Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đáp án đề thi chọn HSG Sinh học Duyên hải đồng bằng Bắc Bộ Sinh 10 năm học 2017-2018 (Chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương, đề đề xuất)

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 20:38:14 | Được cập nhật: 3 tháng 5 lúc 9:00:26 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 621 | Lượt Download: 8 | File size: 0.103936 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI DHBB
MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
Ngày thi: 14/04/2018
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đáp án này có 10 câu)

ĐÁP ÁN

Câu
Câu 1
(2,0
điểm)

Nội dung
1. Liên kết Hydro, liên kết ion (cầu muối), tương tác kị nước, tương tác
vanđevan, liên kết qua nguyên tử kim loại trung gian, liên kết disulfit

Điểm
0.5

(học sinh trả lời hết ý mới cho điểm tối đa)
2.
a. Sai . Oxi là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong có thể sống (65%).
b. Sai .Nước giải phóng nhiệt khi hình thành liên kết hidro và hấp thụ nhiệt
khi bẻ gãy các liên kết hidro.
c. Sai. Liên kết disunfit là liên kết cộng hóa trị giàu năng lượng.
d. Đúng.
e. Sai . Xenlulozo được tổng hợp ở màng sinh chất.
f. Đúng.
(mỗi ý đúng được 0.25 điểm)

Câu 2
(2,0
điểm)

Câu 3
(2,0
điểm)

1. a.
- Trong quá trình tổng hợp protein xuyên màng, một phần chuỗi polypeptid được
gắn vào màng lưới nội chất nhờ protein tín hiệu, phần còn lại của chuỗi sẽ chui vào
trong lưới nội chất.
- Sau khi protein được tổng hợp xong ở lưới nội chất, nó được chuyển sang bộ máy
Golgi nhờ túi tiết. Tại đây, protein được biến đổi và gắn thêm carbohydrate, sau khi
hoàn thiện chúng lại được chuyển đến màng tế bào. Vì nhóm carbohydrate của
glycoprotein nằm ở trong túi tiết nên khi túi tiết dung hợp với màng tế bào thì
nhóm carbohydrate trong túi sẽ lộn ra phía ngoài màng tế bào.
b.
- Cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền
thông tin, vật chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập được vào tế bào, chúng có thể
nhanh chóng truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất, thậm chí một
số loại virus còn có khả năng kích hoạt tế bào tiết ra các protein mở rộng cầu sinh
chất để chúng đi qua. Chính vì vậy, virus nhanh chóng phát tán trong toàn bộ cây.

0,5

0,5

0,5

0,5

a Đồng vị oxy 18 (18O) được sử dụng trong nghiên cứu về quang hợp để tìm
hiểu về:
- Nguồn gốc của oxy được giải phóng ra trong quá trình quang hợp.
- Nước hình thành từ pha nào của quang hợp.

0.25
0.25

18

b Hai thí nghiệm có sử dụng O trong nghiên cứu về quang hợp:
Thí nghiệm 1: Chứng minh nguồn gốc của oxy là từ nước
Dùng các phân tử nước có chứa 18O để cung cấp cho cây cần nghiên cứu về quang
hợp. Kết quả cho thấy đồng vị 18O có mặt trong các phân tử oxy giải phóng ra
1

0.25
0.5

trong quá trình quang hợp.
Khi dùng CO2 có mang 18O thì các phân tử oxy giải phóng ra từ quang hợp hoàn
toàn không chứa đồng vị 18O.
Thí nghiệm 2: Chứng minh nước sinh ra từ pha tối của quang hợp
Khi dùng CO2 có mang 18O cung cấp cho cây và phân tích các sản phẩm quang
hợp thì thấy cả glucozơ và nước đều chứa 18O. Điều này chứng tỏ nước được hình
thành từ pha tối của quang hợp.
Câu 4
(2,0
điểm)

