thứ họ không phải nỗ lực để đạt được. (Vì sao người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ, Theo Tri thức trẻ - 20/8/2015) Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (0,5 điểm). Những nguyên nhân nào khiến người Nhật không nhường ghế cho người già, phụ nữ? Câu 3 (1 điểm). Văn hóa nhường ghế của người Nhật có gì khác với văn hóa của Việt Nam? Suy ngẫm của anh/ chị về điều đó? Câu 4 (1 điểm).Theo anh/ chị làm thế nào để chúng ta có thể nhường chỗ cho người khác một cách có văn hóa? (Trình bày khoảng 5 - 7 dòng)