Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chuyên đề Tôm hùm

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 25 tháng 10 2020 lúc 12:34:11 | Được cập nhật: 19 tháng 4 lúc 5:48:32 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 196 | Lượt Download: 0 | File size: 1.9852 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................3
1.

Lý do chọn đề tài.........................................................................................3

2.

Mục đích của đề tài.....................................................................................4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.............................................................................5
1.1. Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của tôm hùm bông
(Panulirus ornatus)..............................................................................................5
1.1.1.

Vị trí phân loại....................................................................................5

1.1.2.

Đặc điểm Sinh học...............................................................................6

1.1.3.

Đặc điểm sinh học phân bố.................................................................8

1.2.

Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam................................................12

1.3.

Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm................16

1.4. Các yếu tố Sinh thái vô sinh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của tôm hùm.....................................................................................19
1.4.1.

Ánh sáng...........................................................................................19

1.4.2.

Chế độ nhiệt.....................................................................................20

1.4.3.

Muối hòa tan....................................................................................22

1.4.4.

Chế độ khí........................................................................................23

1.4.5.

Độ pH và oxy hóa khử.....................................................................26

1.4.6.

Nền đáy thủy vực.............................................................................28

CHƯƠNG 2. NHỮNG YẾU TỐ SINH THÁI HỌC TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM HÙM.....................................30
2.1.

Yếu tố vô sinh.........................................................................................30

2.1.1.

Nền đáy..............................................................................................30

2.1.2.

Độ sâu................................................................................................32

2.1.3.

Nhiệt độ nước....................................................................................33

2.1.4.

Độ mặn..............................................................................................33

2.1.5.

Nguồn thức ăn tự nhiên.....................................................................34

2.2.

Yếu tố hữu sinh......................................................................................34

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
NUÔI TRỒNG TÔM HÙM..................................................................................39
3.1. Quản lí môi trường.....................................................................................40

3.1.1. Chọn địa điểm nuôi thích hợp...............................................................40
3.1.2. Quản lí nguồn chất thải.........................................................................40
3.2. Tăng cường sức đề kháng của tôm hùm...................................................41
3.2.1. Chọn đàn giống khỏe mạnh...................................................................41
3.2.2. Vận chuyển và thả giống đúng quy trình kỹ thuật.................................42
3.2.3. Cải tiến phương pháp quản lý, nuôi dưỡng...........................................44
3.2.4. Đảm bảo mốt số thành phần vitamin, khoáng chất,... liên quan đến sức
đề kháng tôm nuôi...........................................................................................45
3.3. Tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của tác nhân gây bệnh...................46
3.3.1. Sát trùng lồng, nền đáy nơi đặt lồng nuôi (nếu có thể) trước khi đặt
lồng/bè.............................................................................................................46
3.3.2. Khử trùng, kiểm tra nguồn gốc và chất lượng đàn giống thả nuôi.......46
3.3.3. Vệ sinh và sát trùng thức ăn..................................................................47
3.3.4. Sử dụng một số thuốc để tiêu diệt và kìm hãm tác nhân gây bệnh trước
mùa phát triển bệnh.........................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................49

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển miền Trung là nơi tôm hùm phân bố chủ yếu, với 8 loài thuộc họ
Palanuridae, 8 loài thuộc họ Scyllaridae và 1 loài trong họ Synaxidae, trải dài
từ đèo Ngang (Quảng Bình) đến mũi Kỳ Vân (Vũng Tàu) [4]..
Tôm hùm là một trong những loại hải sản quý, có giá trị kinh
tế cao bởi thịt tôm thơm ngon, ngọt lành và chứa hàm lượng
dinh dưỡng cao. Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) thì axit béo
Omega-3 có trong tôm hùm sẽ có tác dụng kìm hãm và làm
giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Các chuyên gia khuyến
khích nên ăn tôm hùm ít nhất 2 lần một tuần vì tôm là một
nguồn cung cấp Protein và không có chất béo bão hòa như các
sản phẩm thịt giàu chất béo khác. Chính vì giá trị dinh dưỡng
cực cao nên được nhiều địa phương áp dụng nuôi trồng. Tuy
nhiên, nghề nuôi trồng tôm hùm cũng tất cả nghề nuôi trồng
hải sản khác chứa đầy rủi ro và thiệt hại về kinh tế. Bởi chúng
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, đặc biệt thủy vực nuôi
tôm hùm là thủy vực sâu khó kiểm soát được nguồn sống cũng
như các yếu tố sinh thái khác có thể tác động đến sự tồn tại
cũng như phát triển của tôm hùm.
Trong đó, tôm hùm Bông (Panulirus ornatus) là 1 trong 7 loài tôm hùm
phân bố ở vùng biển Việt Nam. Với những ưu điểm nổi trội như tăng trưởng
nhanh, kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao so với
các loài khác, tôm hùm bông là đối tượng nuôi đem lại hiệu quả cao cho nhiều
người dân ở khu vực ven biển các tỉnh miền Trung, phân bố chủ yếu từ Quảng
Bình đến Bình Thuận
Gần đây, khi nghề khai thác tôm hùm thương phẩm cho tỷ lệ
nhỏ chưa đạt kích cỡ khai thác tăng dần, nghề nuôi tôm hùm đã

