Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2018-2019 (Chuyên Trần Phú - Hải Phòng, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 18:34:46 | Được cập nhật: 5 giờ trước (6:44:54) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 1299 | Lượt Download: 39 | File size: 0.284508 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

HỘI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
VÙNG DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN PHÚ HẢI PHÒNG

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐÁP ÁN MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10
NĂM 2019
(Đáp án này có 08 trang, gồm 10 câu )

Câu 1 (2,0 điểm) Thành phần hóa học tế bào.
a. Hình bên mô tả sự đa dạng của các nguyên tố trong tế
bào sống, theo đó, các nguyên tố C,H,O chiếm tới 95% trong
tế bào, các nguyên tử này tồn tại theo tỉ lệ C:H:O = 1:2:1
tương ứng với công thức cấu tạo của cacbohidrat (CH2O).
Điều này có thể kết luận hợp chất tồn tại trong tế bào s ống
hầu hết là đường hay không? Vì sao?
b. Vì sao chất dự trữ năng lượng ngắn hạn lí tưởng trong
tế bào động vật là glycôgen mà không phải là đường
glucozơ?
Hướng dẫn chấm
a. Không thể kết luận như vậy vì:

0,25

- Phần lớn các nguyên tử H và O (70%) trong tế bào sống là thành ph ần c ấu 0,25
tạo của nước.
- Phần còn lại là hỗn hợp các chất như đường, axit amin, axit nucleic,
0,25
lipit...toàn bộ các phân tử và đại phân tử tạo nên tế bào sống, nên t ỉ lệ các
nguyên tử tương đương với CTHH của cacbohydrat chỉ là trùng h ợp ngẫu
nhiên.
b. Glycôgen là chất dự trữ ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ của cơ thể động v ật. 0,25
Đv thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều → cần nhiều năng lượng cho
hoạt động sống.
- Glycôgen có cấu trúc đa phân, đơn phân là glucozơ. Các đơn phân liên k ết v ới
nhau bởi liên kết glucôzit → Dễ dàng bị thuỷ phân thành glucôzơ khi cần thiết 0,25
→ phù hợp dự trữ năng lượng.
- Glycôgen có kích thước phân tử lớn nên không thể khuếch tán qua màng tế
bào.
- Glycôgen không có tính khử, không hoà tan trong n ước nên không làm thay 0,25
đổi áp suất thẩm thấu của tế bào.
0,25
- Đường glucôzơ là loại đường đơn rất dễ bị ôxi hóa tạo năng lượng. Mặt khác
chúng có tính khử, dễ hòa tan trong nước và bị khuếch tán qua màng t ế bào
0,25
nên rất dễ bị hao hụt.
1

Câu 2 (2,0 điểm) Cấu trúc tế bào.
a. Trong tế bào, bơm prôtôn (bơm H+) thường có
mặt ở cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở mỗi
cấu trúc đó?
b. Hình bên mô tả cấu trúc của một bào quan tế
bào thực vật. Hãy chú thích hình. Mỗi bào quan (A,B) ở
hình bên tồn tại ở vị trí nào của thực vật? Giải thích.

A

B

(Ảnh: Christiane Lichtlé)

Hướng dẫn chấm
Bơm prôtôn (bơm H+) thường có mặt ở cấu trúc:
- Màng trong ty thể: chức năng bơm H+ tự trong chất nền ra xoang gian màng
tạo gradien H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP.
- Màng tilacoit: chức năng bơm H+ từ ngoài stroma vào xoang tilacoit tạo gradien
H+ thông qua ATPaza tổng hợp ATP.
- Màng lizoxom: bơm H+ từ ngoài vào trong để bất hoạt các enzim trong đó.
- Màng sinh chất: bơm H+ ra phía ngoài màng tạo gradien H+, tổng hợp ATP hoặc
dòng H+ đi vào trong để đồng vận chuyển hoặc làm chuyển động lông roi.
b. Chú thích hình.
* Đó là lục lạp của TB mô giậu (A) và lục lạp của TB bao bó mạch (B).
* Sự khác nhau giữa hai loại lục lạp này:
+ Lục lạp mô giậu nhỏ về kích thước nhưng lại có hạt (grana) rất phát tri ển vì
chủ yếu thực hiện pha sáng.
+ Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn hơn nhưng hạt (grana) lại kém phát
triển, thậm chí tiêu biến vì chủ yếu thực hiện pha tối, đ ồng th ời t ại đây d ự tr ữ
nhiều tinh bột.

