Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề Sinh thái học Sinh học 12, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội.

db817fa1ca87dcc944184966d7cab630
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:22:20 | Được cập nhật: 2 giờ trước (4:52:24) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 414 | Lượt Download: 3 | File size: 0.09984 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ: SINH THÁI HỌC

CHỦ ĐỀ 1 : MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Môi trường sống và nhân tố sinh thái

a. Khái niệm và phân loại môi trường

- Khái niệm môi trường: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường chủ yếu:

  • Môi trường trên cạn: gồm mặt đất và lớp khí, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất

  • Môi trường đất: gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau, nơi sống của các sinh vật đất

  • Môi trường nước: gồm những vùng nước ngọt, nước lợ, nước mặn, là nơi sống của các sinh vật thủy sinh

  • Môi trường sinh vật: thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sih, cộng sinh

b. Nhân tố sinh thái

- Khái niệm: NTST là những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật

- Các nhóm nhân tố sinh thái

  • Nhóm nhân t sinh thái vô sinh: gồm tất cả các nhân t vt lí và hóa hc của môi trường xung quanh sinh vật như khí hậu,thổ nhưỡng, nước, địa hình…

  • Nhóm nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác hoặc nhóm sinh vật này với nhóm sinh vật sống xung quanh (động vật, thực vật, con người). Trong nhóm nhân tố hữu sinh, con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại, phát triển của sinh vật.

2. Giới hạn sinh thái

- Khái niệm: Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.

- Đặc điểm:

+ Giới hạn sinh thái được xác định từ điểm gây chết dưới (giới hạn dưới) đến điểm gây chết trên (giới hạn trên). Ngoài giới hạn sinh thái (giới hạn chịu đựng), sinh vật không tồn tại được

+ Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu đối với hoạt động sống của sinh vật

  • Khong thun li:là khong ca các nhân t sinh thái mc độ phù hp cho sinh vt sinh thc hin các chc năng sng tt nht

  • Khoảng chống chịu:khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

+ Ví dụ:

  • Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là từ 5,6 – 42oC, sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 20-30oC

  • Hầu hết cây trồng ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ từ 20 – 30oC. Khi nhiệt độ xuống dưới 0oC hoặc cao hơn 40oC cây ngừng quang hợp

3. Nơi ở và ổ sinh thái

- Nơi ở: là địa điểm cư trú của các loài

  • Ví dụ: trên 1 cây có nhiều loài sinh sống; ao là nơi sống của tôm, cua, ốc…

- Ổ sinh thái: là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

  • sinh thái gm: sinh thái riêng và sinh thái chung

  • Ổ sinh thái đặc trưng cho từng loài. Nhiều loài cùng chung sống một nơi nhưng có ổ sinh thái khác nhau sẽ không xảy ra cạnh tranh. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau thường cạnh tranh với nhau. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào ổ sinh thái trùng nhiều hay trùng ít.

  • Ví dụ: Trong cùng một ao, các loài cá phân chia thành các nhóm ăn các thức ăn khác nhau, sống ở tầng mặt, tầng giữa, tầng đáy.

II. Một số câu hỏi ôn tập

1. Tự luận

Câu 1: Nên hiểu khái niệm “môi trường” nói chung và đối với sinh vật và con người như thế nào? Phân biệt nhân tố môi trường và nhân tố sinh thái.

Câu 2: Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật.

Câu 3: Phân biệt hai khái niệm “Ổ sinh thái” và “Nơi ở”. Khi nào diễn ra sự cạnh tranh ổ sinh thái và nơi ở giữa các loài.

Câu 4: Hãy lấy hai ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó.

2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự cạnh tranh giữa các loài là do chúng

A. cùng sống trong một nơi ở

B. có các ổ sinh thái trùng lặp

C. có mùa sinh sản trùng nhau

D. có thời gian hoạt động kiếm ăn trùng nhau

Câu 2: Theo dõi đồ thị về giới hạn chịu nhiệt của cá chép và cá rô phi ở Việt Nam, người ta nhận thấy:

Cá chép có các nhiệt độ tương ứng là: 2oC, 28oC, 44oC

Cá rô phi có các nhiệt độ tương ứng là: 5,6oC, 30oC, 42oC

Nhận định nào sau đây đúng:

A. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có điểm cực thuận cao hơn

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn

C. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn

Câu 3: Sinh vật kí sinh chỉ sống ở:

A. Môi trường nước

B. Môi trường đất

C. Môi trường không khí

D. Môi trường sinh vật

Câu 4: Nơi ở của các loài là:

A. địa điểm cư trú của chúng

B. địa điểm sinh sản của chúng

C. địa điểm thích nghi của chúng

D. địa điểm dinh dưỡng của chúng

Câu 5: Nhóm NTST vô sinh thì độ ẩm thuộc yếu tố

A. Khí hậu B. Địa hình C. Thổ nhưỡng D. Nước