hình thành và phát triển, kéo theo sự phát triển của nghê khai
thác tôm hùm giống cung cấp cho vùng nuôi. Những loài tôm là
đối tượng nuôi như tôm hùm Bông, tôm hùm Đá càng được gia
tăng cường độ đánh bắt, khai thác tôm con. Nguồn giống tôm
hùm nuôi hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt tự nhiên và sự
phát triển của nghề tôm hùm còn mang tính tự phát, tỷ lệ tôm
chết do dịch bệnh khá lớn.
Xuất phát từ những tính chất trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học tác động
đến việc nuôi ương tôm hùm trong lồng/bè” với các mục
tiêu và nội dung như sau:
2. Mục đích của đề tài
- Cung cấp được hiện trạng nghề nuôi tôm hùm
- Cung cấp được đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm
- Cung cấp được yếu tố sinh thái học tác động đến quá trình sống của
tôm hùm
- Đề xuất một số biện pháp phóng tránh các rủi ro do điều kiện tự nhiên
tác động đến việc nuôi trồng tôm hùm.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.

Vị trí phân loại và một số đặc điểm sinh học của tôm hùm bông
(Panulirus ornatus)

1.1.1. Vị trí phân loại
Tôm hùm là tên gọi chung cho nhóm giáp xác 10 chân thuộc 4 họ
Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae. Theo Phillip và Wiliams,
đến những năm 1980 đã khẳng định họ tôm hùm gai Palinuridae gồm có 49
loài thuộc 8 giống, nhưng chỉ có 33 loài thuộc 3 giống có ý nghĩa kinh tế quan
trọng cho ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ở vùng biển Việt Nam,
Nguyễn Văn Chung và cộng sự (1995) đã mô tả vùng phân bố của 17 loài tôm
hùm, trong đó có 7 loài thuộc giống Panulirus, phân bố chủ yếu ở vùng biển
miền Trung, kéo dài từ vĩ tuyến 18 0N đến 110N [3]. Vị trí phân loại tôm hùm
bông như sau:
Ngành chân đốt (Arthropoda)
Lớp giáp xác (Crustacea)
Bộ mười chân (Decapoda)
Họ tôm hùm gai (Palinuridae)
Giống Panulirus
Loài tôm hùm bông - Panulirus ornatus (Fabricius, 1798)

Hình 1.1. Tôm hùm Bông Panulirus ornatus
1.1.2. Đặc điểm Sinh học
Nguyễn Thị Bích Thúy (1998) trong Nghiên cứu các đặc điểm sinh học
nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi tôm Hùm ở vùng ven biển miền Trung Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ khoa học Sinh học, Viện Hải Dương học, Nha Trang , đã
mô tả tôm hùm bông (Panulirus ornatus) còn được gọi là tôm hùm sao như
sau: toàn thân có màu xanh nước biển rất hài hòa. Kích thước cơ thể lớn, có cá
thể đạt tới 9kg. Đôi râu 2 dài gấp 1,5 lần chiều dài cơ thể, 5 đôi chân bò có
những vòng ngang màu nâu đậm. Các đốt bụng không có rãnh ngang. Vỏ lưng
mỗi đốt bụng có dải màu xanh thẫm và có 1-2 chấm màu kem nghiêng về 2
bên, 2 cặp gai ở phiến gốc râu 1 có cặp sau bé hơn cặp trước, đôi gai hốc mắt
rất dài và nhọn [8] (Hình 1.1).
Theo quan điểm hình thái học, cơ thể tôm hùm thuộc giống Panulirus chia
thành phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gồm 14 đốt, mỗi đốt có một
đôi phần phụ ngực; 6 đốt đầu tiên tạo nên phần đầu và 8 đốt còn lại tạo nên phần
ngực. Các phần phụ trên phần đầu ngực gồm có: 5 đôi chân bò; 1 đôi mắt kép có
thể cử động, bất động, hoặc co ngắn lại; có 2 đôi anten, anten thứ nhất có phân
nhánh, anten thứ hai rất dài và có nhiều gai nhỏ; phần miệng có hàm trên, hàm
dưới và các mảng chân hàm. Phần bụng gồm có 6 đốt, các đốt được bảo vệ bằng
lớp vỏ kitin ở cả phần lưng, phần bên và phần bụng. Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ
5 có 4 đôi chân bơi, đốt bụng thứ 6 biến thành chân đuôi và telson rất cứng và
chắc chắn [9].
Các loài tôm hùm khác nhau thì kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu và mùa vụ
sinh sản cũng khác nhau. Chẳng hạn ở loài tôm hùm bông, kích cỡ tham gia sinh
sản lần đầu của tôm đực là 110,6mm và con cái là 97,3mm CL (chiều dài giáp
đầu ngực); ở tôm hùm đá kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu khoảng 66,7mm CL
ở con đực và 56,9mm CL ở con cái [6].
Đỉnh cao sinh sản của tôm hùm thường tập trung vào tháng 4 và tháng 9
hàng năm, riêng tôm hùm sỏi, đỉnh cao xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6. Sức