0,25
0,25
0,25
0,25

0.5
0,25
0,25

Câu 3 (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Đồng hóa).
a. Trong quá trình quang hợp, chất nào là ranh giới giữa hai con đ ường v ận
chuyển electron vòng và không vòng? Giải thích.
b. Một chất X có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvil làm chu trình
ngừng lại. Nếu xử lý các tế bào đang quang hợp bằng chất X thì lượng oxi tạo ra từ các tế
bào này thay đổi như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn chấm
a. Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng và không vòng
là feredoxin
-Giải thích: Clorophyl P700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin
+ Ở con đường chuyền e- không vòng: Fd chuyển electron cho NADP+
+ Ở con đường chuyền e - vòng: Fd chuyển e- cho một số chất chuyền e - khác
(xitocrom, plastoxianin) rồi quay trở lại P700.
b. Chu trình Canvil sử dụng ATP, NADPH tạo ra ADP, Pi và NADP + cung cấp trở lại
cho pha sáng.

0.25
0,25
0,25
0,25
0,5
2

- Nếu chu trình trên ngừng lại→lượng ADP, Pi và NADP+ không được tạo ra → Pha
sáng thiếu nguyên liệu→ngừng pha sáng→lượng O2 giảm dần đến không.

0,5

Câu 4 (2,0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào (Dị hóa).
a. Trong quá trình đường phân nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P khi mới được tạo ra
thì có ảnh hưởng gì tới quá trình này? Giải thích.
b. Axit béo là nguồn năng lượng chính cho một vài loại mô, đ ặc bi ệt là c ơ tim c ủa
người trưởng thành. Oxi hóa axit béo trong ty thể là nguồn tổng hợp ATP lớn, nh ưng
quá trình này cũng được thực hiện tương tự ở một bào quan khác. Đó là bào quan nào
trong tế bào? Sự khác biệt cơ bản của quá trình oxi hóa trong bào quan này v ới oxi hóa
trong ti thể là gì?
Hướng dẫn chấm
a. Nếu loại bỏ đihiđrôxiaxêtôn-P → không tạo thành glixêralđêhit-3-P → chỉ có
1 phân tử glixêralđêhit-3-P được ôxi hóa → chỉ tạo được 2 phân tử ATP.
- Trong giai đoạn đầu của đường phân đã tiêu tốn 2ATP → kết thúc đường
phân không thu được phân tử ATP nào, chỉ tạo được 1 phân tử NADH.
b. Bào quan đó là Perroxixom
- Khác nhau
Oxi hóa axit béo tại Ty thể
Oxi hóa axit béo tại Perroxixom
- Ưu tiên oxy hóa axit béo có chuỗi - Ưu tiên oxy hóa axit béo có chuỗi C rất
C ngắn, trung bình và dài.
dài ≥ C20 mà ty thể không thể oxi hóa.
- Acetyl CoA chuyển tới chu trình - Do không có các enzim thực hiện Krebs
Krebs
nên acetyl CoA được chuyển ra ngoài bào
tương để tổng hợp cholesterol và các chất
chuyển hóa khác.
- Cả NADH và FADH2 đều được
- FADH2 được chuyển tới oxi bằng các
chuyển tới chuỗi vận chuyển
oxidase, tái tạo FAD và sinh ra H2O2. Nhờ
điện tử ở màng trong ty thể, tạo
catalaza phân giải H2O2 khử độc cho tế bào.
động lực proton để tổng hợp ATP. - NADH được chuyển ra và được oxi hóa
lại tại bào tương.
- Có chuỗi vận chuyển điện tử →
- Không có chuỗi vận chuyển điện tử nên
thực hiện tổng hợp ATP.
không tổng hợp ATP, năng lượng giải
phóng dưới dạng nhiệt.