0.5

1.
- Chu trình Crep phân giải hoàn toàn chất hữu cơ cần có các coenzim NAD + và FAD+
tham gia nhận e và H+ tạo ra sản phẩm là chất khử NADH và FADH2. NADH và
FADH2 sẽ đi vào chuỗi truyền e tại màng trong ti thể tạo lực hóa thẩm để tổng hợp
ATP.
- Oxi là chất nhận e cuối cùng của chuỗi truyền e trên màng trong ti thể và nguồn
cung cấp e có cho chuỗi truyền là từ NADH và FADH2.
- Nếu không có oxi  không có chất nhận e cuối cùng  chuỗi truyền e ngừng hoạt
động ứ đọng NADH và FADH 2  cạn kiệt NAD+ và FAD+ thiếu nguyên liệu
cho Crep  chu trình Crep sẽ ngừng trệ.
2.

Câu 5
(2,0
điểm)

0.25

0.5

0.25
0.25

- x là cơ chất, bởi khi bổ sung chất x thì lượng ôxi tiêu thụ tăng đồng thời lượng ATP
cũng tăng (ôxi dùng để ôxi hóa cơ chất tạo ATP).

0.25

- y có thể là oligomycin hoặc CN. Bởi vì sự kết hợp của hai quá trình vận chuyển
electron và tổng hợp ATP, nếu một trong hai quá trình bị ức chế thì quá trình còn lại
không thể xảy ra.

0.25

- CN- ức chế quá trình vận chuyển electron dẫn đến ức chế quá trình tổng hợp ATP.
Oligomycin ức chế quá trình tổng hợp ATP dẫn đến ức chế quá trình vận chuyển
eletron.
- z là DNP. DNP làm giảm gradient proton qua màng ti thể và do đó làm giảm động
lực proton được sử dụng để tổng hợp ATP từ ADP và Pi. Do sự giảm gradient proton
bên ngoài và màng trong nên quá trình vận chuyển electron vẫn diễn ra nhưng tổng
hợp ATP không thể xảy ra.

0.25

0.25

1. a. Hợp chất có vai trò quan trọng trong truyền tin tế bào là cAMP (AMP vòng)
- Cơ chế hình thành cAMP: Khi một tín hiệu ngoại bào liên kết với protein thụ thể
đặc hiệu trên màng sinh chất, protein thụ thể sẽ hoạt hóa enzyme adenylyl cyclase.
Enzym này xúc tác phản ứng tổng hợp nhiều phân tử cAMP từ ATP. cAMP tiếp tục
hoạt hóa con đường truyền tín hiệu vào trong tế bào chất.
- Chuyển hóa cAMP: cAMP tạo ra chỉ tồn tại thời gian ngắn rồi bị phân giải bởi
enzyme phosphodiesterase thành AMP mất hoạt tính. Do đó nếu không có tín hiệu
mới từ môi trường thì tác động của cAMP ngừng sau một thời gian ngắn.
- Vai trò của cAMP: là chất truyền tin thứ hai có vai trò khuếch đại thông tin (nhận
được từ chất truyền tin thứ nhất – tín hiệu ngoại bào) lên gấp 20 lần. Sau đó truyền
thông tin vào tế bào chất bằng cách hoạt hóa một protein kinase A. Protein này sẽ
hoạt hóa các enzyme khác trong tế bào chất bằng cách phosphoryl hóa, tùy từng loại
tế bào gây ra các đáp ứng tương ứng.
b. Nếu enzyme phosphodiesterase bị bất hoạt thì cAMP được duy trì ở trạng thái hoạt
2

0.5

hóa và tiếp tục “phát” tín hiệu.
c. Sự phôtphorin hóa có thể làm thay đổi cấu dạng của phân tử enzyme vì gốc
phosphat mang điện tích âm có thể hấp dẫn một nhóm các axit amin mang điện tích
dương

0.25

 Sự phosphat hóa có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của trung tâm hoạt động của
enzyme, làm tăng hoặc giảm khả năng kết hợp với chất dẫn đến thay đổi hoạt tính

0.25

enzyme.
2. Nhỏ vài giọt dung dịch KI vào 2 dung dịch trên:
- Mẫu có màu xanh tím là chứa hồ tinh bột.
0.5

- Mẫu có màu tím đỏ là glycogen.
Giải thích:
- Tinh bột chứa 70% amilopectin có mạch phân nhánh, 30% amilo có mạch không
phân nhánh, khoảng 24 -30 đơn vị gluco có 1 phân nhánh, phân nhánh thưa hơn, khi
nhỏ KI lên mẫu mô chứa tinh bột các phân tử iot kết hợp với amilozo xoắn tạo màu

0.25

xanh tím.