sinh sản của tôm hùm tương đối lớn, chúng có thể đẻ ra từ 2 đến nhiều lần trong
năm. Khi sinh sản, trứng được giữ ở các chân bơi, sau một thời gian trứng sẽ nở
ra ấu trùng và ấu trùng sẽ trải qua một giai đoạn biến thái để trở thành tôm con
[6].

Hình 1.2: Hình thái tôm hùm bông (Panulirus ornatus)
1.1.3. Đặc điểm sinh học phân bố
Phân bố của tôm hùm được quyết định bởi tính di truyền và quá trình thích
nghi của loài đối với các điều kiện tự nhiên, môi trường ở từng vùng biển. Đối
với tôm hùm, chu kỳ sống trải qua nhiều lần thay đổi môi trường sống khác
nhau, mỗi giai đoạn của chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất định và tạo
nên một quần thể riêng biệt [4] [8].
- Giai đoạn ấu trùng Phyllosoma sống trôi nổi như sinh vật phù du trên biển
và đại dương, vì thế khả năng phát tán của chúng rất lớn do tác động của sóng,
gió, dòng chảy. Hầu như suốt thời kỳ này, chúng luôn di chuyển và hoàn toàn
phụ thuộc vào các điều kiện thủy văn môi trường biển khơi [8].
- Sau khi ấu trùng Phyllosoma trải qua 12-15 lần lột xác biến thái, chúng
chuyển sang giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus và bắt đầu sống định cư. Môi
trường phân bố của ấu trùng Puerulus phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của các
vũng, vịnh hoặc đầm. Tôm thường phân bố ở những vùng biển ít sóng gió,
nguồn thức ăn phong phú. Giai đoạn hậu ấu trùng Puerulus có thể bơi chủ động.
Chúng thích bám trên rong, vách đá hoặc các giá thể [8].
- Sau khoảng 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng Puerulus trở thành tôm hùm
con (juvenile) có màu sắc và hình thái giống tôm trưởng thành. Chúng sống định
cư trong các vũng, vịnh, đầm phá ven biển. Tập tính sống bầy đàn thể hiện rất
rõ. Chúng thường nấp trong các khe, hốc đá hoặc bám chắc vào những hõm, lỗ
nhỏ của ghềnh đá [4] [8].
- Tôm trưởng thành có xu hướng di chuyển ra ngoài khơi, nơi có điều kiện
sinh thái thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản của loài. Cá thể trưởng thành
thường ẩn mình cả ngày trong rạn san hô hoặc hốc đá. Chúng chỉ bò ra ngoài
để kiếm mồi ở gần chỗ chú ẩn như rạn san hô và thảm cỏ biển vào buổi tối [8].