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

Câu 5 (2,0 điểm) Truyền tin tế bào + Phương án thực hành.
a. Ánh sáng làm phytochrome biến đổi hình dạng dẫn đến tăng nồng đ ộ các ch ất
truyền tin thứ hai là cGMP và Ca 2+, các chất này hoạt hóa các protein kinase gây nên
hoạt hóa các yếu tố phiên mã tổng hợp các protein đáp ứng sự xanh hóa ở th ực v ật.
Người ta đã tìm thấy một dạng đột biến trên cây cà chua (đ ột bi ến aurea), làm cho cây
cà chua có mức phytochrome ít hơn bình thường nên xanh hóa ít h ơn (lá vàng h ơn) cà
chua hoang dại. Nếu sử dụng một loại thuốc có th ể ức ch ế enzim phân gi ải cGMP cho
3

thể đột biến aurea, thì có dẫn đến sự xanh hóa hoàn toàn bình th ường của lá cây cà
chua này không? Giải thích.
b. Quan sát 3 thí nghiệm được bố trí như hình vẽ dưới đây:
- Các thí nghiệm dưới đây minh họa cho quá trình gì? Hãy viết phương trình ph ản
ứng.
- Sau một thời gian sẽ thấy hiện tượng gì xảy ra ở thí nghiệm 1, thí nghiệm 2, thí
nghiệm 3? Hãy giải thích.
- Dùng các nguyên liệu, dụng cụ thí nghiệm như trên, em hãy làm thí nghi ệm khác
để chứng minh những hiện tượng đã xảy ra ở các thí nghiệm trên là do quá trình s ống
gây nên.

Hướng dẫn chấm
a. Dưới tác động của ánh sáng → quang thụ thể phytochrom biến đổi hình d ạng 0,25
→ 2 con đường truyền tin:
+ tăng nồng độ các chất truyền tin thứ hai cGMP;
+ mở kênh Ca2+ trên màng sinh chất → Ca2+ ồ ạt vận chuyển vào trong bào tương.
- Cả hai con đường đều hoạt hóa các kinase protein → hoạt hóa các y ếu t ố phiên
mã khác nhau → tế bào tổng hợp đủ các loại protein đáp ứng sự xanh hóa.
- Nếu sử dụng một loại thuốc có thể ức chế enzim phân giải cGMP cho th ể đ ột
biến aurea thì không thể dẫn đến đáp ứng sự xanh hóa hoàn toàn bình bình 0,25
thường ở thể đột biến aurea.
- Vì khi sử dụng thuốc ức chế enzim phân giải cGMP chỉ có tác dụng tăng cGMP
nên chỉ hoạt hóa một loại yếu tố phiên mã gây ra phản ứng xanh hóa m ột ph ần,
sự xanh hóa hoàn toàn cần phải hoạt hóa nhánh canxi của con đ ường truy ền tín 0,25
hiệu.
b. Các thí nghiệm trên đều minh họa cho quá trình lên men rượu t ừ dung d ịch
glucôzơ bởi nấm men
0,25
+ Phương trình phản ứng:
C6H12O6
*Hiện tượng:

