Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề cương ôn tập Kiểm tra Học kì I Ngữ văn 10 (CT Chuyên), năm học 2020-2021, trường THPT Chuyên Bảo Lộc

bbbbfa0395c570958fcc833d88cb4adf
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 31 tháng 1 2021 lúc 14:01:36 | Được cập nhật: 5 giờ trước (4:39:12) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 945 | Lượt Download: 14 | File size: 0.208071 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN: NGỮ VĂN 10 - CHUYÊN Năm học: 2020 – 2021 A. NỘI DUNG ÔN TẬP I. Phần Tiếng Việt HS cần lưu ý các đơn vị kiến thức sau để trả lời các câu hỏi trong phần đọc – hiểu: 1. Các phương thức biểu đạt: Nhận diện phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. 2. Các biện pháp tu từ: Chỉ ra và nêu ngắn gọn hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. 3. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: phân tích các nhân tố giao tiếp, các đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong văn bản. 4. Văn bản: xác định câu chủ đề, nội dung, đặt nhan đề. 5. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: phân tích đặc điểm của ngôn ngữ sinh hoạt, đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. II. Phần Đọc văn HS cần nắm vững những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật các văn bản sau: − Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) − Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi) − Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) − Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) III. Phần Làm văn HS cần nắm vững phương pháp viết đoạn văn, bài văn, các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh, bác bỏ; nội dung các chuyên đề sau: − Những yêu cầu cơ bản của một bài văn hay. − Chức năng của văn học − Đặc trưng của văn học − Nhà văn và quá trình sáng tác để vận dụng vào việc: 1. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (10 – 15 dòng) bàn về vấn đề được rút ra từ văn bản đọc - hiểu. 2. Viết bài văn nghị luận văn học. B. CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI I. Cấu trúc đề thi Phần I: Đọc – hiểu (3.0 điểm) gồm 3 - 4 câu hỏi về xác định thể thơ, các biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt, nội dung, chủ đề văn bản… (Có thể lấy văn bản trong chương trình đã học hoặc văn bản ngoài chương trình) Phần II: Làm văn (7.0 điểm): gồm 2 câu: Câu 1 (2.0 điểm): Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết đoạn văn nghị luận xã hội bàn về vấn đề được rút ra từ văn bản đọc – hiểu. Câu 2 (5.0 điểm): Vận dụng khả năng đọc – hiểu, kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. 1 II. Thời gian làm bài: 120 phút C. ĐỀ THAM KHẢO (Thời gian làm bài 120 phút) PHẦN I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Mùa lúa chét rộn rã quê nhà. Hừng đông tôi theo ông ra đồng mót những bông lúa chét co ro trong mùa đông cô lạnh trong niềm nuối tiếc khôn nguôi khi từ giã đám trẻ quanh sân lúa. Những bông lúa chét trơ vơ vương vãi khắp cánh đồng, dấu chân ông bấu vào đất, nước lạnh căm căm. Bình minh lên cũng thập thững phía bên kia đồi, tia nắng yếu ớt không làm cho cơn gió mùa ấm dần lên. Ông cúi nhặt nâng niu từng hạt lúa còn sót lại. Cánh đồng mênh mang gốc rạ, ông vạch tìm từng bông lúa còn nấp mình trong cỏ. Khói đốt đồng bảng lảng vờn quanh xóm nhỏ, gió đồng thổi rưng rức rít vào da thịt. Đám cỏ khô ngún cháy bừng bừng, khói dày đặc vẽ lên nền trời đồng những mảng khói mơ hồ thê thiết. Tôi thích nhìn những ngọn khói vô tình bay lên rồi tan biến. Để những điều mông muội theo từng đợt khói hòa vào trời đông tê cóng. Tôi theo ông qua từng cánh đồng. Lúa chét không nhiều mà hạt lúa cũng không căng mẩy. Nhưng nó là món quà cho những năm thiếu gạo, cho những tháng ngày túng quẫn. Những cánh đồng cứ nối dài theo mỗi bước ông đi. Ông nâng niu những bông lúa mà người ta đã bỏ quên, để chia sẻ một phần cơ cực cho gia đình. Dáng ông nhỏ nhoi giữa đồng, cơn gió mùa thổi qua chạm vào những nốt đồi mồi đã kéo dày trên người ông. Tôi lặng bước bên ông, để cố nhặt thật nhiều bông lúa. Để khỏi nhìn thấy ông cả đời cúi mình trước lúa. Ông vẫn bảo: "Cây lúa cúi càng thấp thì càng nhiều hạt. Đời người đừng quá vội ngẩng cao đầu". Tôi vẫn nhớ lời ông dạy vào những ngày đông rét mướt, để an yên bước qua những ngày tất tưởi…” (Trích Gió đồng đương thổi, Nguyên Khối, theo http://baovannghe.com.vn, ngày 09/12/2016) Câu 1. Chỉ ra 02 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Tìm các từ láy trong văn bản. Câu 3. Theo tác giả, lúa chét là lúa như thế nào? Vì sao hai ông cháu lại đi mót lúa chét? Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về một chi tiết trong văn bản khiến anh/chị xúc động nhất. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong văn bản phần Đọc - hiểu: “Cây lúa cúi càng thấp thì càng nhiều hạt. Đời người đừng quá vội ngẩng cao đầu”. Câu 2. (5.0 điểm) Raxun Gamzatốp có nói: “Thơ ca, nếu không có người, tôi đã mồ côi”. (Trích Đaghextan của tôi, tập 1, trang 150). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến đó qua một tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ thông. .............................HẾT...................................... 2