Hình 1.3. Chu kỳ sống của tôm hùm
(Theo Võ Văn Nha (2010), “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở tôm
hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) nuôi lồng tại vùng biển
Khánh hòa và các biện pháp phòng trị " Luận án Tiến sĩ nông nghiệp,
Đại học Nha Trang, Khánh Hòa)

Tôm hùm gai phân bố ở cả vùng biển nhiệt đới và ôn đới. Tuy nhiên, ở vùng
biển nhiệt đới có số lượng loài phân bố nhiều nhất và sản lượng khai thác được
cũng cao nhất. Môi trường sống của tôm hùm từ vùng triều tới vùng biển có độ
sâu khoảng 3000m, chúng thường ẩn nấp trong các hang hốc có nền đáy là đá,
san hô, bùn, cát hoặc thảm thực vật như tảo bẹ trong nước. Hầu hết các loài
tôm hùm có giá trị thương mại không phân bố cùng vị trí. Những loài thuộc
giống Jasus thường phân bố ở vùng biển nông, ôn đới (dưới 50m). Trong khi
đó, các loài thuộc giống Panulirus lại phân bố ở vùng biển nông, nhiệt đới. Số
loài còn lại thuộc các giống Justitia, Palinurus, Linuparus, Palinustus,
Puerulus, Projasus sống ở vùng biển có độ sâu từ 50m đến 1000m [2].

Hình 1.4. Vị trí phân bố của tôm hùm bông trên thế giới
Trên thế giới, tôm hùm bông phân bố tại vùng Tây ấn Độ Dương, từ vùng
biển đỏ và đông Châu Phi đến phía nam Nhật Bản, có mặt tại đảo Solomon,
Papua New Guinea, vùng phía bắc, tây, tây nam, đông bắc và phía đông của Úc,
New Caledonia và Fiji. Năm 1988, tôm hùm bông còn tìm thấy tại Israel thuộc
phía đông Mediterranean [9]. (Hình 1.3).
Ở Việt Nam, 07 loài tôm hùm có giá trị kinh tế thuộc giống Panulirus phân
bố chủ yếu ở vùng biển miền trung từ Quảng Bình đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Mỗi
một loài thích nghi với điều kiện nhiệt độ, độ mặn và hệ sinh thái khác nhau.
Dựa vào phân tích đặc điểm hình thái, địa hình, trầm tích tầng mặt, những dẫn
liệu về ngư trường khai thác, phân tích định lượng các chỉ tiêu nhiệt độ, độ mặn
của nước biển có thể phân chia vùng phân bố của tôm hùm gai ở vùng biển miền
Trung thành 3 vùng nhỏ [8]. (Hình 1.4):

Hình 1.5. Vị trí phân bố của tôm hùm ở vùng biển miền Trung Việt Nam
Vùng 1: Bao gồm biển ven bờ mũi Ròn (phía bắc Quảng Bình) đến mũi An
Lương (phía bắc Quảng Ngãi). Đây là vùng rộng nhất, đáy biển có độ dốc thấp
và ít bị phân cắt. Có khoảng gần 50.000 ha nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm là
nơi trú ẩn tốt của tôm hùm. Nhiệt độ và độ mặn trung bình đo ở độ sâu 10 m là
23,5-27,0oC và 29,5 -31.0 ‰ vào mùa hè, 18,0-21,5oC và 33,9-34,0 ‰ vào mùa
đông. Có 4 loài tôm hùm P. stimpsoni, P.homarus, P. longipes và P. ornatus
phân bố ở vùng biển này. Trong đó, loài P. stimpsoni là loài cận nhiệt đới chiếm
ưu thế, với khoảng 85% sản lượng khai thác, sản lượng khai thác của 3 loài còn
lại chỉ chiếm khoảng 15% [8].
Vùng 2: Từ mũi An Lương (Quảng Ngãi) đến mũi Sừng Trâu (Ninh Thuận).
Đây là vùng biển có phần thềm lục địa nhỏ nhất và địa hình đáy biển phức tạp
hơn so với các vùng biển khác. Diện tích nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm nơi trú

ẩn của các loài sống đáy ở vùng này là thấp nhất (30.000 ha). Nhưng đây là
vùng có nhiều loài tôm hùm phân bố nhất (6 loài) và sản lượng khai thác đạt
khoảng 1/3 tổng sản lượng ở miền Trung. Trong đó tôm hùm sỏi có tỷ lệ ít nhất,
chiếm khoảng 10% sản lượng khai thác [8].
Vùng 3: Từ mũi Sừng Trâu (Ninh Thuận) đến Phan Thiết (Bình Thuận).Vùng
biển này được chia làm hai tiểu vùng nhỏ: Vùng biển sâu gần bờ và vùng ngoài
khơi quanh các đảo. Diện tích nền đáy rạn ghềnh và rạn ngầm ở vùng này cao
nhất (70.000 ha) so với vùng 1 và vùng 2. Vùng 3 không bị ảnh hưởng bởi nhiệt
độ thấp vào mùa đông, nhiệt độ trung bình đo ở độ sâu 10 trong năm dao động
từ 25,5 -29,0OC. Tôm hùm bông (P. ornatus) là loài chiếm ưu thế, với khoảng
80% sản lượng tôm hùm khai thác được toàn vùng và đạt 1/4 sản lượng khai
thác tôm hùm ở biển miền Trung. Tiếp đến là tôm hùm đá, tôm hùm đỏ, còn tôm
hùm sỏi bắt gặp rất ít chỉ khoảng 5% [8].
1.2.