Nấm men rượu

2C2H5OH + 2CO2 + Q

0,25
4

+ TN 1: Bóng cao su phồng dần lên do khí CO2 tạo ra từ phản ứng bay vào ống.
0,25
+ TN 2: Do phản ứng tỏa nhiệt nên nhiệt độ ở nhiệt kế tăng lên.
0,25
+ TN 3: Cốc nước vôi trong hóa đục do khí CO2 tạo ra từ phản ứng sục vào.
* Thí nghiệm: Đun sôi dung dịch trên để làm chết men rượu sẽ không còn xảy 0,25
ra 3 hiện tượng trên  chứng minh được các hiện tượng trên là do quá trình
sống gây nên.
Câu 6 (2,0 điểm) Phân bào.
Trong quá trình giảm phân, protein Rec8 là một loại protein đặc thù c ủa ph ức h ệ
kết dính các yếu tố của NST kép được tổng hợp ở kì trung gian và protein này ch ỉ bị
phân rã ở giảm phân II. Các nhà khoa học đã tạo ra t ế bào n ấm men mang nhi ễm s ắc
thể nhân tạo chứa gen Rec8 và cho biểu hiện đồng th ời v ới t ất c ả các gen khác trong
nguyên phân, từ đó tìm ra protein Shugoshin chính là protein ngăn cản s ự phân rã Rec8
ở giảm phân I. Hãy dự đoán:
a. Bằng cách nào người ta biết là protein Shugoshin mà không phải là các protein
khác ngăn cản sự phân rã của Rec8?
b. Khuẩn lạc nấm men có tế bào tái tổ hợp biểu hiện đồng thời Rec8 và Shugoshin
sẽ như thế nào?
Hướng dẫn chấm
a. Với các tế bào có Shugoshin được biểu hiện (có protein Shugoshin) thì s ự phân
li NST trong nguyên phân diễn ra không bình thường.
- Các tế bào có các gen khác được biểu hiện và không có protein Shugoshin thì
quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
b. Vì có cả Shugoshin và protein Rec8 cùng được biểu hiện trong nguyên phân
nên có NST được phân li, NST khác không phân li do s ự ngăn c ản c ủa protein
Shugoshin. Kết quả tạo ra nhiều loại tế bào con lệch bội khác nhau.
- Trong các tế bào có bộ NST bất thường có thể có kiểu gen gây ch ết, d ẫn đ ến
khuẩn lạc nấm men chậm phát triển.

0,5
0,5
0,5

0,5

Câu 7 (2,0 điểm) Cấu trúc, chuyển hóa vật chất của VSV.
a. Để có thể cố định nitơ trong các nốt sần của cây đậu, vi khu ẩn Rhizobium cần
phải có điều kiện kị khí và phải cần một lượng lớn ATP. Tuy nhiên, c ả t ế bào r ễ cây và
vi khuẩn Rhizobium đều là loại hiếu khí. Hãy cho biết chọn lọc tự nhiên đã gi ải quy ết
mâu thuẫn này như thế nào thông qua các đặc điểm thích nghi ở cả cây đậu lẫn vi
khuẩn Rhizobium để sự hỗ sinh giữa 2 loài có được như ngày nay? Giải thích.
b. Vi sinh vật sống ở nồng độ muối cao (trên 2M NaCl) chịu tác đ ộng c ủa môi
trường có hoạt độ nước thấp và phải có các cơ chế để tránh mất n ước b ởi th ẩm th ấu.
Phân tích nồng độ ion nội bào của các vi khuẩn ưa mặn Halobacteriales sống trong hồ
muối cho thấy các vi sinh vật này duy trì nồng độ muối (KCl) cực kỳ cao bên trong t ế
bào của chúng. Tế bào vi sinh vật phải có đặc điểm thích nghi nh ư th ế nào trong đi ều
kiện này?
5

Hướng dẫn chấm
a. Tầng bao bọc bên ngoài nốt sần của rễ cây được lignin hoá khiến h ạn ch ế
sự khuếch tán của ôxi vào bên trong nốt sần.
- Lượng ôxi trong nốt sần được hạn chế sao cho đủ đối với tế bào r ễ cây và vi
khuẩn hô hấp nhưng không ức chế enzym nitrogenase.
- Vi khuẩn Rhizobium khi vào trong tế bào được bao bọc trong túi màng để hạn
chế tiếp xúc với ôxi tạo điều kiện cho enzym nitrogenase cố định nitơ.
- Tế bào rễ cây có một loại protein leghemoglobin liên kết với oxi làm giảm
lượng ôxi tự do trong nốt sần, tạo điều kiện kị khí nhưng lại v ận chuy ển oxi
và điều tiết lượng ôxi cho các tế bào vi khuẩn để hô hấp t ổng h ợp ATP cho
quá trình cố định nitơ.
b. Hầu hết các protein nội bào của Vi khuẩn ưa mặn chứa một lượng rất dư
thừa các amino axit mang điện tích âm trên bề mặt ngoài của chúng. Đi ều này
sẽ giúp protein giữ được cấu hình cần thiết cho sự ổn định về mặt cấu trúc và
chức năng xúc tác trong điều kiện nồng độ muối cao.
- Các vi khuẩn ưa mặn sử dụng một lượng lớn ATP cho bơm Na +/K+ hoạt động
nhằm duy trì nồng độ muối KCl cao trong tế bào và đ ồng th ời đ ể v ận chuy ển
tích cực Na+ ra khỏi tế bào.
- Hầu hết các enzyme của vi khuẩn ưa mặn có hoạt tính cao trong môi tr ường
này.

