Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

CƠ SỞ PHÁP LÍ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 3 tháng 1 2020 lúc 17:15:56 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 22:47:27 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 455 | Lượt Download: 0 | File size: 0.024164 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CƠ SỞ PHÁP LÍ VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Dàn ý chi tiết phân tích cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của văn bản Tuyên ngôn
độc lập
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về “Tuyên ngôn độc lập”: vừa là một văn kiện lịch sử vô giá, vừa là
một mẫu mực của văn chính luận.
- Khẳng định: Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn trong bản tuyên ngôn chính là minh chứng
tiêu biểu cho mẫu mực của nghệ thuật lập luận.
2. Thân bài
Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn
+ Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp để làm căn cứ khẳng
định quyền tự do, độc lập của dân tộc. Đó là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới thế kỉ
XVIII - di sản tư tưởng của nhân loại.
+ Từ lẽ phải về quyền con người, Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền dân tộc: “Suy rộng
ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Tác giả đã giúp thế giới hiểu
rằng các dân tộc đều bình đẳng như nhau vì tất cả họ đều là con người.
+ Nghệ thuật lập luận: thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”: dùng lời của Pháp và Mĩ để nói
với chính họ. Dẫn lời của Mĩ và Pháp lên đầu bản tuyên ngôn, người viết tỏ ra trân trọng,
đề cao những tuyên ngôn thuộc về lẽ phải… vì thế tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ
của nhân dân trên thế giới, đặc biệt là dư luận tiến bộ ở Pháp và Mĩ.
+ Mặt khác, Hồ Chí Minh đã gián tiếp đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau, ba nền
độc lập ngang tầm nhau nhằm thể hiện niềm tự hào dân tộc.
=> Cách lập luận ấy còn rất kiên quyết bởi mượn lời của Pháp và Mĩ, Bác đã ngầm cảnh
cáo với bọn đế quốc thực dân rằng: Nếu chúng tiếp tục xâm lược Việt Nam có nghĩa là
chúng đã phản bội lại truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do
bình đẳng bác ái mà cha ông họ đã từng giương cao.
Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
+ Bản cáo trạng những tội ác của thực dân Pháp để phủ nhận công lao “khai hóa”, “bảo
hộ” của chúng


Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man… làm nòi giống ta suy nhược.

1



Về kinh tế, chúng đã “bóc lột dân ta đến tận xương tủy… bóc lột công nhân một
cách vô cùng tàn nhẫn”.



Tội ác về quân sự: đó là khi phát xít Nhật xâm lăng Đông Dương, thực dân Pháp
đã “quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật” và chỉ trong hai năm, Pháp đã
bán nước ta hai lần cho Nhật. Khi thua trận, bị tước khí giới bởi Nhật, chúng còn
nhẫn tâm giết hết số đông tù chính trị tại Cao Bằng.

+ Bản tuyên ngôn còn phản ánh quá trình đấu tranh giành độc lập, khẳng định tư thế
chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập
vì:


Trong bao nhiêu năm qua, Việt Nam đã là dân tộc chịu nỗi đau xâm lược, còn
Pháp là kẻ thù đi xâm lược.



Nếu thực dân Pháp đã hèn hạ phản bội lại Đồng Minh, dâng Đông Dương cho
Nhật thì nhân dân ta đã anh dũng đứng về phía Đồng Minh chống phát xít.



Nếu thực dân Pháp hèn nhát, phản động, vô nhân đạo thì chúng ta luôn giữ thái độ
khoan hồng, nhân đạo: “giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu
cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho
họ”.



Không chỉ có vậy, Việt Nam đã thực sự giành được quyền tự do, độc lập. Việt
Nam đã không còn là thuộc địa của Pháp vì Pháp đã bán rẻ chúng ta cho Nhật. Và
sau đó, nhân dân ta trong cuộc Cách mạng tháng tám đã giành chính quyền từ tay
Nhật, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.



Để khẳng định quyền dân tộc, Người đã sử dụng rất nhiều thủ pháp: điệp ngữ, điệp
cấu trúc (những câu văn bắt đầu bằng cấu trúc “sự thật là…”) vang lên một cách
dõng dạc vừa khẳng định sự thực, vừa khẳng định chân lý. Hàng loạt các dẫn
chứng xác thực không thể chối cãi được như tái hiện trước mắt chúng ta những
chặng đường bi thương hào hùng của dân tộc.

+ Nghệ thuật lập luận:


Ngôn ngữ và những hình tượng nghệ thuật vừa chính xác vừa truyền cảm: “chúng
tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”.



Thủ pháp điệp từ, điệp kiểu câu cũng được sử dụng vô cùng đắc địa. Những câu
văn mở đầu bằng từ “chúng” nặng như búa tạ giáng xuống đầu kẻ thù và gợi trong
tim ta nỗi đau xót nhức nhối.

2



Nghệ thuật liệt kê kết hợp với những động từ mạnh đã hệ thống hàng loạt những
tội ác chồng chất mà thực dân Pháp đã gây ra cho mọi tầng lớp từ dân cày đến dân
buôn, công nhân đến các nhà tư sản.

3. Kết bài
- Đánh giá lại giá trị của phần nêu cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn:
góp phần làm nên áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện tài năng nghệ thuật của Hồ Chí
Minh.

3