Tình hình nuôi tôm hùm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu nuôi tôm hùm mới được bắt đầu từ cuối thập

niên 80 trở lại đây, khi sản lượng khai thác tôm hùm có dấu hiệu suy giảm.
Điểm khởi đầu là việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi nâng cấp một số loài tôm hùm
có giá trị kinh tế ở ven biển miền Trung vào năm 1991. Năm 1992, Nguyễn Văn
Chung và cộng sự (1993) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của tôm hùm
sỏi (Panulirus stimpsoni) làm cơ sở để xác định kỹ thuật nuôi đối tượng này ở
vùng biển tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị [2]. Tác giả Hồ Thu Cúc & cộng sự
(1991) nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm trong lồng và trong ao đất ở vùng ven
biển tỉnh Khánh Hòa từ đó làm cơ sở cho việc phát triển nghề nuôi tôm hùm
lồng ở đây [4].
Các tỉnh miền Trung Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi và có tiềm năng lớn
để phát triển nuôi tôm hùm. Do có hệ thống rạn san hô phong phú nên hàng năm
các ngư dân đã khai thác được nguồn giống tôm hùm tại các địa phương với số
lượng đáng kể như Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nuôi tôm hùm tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, nhiều nhất là ở tỉnh
Khánh Hòa (năm 2016: 25.259 ô lồng, sản lượng 592 tấn), Phú Yên (năm
2016: 31.995 ô lồng, sản lượng 748 tấn). Ngoài ra còn nuôi rải rác ở các tỉnh
Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi. Trong giai đoạn 2010 2014, nuôi tôm hùm các miền Trung tăng cả về diện tích và sản lượng. Tổng
thể tích ô lồng nuôi tôm hùm tăng với tốc độ bình quân 6,7%/năm. Sản lượng
tôm hùm tăng với tốc độ bình quân 1,5%/năm [1].
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng nuôi tôm hùm các tỉnh miền Trung
giai đoạn 2010-2014
Tỉnh