0.25
0.25
0.25
0.25

0,5
0.25
0.25

Câu 8 (2,0 điểm) Sinh trưởng, sinh sản của VSV.
a. Trong quá trình nuôi cấy không liên tục, lấy dịch huy ền phù c ủa tr ực khu ẩn c ỏ
khô (Bacillus subtilis) ở cuối pha log (cho vào ống nghiệm 1) và dịch huyền phù được
lấy cuối pha cân bằng động (cho vào ống nghiệm 2). Ở hai ống nghiệm đều đ ược x ử lý
bằng lyzozim, đặt trong tủ ấm ở 37 0C trong 3 giờ. Sau đó làm tiêu bản sống. Em hãy dự
đoán kết quả sau khi làm tiêu bản?
b. Về mùa thu, một số ao hồ nước chuyển sang màu xanh lục hoặc xanh lam, làm
chết nhiều sinh vật trong hồ, có thể gây ngứa n ếu ta lội ho ặc t ắm ở đây. Hi ện t ượng
này được gọi là gì? Nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng trên?
Hướng dẫn chấm
a. Bacillus subtilis là vi khuẩn Gram dương
- Ống nghiệm 1. Lấy dịch huyền phù ở cuối pha log (sinh trưởng mạnh), chất
dinh dưỡng dồi dào, lúc này vi khuẩn chưa hình thành nội bào tử do v ậy khi x ử
lý lyzozim sẽ thu được tế bào trần.
- Ống nghiệm 2: Lấy dịch huyền phù ở cuối pha cân bằng động, ch ất dinh
dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy, vi khuẩn hình thành nội bào tử do vậy khi
xử lý lyzozim vẫn còn nguyên dạng trực khuẩn.
b. Đây là hiện tượng nước nở hoa.
- Nguyên nhân: do các vi khuẩn lam hoặc tảo sống ở các ao hồ gặp điều kiện
phú dưỡng nên sinh trưởng, sinh sản nhanh làm số lượng cá thể tăng đột biến.

0.5
0.25

0.25

0.25
0.25

6

- Hậu quả: Các vi sinh vật làm cản trở việc hô hấp của các sinh v ật khác trong 0.5
ao hồ, mặt khác chúng tiết chất độc khi chúng chết đi. Từ đó làm ch ết hàng lo ạt
các sinh vật như cá, gây tích lũy chất độc cho các loài sống đáy, nh ất là đ ộng v ật
hai mảnh vỏ. Độc tố có thể gây ngứa hoặc có khi gây chết người.
Câu 9 (2,0 điểm) Virut.
a. Phân biệt các thuật ngữ: Virion và Viroit. Hình
bên mô tả cấu trúc của virut viêm gan B. Hãy điền tên
các thành phần cấu trúc của virut vào những số tương
ứng. Quá trình sao chép của virut này diễn ra như thế
nào?
b. Một số loại virut gây bệnh ở người nhưng người
ta không thể tạo ra vacxin phòng chống. Cho biết đó là
loại viruts có vật chất di truyền là AND hay ARN? Vì sao?