Câu 6
(2,0
điểm)

- Glycogen có mạch phân nhánh phức tạp, sự phân nhánh dày hơn cứ 8 -12 đơn phân
có 1 phân nhánh, khi nhỏ KI lên mô glycogen, các phân tử iot iot kết hợp với mạch
phân nhánh nhiều cho màu tím đỏ.
1.
- Trong phân bào ở sinh vật nhân thực: tubulin tham gia hình thành thoi phân bào di
chuyển nhiễm sắc thể; actin có chức năng liên kết với prôtêin myosin trong quá trình
phân chia tế bào chất.
- Trong sự phân đôi của vi khuẩn: prôtêin giống actin của tế bào nhân thực tham gia
vào quá trình di chuyển của NST trong phân bào; prôtêin giống tubulin giúp tách
riêng hai tế bào vi khuẩn con.
2.
- Vi khuẩn không theo các pha của chu kỳ tế bào vì vi khuẩn có cấu tạo là tế bào nhân
sơ, có hình thức phân bào là trực phân. Không có sự tham gia của thoi phân bào. Mở
đầu là sự phân đôi ADN, sau đó tế bào chất được tổng hợp thêm, cuối cùng là tạo
vách ngăn ở giữa, chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con.
3.
- Trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.
Kì trước
- Giải trùng hợp các tiểu đơn vị prôtêin tubulin.

Kì sau

- Phân giải prôtêin cohesin.

Kì sau

- Tổng hợp các prôtêin enzyme.

Pha G1

0.25

0.25

0.25

0.5

Có 4 ý, mỗi ý được 0,25 điểm
Câu 7
(2,0
điểm)

1.
- Bình A có mùi rượu khá rõ và độ đục thấp hơn so với ở bình B: bình A để trên giá
tĩnh thì những tế bào phía trên sẽ hô hấp hiếu khí còn tế bào phía dưới sẽ có ít oxi nên
chủ yếu tiến hành lên men etylic.
PTPU: Glucozo  2 etanol + 2 CO2 + 2 ATP.
Vì lên men tạo ra ít năng lượng nên tế bào sinh trưởng chậm và phân chia ít dẫn đến
3

0.25

Câu 8
(2,0
điểm)

sinh khối thấp, tạo ra nhiều etanol.
- Bình B hầu như không có mùi rượu, độ đục cao hơn bình A: do để trên máy lắc thì
oxi được hòa tan đều trong bình nên các tế bào chủ yếu hô hấp hiếu khí theo phương
trình giản lược: Glucozo + oxi  Nước + CO2 + 36 – 38 ATP.
Nấm men có nhiều năng lượng nên sinh trưởng mạnh làm xuất hiện nhiều tế bào
trong bình dẫn đến đục hơn, tạo ra ít etanol và nhiều CO2.
- Kiểu hô hấp của các tế bào nấm men ở bình A: chủ yếu là lên men, chất nhận điện
tử là chất hữu cơ, không có chuỗi truyền điện tử, sản phẩm của lên men là chất hữu cơ
(etanol), tạo ra ít ATP.
- Kiểu hô hấp của tế bào nấm men ở bình B: chủ yếu là hô hấp hiếu khí, do lắc có
nhiều oxi, chất nhận điện tử cuối cùng là oxi thông qua chuỗi truyền điện tử, tạo ra
nhiều ATP. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước.
2. a)
Vi khuẩn có kiểu dinh dưỡng:
- Theo nguồn năng lượng: là hóa dưỡng vì vi khuẩn dùng năng lượng được tạo ra từ
chuyển hóa glucozơ thành axit lăctic.
- Theo nguồn cacbon: là dị dưỡng vì glucozơ là nguồn cacbon kiến tạo nên các chất
của tế bào.
- Theo nguồn cho electron: là dinh dưỡng hữu cơ vì glucozơ là nguồn cho electron
trong lên men lăctic đồng hình.
- Theo các chất thêm vào môi trường cơ sở: là vi khuẩn khuyết dưỡng, thiếu 1 trong 2
chất trên vi khuẩn không phát triển được.
b) Các chất thêm vào môi trường cơ sở có vai trò:
- Các chất folic, pyridoxin là các nhân tố sinh trưởng đối với vi khuẩn nêu trên. Thiếu
1 chất trong 2 chất này thì vi khuẩn không thể tự tổng hợp được và không sinh
trưởng.
- Axit folic là một loại vitamin giúp hình thành tổng hợp purin và pirimidin.
Pyridoxin là vitamin B6 giúp chuyển amin của các axit amin.
1.
a. Cơ sơ khoa học của phương pháp định lượng vi rut:
- Sự hình thành các vết tan là do các vi rut tạo ra chu trình sinh tan, khi xâm nhiễm
vào tế bào chủ virut nhân lên và làm tan tế bào chủ. Quá trình này gồm 5 giai đoạn:

0.25

0.25

0.25

0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5

0.25

Hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp và giải phóng.
- Vết tan phát triển trên đĩa khi một virion xâm nhiễm vào một tế bào chủ, virut tái
bản trong tế bào chủ phá vỡ tế bòa chủ và giải phóng nhiều virion con. Những virion

0.25

mới sinh lại tiếp tục xâm nhiễm vào các tế bào bên cạnh trên đĩa và sau một số ít chu
trình xâm nhiễm sẽ dần tạo ra vùng trong suốt có thể quan sát được bằng mắt thường
gọi là vết tan.
- Như vậy mỗi vết tan có nguồn gốc từ một virion ban đầu và số vết tan trên đĩa tương

0.25

ứng với số virion ban đầu đã xâm nhiễm bào tế bào chủ.
b. Nếu trên đĩa nuôi cấy tế bào chủ đếm được 30 vết tan thì không thể khẳng định số
hạt virion ban đầu đưa vào là 30 hạt mà phải nhiều hơn 30 hạt vì sẽ có một số hạt
virion vì lý do nào đó mà thụ thể của nó không tiếp xúc được với thụ thể của tế bào
chủ.

4

0.25

2.

0.25

- Ở phương pháp nuôi cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung dịch nuôi cấy và
lấy đi một lượng dịch nuôi tương đương, tạo môi trường ổn định và vi sinh vật duy trì
pha sinh trưởng lũy thừa.

0.25

- Enzim là sản phẩm bậc I, được hình thành chủ yếu ở pha tiềm phát và pha lũy thừa.
Vì vậy, chủng I lựa chọn phương pháp nuôi cấy liên tục, thu được lượng enzim cao
nhất.

0.25

- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục, trong suốt úa trình nuôi cấy không bổ sung
thêm dinh dưỡng và thu nhận sản phẩmsinh trưởng của vi sinh vật trải qua 4 pha.

0.25

- Kháng sinh là sản phẩm bậc II, thường được hình thành ở pha cân bằng. Với chủng
II, nên sử dụng phương pháp nuôi cấy không liên tục.
Câu 9
(2,0
điểm)

1. a)
- Do trình tự nucleotide của genom ARN (+) của virus bại liệt giống với trình tự
của mARN, nên nó hoạt động như mARN.
- Chúng tiến hành dịch mã để tạo enzyme ARN polymerase, rồi sau đó là phiên mã,
sao chép và nhân lên trong tế bào chất, tạo virus mới.
- Virus nhân tạo của E. Wimmer giống như virus bại liệt trong tự nhiên.
b) ARN (-) khác với mARN nên khi đưa genom ARN (-) tinh khiết của virus cúm
vào nhân tế bào thì chúng không hoạt động được. Virus muốn nhân lên cần phải có
enzyme replicase (tức ARN polymerase phụ thuộc ARN) mang theo.
2.
a) Prion PrPsc nhân lên khác virut. Vì chúng không chứa axit nucleic nên không mã