Bình
Thuận

Ninh
Thuận

Khánh
Hòa

Phú
Yên

Bình

Nội
dung

Đơn
vị

Tổng số
ô lồng

lồng

Tổng thể
tích

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

33.681

25.259

112

112

112

112

112

m3

3.024

3.024

3.024

3.024

3.024

Sản
lượng

Tấn

2

5

5

8

1

Tổng số
ô lồng

lồng

557

407

574

345

283

Tổng thể
tích

m3

15.039

10.898

15.498

9.315

7.641

Sản
lượng

Tấn

16

17

56

30

20

Tổng số
ô lồng

lồng

21.320

19.191

23.560

18.842

28.455

Tổng thể
tích

m3

Sản
lượng

Tấn

1.150

985

854

900

884

748

592

Tổng số
ô lồng

lồng

17.073

29.102

24.374

22.591

23.627

25.760

31.995

Tổng thể
tích

m3

85.356

145.510

121.870

112.955

118.135

Sản
lượng

Tấn

360

510

660

622

630

720

748

Tổng số

lồng

420

700

1.700

700

522

549

625

1.364.48
1.228.224 1.507.840 1.205.888 1.821.120
0

ô lồng
Định

Quảng
Ngãi

Đà
Nẵng

Tổng

Tổng thể
tích

m3

46.200

7.700

18.700

7.570

5.746

Sản
lượng

Tấn

8

32

36

18

17

Tổng số
ô lồng

lồng

250

500

Tổng thể
tích

m3

4.000

9.000

Sản
lượng

Tấn

3

80

Tổng số
ô lồng

lồng

15

15

15

15

15

Tổng thể
tích

m3

400

400

400

400

400

Sản
lượng

tấn

0

0

0

0

0

Tổng số
ô lồng

lồng

39.497

49.527

50.335

42.855

53.514

Tổng thể
tích

m

1.514.4
99

1.395.75
6

1.667.33
2

1.343.15
2

1.965.06
6

Sản
lượng

tấn

1.536

1.549

1.611

1.579

1.631

3

14

25

(theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2016), “Phê duyệt quy hoạch phát triển
nuôi tôm hùm đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 1412/QĐ-BNNTCTS ngày 22/4/2016, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Trong số 9 loài tôm hùm tìm thấy ở vùng biển Việt Nam, Một số loài được
nuôi như: tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (Panulirus
homarus), tôm hùm sỏi (Panulirus stimpsoni) và tôm hùm đỏ (Panulirus
longipes). Tuy nhiên, nuôi chủ yếu vẫn là loài tôm hùm bông (Panulirus
ornatus) bởi chúng có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích cỡ lớn, màu sắc tươi
sáng và có giá trị xuất khẩu cao.
Tôm hùm giống cho nuôi thương phẩm ở Việt Nam không ổn định về số
lượng và chưa đảm bảo về chất lượng đem đến rủi ro lớn cho người nuôi. Hiện
nay, nguồn giống tôm hùm phục vụ nuôi thương phẩm ở miền Trung Việt Nam
phụ thuộc vào tôm tự nhiên (do sản xuất giống tôm hùm chưa được thương mại).

Cơ cấu giống gồm có nguồn giống khai thác tại chỗ tại các tỉnh ven biển miền
Trung của Việt Nam và nhập từ nước ngoài như Philippines, Slilanka, Malaysia,
Indonesia. Kết quả điều tra năm 2015 tại các vùng nuôi trọng điểm ở các địa
phương từ Bình Định đến Bình Thuận cho thấy tỉ lệ hộ nuôi tôm hùm gặp
khó khăn về con giống biến động khỏang 40-90%. Lượng tôm nhập cho vụ
nuôi 2014-2015 ước tính 0,6 triệu con tương đương 15-20% tổng lượng con
giống [1].
Bảng 1.2: Cơ cấu thành phần loài tôm hùm nuôi tại các tỉnh
Nam Trung Bộ
Tỷ lệ về thành phần các loài tôm nuôi (%)
TT

Tỉnh

Tôm hùm
bông

Tôm hùm
xanh

Tôm hùm
tre

Tôm hùm
đỏ

1

Bình Định

79

21

0

0

2

Phú Yên

78

22

0

0

3

Khánh Hòa

74

21

3

2

4

Ninh Thuận

64

36

0

0

5

Bình Thuận

29

71

0

0

1,9

1,2

Trung bình

74,2

22,7

Một số thời điểm chúng ta phải nhập tôm hùm giống của nước ngoài vì sản
lượng giống khai thác tại các địa phương của cả nước biến động theo năm. Theo
kết quả nghiên cứu của Viện Hải Dương học Nha Trang và kết quả điều tra thu
thập số liệu của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III năm 2015 số lượng tôm
hùm giống khai thác ở Việt Nam biến động theo năm (hình 1.5).
Theo kết quả báo cáo của các địa phương, trong giai đoạn 2010-2015 tổng
lượng tôm hùm ương tại Bình Định hàng năm khoảng 0,1-0,4 triệu con. Tổng
lượng con giống khai thác tại Phú Yên hàng năm khỏang 1,2 triệu con/năm và
cao nhất là 1,5 triệu con trong vụ 2010-2011. Trong khi đó, năm 2013, tổng

lượng tôm hùm giống khai thác tại Ninh Thuận khỏang 0,4-0,5 triệu con. Ngoài
ra khoảng 1,5-1,7 triệu tôm hùm giống được khai thác, ương nuôi tại các địa
phương như Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Khánh Hòa
[1].

Hình 1.6: Biểu đồ biến động tôm hùm giống khai thác ở Việt Nam [2]

Bên cạnh hiệu quả kinh tế mang lại, nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam còn gặp
không ít những khó khăn như nguồn con giống thả nuôi, thức ăn và đặc biệt là
vấn đề bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Tất cả những khó khăn này đã và đang
ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm hùm lồng ở Việt Nam. Do đó, cần có những
nghiên cứu để giải quyết những khó khăn trên, đồng thời phải tăng cường sự
quản lý để phát triển bền vững nghề nuôi này nhằm mang lại lợi ích kinh tế cho
ngư dân vùng ven biển.
1.3.

Những nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng của tôm hùm
Sinh trưởng của tôm hùm được đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự

tăng lên về kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ
thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức
ăn,... hay các yếu tố nội tại của cơ thể như sự điều tiết của các hormon lột xác