Hướng dẫn chấm
a. * Virion: tổ hợp hạt virut, axit nucleic được bao bọc bởi protein và đôi khi có ít
hợp chất khác nữa, hạt virut hoàn chỉnh đang ở giai đoạn không nhân lên
(thường được hiểu là virut ngoại bào).
* Viroit: Là đoạn axit nucleic trần (ARN+) không được bao bọc bởi vỏ protein, có
kích thước nhỏ hơn virut gấp nhiều lần, mạch đơn. Gây nhiều bệnh ở thực vật.
- Viroit không mã hoá cho bất kì protein nào, song nó có khả năng nhân lên trong
tế bào thực vật, nên chắc chắn nó phải sử dụng enzim của tế bào. Viroit gây
bệnh còi cọc ở cây dừa và các cây có múi...
* Virut viêm gan B (HBV) chứa hệ gen ADN kép nhân đôi
theo 2 giai đoạn: ADN → ARN xảy ra trong nhân, sử dụng
ADN polymeraza của tế bào, sau đó ARN → ADN xảy ra
trong tế bào chất, sử dụng enzim phiên mã ngược do
virut mang theo.

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

b. Vi rút có vật chất di truyền là ARN.
0,25
+ Do cấu trúc ARN kém bền vững hơn ADN nên virút có vật ch ất di truy ền và 0,25
ARN dễ phát sinh các đột biến hơn vi rút có vật chất di truyền là ADN.
+ Vì vậy, vi rút có vật chất di truyền là ARN d ễ thay đ ổi đ ặc tính kháng nguyên 0,25
hơn..., nên người ta không thể tạo ra vacxin phòng chống chúng.
Câu 10 (2,0 điểm) Bệnh truyền nhiễm, miễn dịch.
a. Trong các bệnh nhược cơ, các kháng thể gắn và ngăn chặn ở các xinap thần
kinh – cơ, ngăn cản co cơ. Bệnh này được phân loại đúng nh ất là b ệnh thi ếu h ụt mi ễn
dịch, bệnh tự miễn hay phản ứng dị ứng? Giải thích?
7

b. Thế nào là kháng nguyên, kháng thể? Cơ chế tác dụng của kháng th ể? Ph ản ứng
kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng như thế nào đến kỹ thuật ghép mô, cơ quan.
Người ta làm gì để giảm thiểu những ảnh hưởng đó trong quá trình cấy ghép?
Hướng dẫn chấm
a. Là bệnh tự miễn vì hệ miễn dịch sinh ra các kháng th ể ch ống l ại các phân t ử
tự thân (các thụ thể acetylcolin)
b. Kháng nguyên, kháng thể:
+ Kháng nguyên là loại hợp chất lạ có khả năng gây ra trong c ơ th ể s ự tr ả l ời
miễn dịch. Các hợp chất này có thể là prôtêin, độc tố thực vật, động vật, các
enzim, một số polisaccarit…
+ Kháng thể là những prôtein được tổng hợp nhờ các tế bào limphô. Chúng
tồn tại tự do trong dịch thể hoặc dưới dạng phân tử nằm trong màng t ế bào
chất của tế bào limphô.
- Cơ chế tác động của kháng thể:
+ Trung hoà độc tố do lắng kết.
+ Dính kết các vi khuẩn hay các tế bào khác.
+ Làm tan các vi khuẩn khi có mặt của chúng trong huyết thanh bình thường.
+ Dẫn dụ và giao nộp các vi khuẩn cho quá trình thực bào.
- Phản ứng kháng nguyên – kháng thể ảnh hưởng đến quá trình c ấy ghép mô, c ơ
quan:
Việc cấy ghép mô, cơ quan khó thực vì các cơ quan ghép (tim, thận, gan,
da…) chứa nhiều kháng nguyên hơn cả huyết tương và trên hồng cầu nên chúng
thường bị hệ thống miễn dịch của cơ thể đào thải.
- Biện pháp khắc phục là chọn mô, cơ quan ghép phù hợp để hạn ch ế ph ản ứng
kháng nguyên – kháng thể:
+ Các mô trong cùng cơ thể.
+ Sử dụng mô ghép giữa những người cùng huyết thống, nhất là nh ững
người sinh đôi cùng trứng.
+ Đối chiếu kháng nguyên của cơ thể người cho và người nhận.
+ Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

0,5

0,2
5
0,2
5

0,5

0,2
5

0,2
5

---------- Hết ----------

Người ra đề: KIM THỊ HƯỜNG
SĐT: 0983.520.597

8