0.25
0.25
0.25
0.25

hóa được prion mới mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. Do đó, không cần
thiết phải đi vào tế bào như virut. Prion gây bệnh tiến sát prion không gây bệnh, cảm

0.25

ứng theo 1 cơ chế còn chưa biết rõ, biến prion không gây bệnh thành prion gây bệnh,
tức là chuyển protein từ cấu trúc alpha sang cấu trúc beta. Prion gây bệnh mới được
tạo thành nối với nhau thành chuỗi (chèn ép gây hoại tử tế bào não).
b) Các tính chất của prion là:
- Hoạt động chậm nên thời gian ủ bệnh lâu (trên 10 năm)

0.5

- Khó bị phân hủy bởi nhiệt và enzim prôtêaza.
- Trình tự axit amin của 2 loại prion hoàn toàn giống nhau chỉ có cấu trúc là khác nhau.

0.25

c) Không. Khi bị nhiễm prion, cơ thể không có khả năng tạo kháng thể. Vì thế, bệnh
không thể chẩn đoán được bằng phản ứng miễn dịch.
Câu 10
(2,0
điểm)

1.
- Hai tế bào này tuy có phương thức nhận diện kháng nguyên khác nhau, nhưng cơ
chế tác động giống nhau.
- Khi được kích thích chúng đều tiết ra protein độc là perforin để chọc thủng tế bào
đích (tế bào nhiễm virus hoặc tế bào ung thư). Nước tràn vào gây vỡ tế bào.
- Tế bào Tc có thụ thể nhận diện kháng nguyên nằm trong phức hợp với MHC-I. Mỗi
tế bào Tc chỉ có thể tương tác với một epitop đặc hiệu của kháng nguyên.
- Tế bào K gắn một cách không đặc hiệu với các kháng thể khác nhau bao quanh nó,
các kháng thể này lại gắn với các kháng nguyên khác nhau. Phức hợp kháng nguyênkháng thể kích thích tế bào K tiết perforin.
5

0.25
0.25
0.25
0.25

 Cần cả 2 loại tế bào trên trong đáp ứng miễn dịch tế bào để bổ sung cho nhau.
(Mỗi ý 0,25 điểm)
2.
- Khi virus nhân lên trong tế bào sẽ tổng hợp ra các protein lạ (kháng nguyên nội sinh).
Chúng sẽ bị nhận diện và chế biến thành peptit gắn với MHC I do mạng lưới nội chất hạt
tổng hợp, tạo thành phức hợp MHC I – kháng nguyên. Phức hợp này được đẩy ra bề mặt
tế bào để trình diện kháng nguyên cho tế bào T độc (Tc - dạng chưa hoạt hóa)
- Tế bào Tc có thụ thể đặc hiệu với kháng nguyên sẽ kết hợp với phức hợp MHC I –
kháng nguyên qua thụ thể TCR với sự hỗ trợ của thụ thể CD8 trên bề mặt Tc cũng nhận
diện và liên kết với MHC I làm cho phức hợp này bền vững hơn.
- Sự liên kết đặc hiệu kích thích tế bào Tc tăng sinh tạo thành dòng Tc hoạt hóa hoặc
thành dòng tế bào T nhớ nằm lại trong tổ chức limpho.

0.25

0.25

0.25

- Tế bào Tc hoạt hóa tiết ra các protein độc làm tan tế bào nhiễm virus:
+ Protein Perforin: là một protein dạng ống nhọn. Phức hợp này dùi vào màng tế bào
nhiễm virus tạo thành lỗ làm nước và các chất hòa tan tràn vào tế bào làm vỡ tế bào
nhiễm virus.
+ Protein granzim: theo lỗ do perforin tạo ra vào tế bào nhiễm vi rut kích thích tế bào
nhiễm virus tiết enzyme caspaza, enzyme này lại hoạt hóa enzyme Endonucleaza làm
phân giải các axit Nucleic của tế bào chủ. Kết quả làm tế bào chủ chết theo chương trình.

-------------------- HẾT ---------------------

6

0.25