Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn thi giữa kì HKI Hóa 12, trường THPT Xuân Đỉnh - Hà Nội năm học 2020-2021

d0a233e6815132c1b720765ee814e54a
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 26 tháng 2 2021 lúc 23:28:54 | Được cập nhật: 23 giờ trước (16:48:13) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 513 | Lượt Download: 13 | File size: 0.331981 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: HÓA HỌC KHỐI: 12 ÔN TẬP CHƯƠNG 1,2,3 - HÓA HỌC LỚP 12 A. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG I. CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT 1. ESTE a. LÝ THUYẾT - Khái niệm, cách phân loại este, công thức phân tử chung của este no, đơn chức, mạch hở - Viết CTCT và gọi tên các este no, đơn chức, mạch hở (số C ≤ 4) và tên của một số este thông dụng khác (vinyl axetat; phenyl axetat; metyl acrylat…) - Tính chất vật lý của este. So sánh nhiệt độ sôi của axit, este, ancol - Viết PTHH của phản ứng thủy phân este no và một số este hay gặp (vinyl axetat; phenyl axetat; metyl acrylat…) - Từ tính chất xác định số đồng phân, CTCT: td với Na; NaOH; tráng bạc; …* - Ứng dụng và phương pháp điều chế este b. BÀI TẬP - Bài toán tìm CTPT, CTCT của este (có este của phenol và este hai chức*) 2. CHẤT BÉO a. LÝ THUYẾT - Khái niệm chất béo - Tính chất vật lí của chất béo - Tên hoặc CTCT thu gọn của 1 trong 3 axit béo hoặc chất béo cùng gốc axit hay gặp. - Tính chất hóa học của chất béo b. BÀI TẬP - Bài toán thủy phân chất béo trong môi trường kiềm II. CHƯƠNG 2. CACBOHIDRAT 1. LÝ THUYẾT - Khái niệm, cách phân loại cacbohidrat - Tính chất vật lý, trạng thái tự nhiên của glucozơ; saccarozơ; tinh bột và xenlulozơ - Tính chất hóa học của glucozơ; saccarozơ; tinh bột và xenlulozơ 2. BÀI TẬP - Bài toán về phản ứng tráng gương của glucozơ - Bài toán lên men glucozơ, tinh bột (có hiệu suất) - Bài toán thủy phân cacbohidrat III. CHƯƠNG 3. AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN 1. AMIN a. LÝ THUYẾT - Khái niệm, cách phân loại amin, công thức phân tử chung của amin no, đơn chức, mạch hở - CTCT các đồng phân amin no, đơn chức, mạch hở (số C ≤ 4). - Gọi tên amin bậc 1 và amin bậc 2,3 đơn giản (đimetylamin; trimetylamin) - Tính chất vật lý của amin và anilin - Tính chất hóa học của amin, so sánh lực bazơ của amin b. BÀI TẬP Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 1 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH - Xác định CTPT, CTCT của amin qua %m các nguyên tố, phản ứng với dd axit - Bài tập anilin tác dụng với dd brom 2. AMINO AXIT a. LÝ THUYẾT - Khái niệm, công thức phân tử chung của amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 - CTCT các đồng phân amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 (số C ≤ 4). - Gọi tên thường và tên thay thế của Gly; Ala; Val - Tính chất vật lý của amino axit - Tính chất hóa học amino axit - Phân biệt amino axit chất có số nhóm chức bằng và khác nhau b. BÀI TẬP - Xác định CTPT, CTCT của amino axit qua %m các nguyên tố, phản ứng với dd axit và bazơ - BT xác định CTCT của các hợp chất chứa N (este của amino axit; muối của axit hữu cơ với amin hoặc amoniac)* 3. PEPTIT a. LÝ THUYẾT - Khái niệm, phân loại peptit - CTCT các đồng phân đi và tripeptit. - Tính chất vật lý của peptit - Tính chất hóa học của peptit b. BÀI TẬP - Bài tập thủy phân peptit* B. BÀI TẬP MINH HỌA I. CHƯƠNG 1. ESTE – LIPIT 1. ESTE Câu 1. Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n - 2O2 (n ≥2). C. CnH2n + 2O2 (n ≥2). D. CnH2nO (n ≥2). Câu 2. C3H6O2 có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 3. Câu 3. Este vinyl axetat có công thức là A. CH3COOCH=CH2. B. CH3COOCH3. C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH3. Câu 4. Trong số các este sau, este có mùi chuối chín là A. isoamyl axetat. B. amyl propionat. C. etyl fomiat D. etyl axetat Câu 5. Dãy các chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần ? A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3CH2CH2OH, CH3COOC2H5. C. CH3COOH, CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH. D. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. Câu 6. Khi thủy phân este HCOOCH2CH=CH2 bằng kiềm ta được: A. 2 muối và nước B. 1 muối và 1 anđehit C. 1 muối và 1 xeton D. 1 muối và 1 ancol Câu 7. Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este A. là chất lỏng dễ bay hơi. B. có mùi thơm, an toàn với người. C. có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng. D. đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Câu 8. Cho 20 gam một este X (có phân tử khối là 100 đvC) tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là A. CH3COOCH=CHCH3 B. CH2=CHCH2COOCH3 C. CH2=CHCOOC2H5 D. C2H5COOCH=CH2 Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 2 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn 10 gam este đơn chức X được 22 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 5 gam X bằng NaOH được 4,7 gam muối khan. X là : A. etyl propionat. B. etyl acrylat. C. vinyl propionat. D. propyl axetat. Câu 10. Cho 13,6 gam phenylaxetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là A. 12,2 gam. B. 16,2 gam. C. 19,8 gam. D. 23,8 gam. 2. CHẤT BÉO Câu 1. Công thức của triolein là A. (CH3[CH2]16COO)3C3H5 B. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]5COO)3C3H5 C. (CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COO)3C3H5 D. (CH3[CH2]14COO)3C3H5 Câu 2. Những phát biểu sau đây : (1) Chất béo không tan trong nước ; (2) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ ; (3) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố ; (4) Chất béo là trieste của glixerol và axit hữu cơ. Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 3. Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ? A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, to) B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường) o C. Dung dịch NaOH (t ) D. H2 (xt Ni, to) Câu 4. Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ ? A. Hiđro hoá axit béo. B. Đehiđro hoá chất béo lỏng. C. Hiđro hoá chất béo lỏng. D. Xà phòng hoá chất béo lỏng. Câu 5. Thuỷ phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó là A. (C17H35COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5. C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C15H29COO)3C3H5. II. CHƯƠNG 2. CACBOHIDRAT Câu 1. Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại A. monosaccarit. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat. Câu 2. Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ? A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước, có vị ngọt. B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây. C. Còn có tên là đường nho. D. Có 0,1% trong máu người. Câu 3. Glucozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ? (1) H2 (Ni, to); (2) Cu(OH)2; (3) AgNO3/NH3 (to); (4) dung dịch NaOH; (5) dung dịch HCl. A. (1), (2), (3). B. (1), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (5). Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm –CHO. B. Thuỷ phân xenlulozơ thu được glucozơ. C. Thuỷ phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ. D. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc. Câu 5. Với Cu(OH)2 và dung dịch AgNO3/NH3, ta có thể phân biệt được các chất A. dung dịch andehit axetic; dung dịch glixerol; dung dịch sacarozơ. B. dung dịch glucozơ; dung dịch glixerol; dung dịch sacarozơ. C. dung dịch etanol; dung dịch glucozơ; dung dịch sacarozơ. D. dung dịch etanol; dung dịch glixerol; dung dịch sacarozơ. Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 3 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 6. Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3 trong dd NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là A. 16,0 gam. B. 7,65 gam. C. 13,5 gam. D. 6,75 gam. Câu 7. Lên men 10 kg gạo (chứa 70% tinh bột) để sản xuất ancol etylic, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là A. 3,38 kg. B. 8,33 kg. C. 3,83 kg. D. 6,68 kg. III. CHƯƠNG 3. AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN 1. AMIN Câu 1. Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 2. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo trật tự tăng dần tính bazơ? : (1) amoniac ; (2) anilin ; (3) etylamin ; (4) đimetylamin ; (5) kali hiđroxit. A. (2) < (1) < (3) < (4) < (5). B. (1) < (5) < (2) < (3) < (4). C. (1) < (2) < (4) < (3) < (5). D. (2) < (5) < (4) < (3) < (1). Câu 3. Câu khẳng định nào dưới đây là sai ? A. Metylamin tan trong nước, còn metyl clorua hầu như không tan. B. Anilin tan rất ít trong nước nhưng tan trong dung dịch axit. C. Anilin tan rất ít trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch kiềm mạnh. D. Nhúng đầu đủa thủy tinh thứ nhất vào dung dịch HCl đặc, nhúng đầu đủa thủy tinh thứ hai vào dung dịch metylamin. Đưa 2 đầu đũa lại gần nhau thấy có “khói trắng” thoát ra. Câu 4. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là A. giấy quì tím. B. nước brom. C. dung dịch NaOH. D. dd phenolphtalein. Câu 5. Hợp chất X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng với HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức của X là A. C3H9N. B. C4H11N. C. C2H7N. D. C5H13N. 2. AMINO AXIT Câu 1. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất CH3CH(NH2)COOH ? A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit α-aminopropionic. C. Anilin. D. Alanin. Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng ? A. Phân tử các aminoaxit chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. B. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím. C. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường. Câu 3. Có các dung dịch sau :axit axetic; anilin; axit aminoaxetic; ancol benzylic; metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 4. Cho dãy các chất : CH4, C2H2, C2H5OH, CH2=CH–COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 5. Cho 0,02 mol α - amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dd HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là A. Glyxin. B. Alanin. C. Lysin. D. Axit glutamic. 3. PEPTIT Câu 1. Từ 3 α -amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, X ? A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 4 TRƯỜNG THPT XUÂN ĐỈNH Câu 2. Công thức nào sau đây của pentapeptit (A) thỏa điều kiện sau? Thủy phân hoàn toàn 1 mol A thì thu được các α - amino axit là : 3 mol glyxin, 1 mol alanin, 1 mol valin. Thủy phân không hoàn toàn A, ngoài thu được các amino axit thì còn thu được 2 đipeptit : Ala-Gly ; GlyAla và 1 tripeptit Gly-Gly-Val. A. Ala-Gly-Gly-Gly-Val. C. Gly- Gly-Ala-Gly-Val. B. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. D. Gly-Ala-Gly-Val-Gly. Câu 3. Có các dung dịch sau chứa trong các lọ mất nhãn sau : Lòng trắng trứng (anbumin) ; glyxerol ; glucozơ và anđehit axetic. Người ta dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên ? A. AgNO3/NH3. B. Quì tím. C. HNO3. D. Cu(OH)2. Câu 4. Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe). Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là A. 12000. B. 14000. C. 15000. D. 18000. Đề cương giữa học kỳ I - Năm học 2020 - 2021 Trang 5