Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Chủ đề 2 Quần thể sinh vật 2020, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

eef277fd2b4b0c439c0c51b8cdaeb008
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 6:22:09 | Được cập nhật: 19 giờ trước (13:13:04) Kiểu file: DOC | Lượt xem: 412 | Lượt Download: 14 | File size: 0.123392 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

CHỦ ĐỀ 2: QUẦN THỂ SINH VẬT

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Khái niệm

- Quần thể là một nhóm cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, tại một thời điểm nhất định, có khả năng sinh ra các cá thể mới hữu thụ.

- Mỗi quần thể được hình thành trong những điều kiện nhất định qua các giai đoạn chủ yếu:

  • Một số cá thể cùng loài phát tán đến môi trường sống mới

  • Những cá thể không thích nghi với môi trường sống sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đi nơi khác.

  • Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống

  • Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái và dưới tác động của CLTN dần hình thành quần thể ổn định thích nghi với môi trường.

2. Các mối quan hệ sinh thái trong quần thể

- Các mối quan hệ sinh thái trong quần thể

- Quần thể sống trong một môi trường nhất định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể bằng cách tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường trạng thái cân bằng của quần thể.

3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể

3.1. Tỉ lệ giới tính

- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái trong một quần thể, mang đặc điểm riêng của từng loài, đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể.

- Ở đa số các loài tỉ lệ giới tính xấp xỉ 1:1

- Tỉ lệ giới tính phụ thuộc vào đặc điểm sinh sản, sinh lí của từng loài, thời gian, điều kiện sống…

3.2. Nhóm tuổi

- Tuổi được tính băng thời gian

- Các loại tuổi thọ:

+ Tuổi sinh lí: Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể

+ Tuổi sinh thái: Thời gian sống thực tế của cá thể

+ Tuổi quần thể: tuổi thọ trung bình của các cá thể trong quần thể

3.3. Sự phân bố cá thể của quần thể

- Phân bố theo nhóm: là kiểu phân bố phổ biến nhất. Cá thể tập trung thành từng nhóm ở nơi những nơi có điều kiện sống tốt nhất.

- Phân bố đồng đều: ít gặp trong tự nhiên. Các cá thể có một khoảng cách tương đối đồng đều với nhau.

- Phân bố ngẫu nhiên: ít gặp, là kiểu trung gian giữa hai kiểu phân bố trên. Các cá thể phân bố ngẫu nhiên trong khu vực sinh sống.

3.4. Mật độ cá thể

- Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.

- Mật độ cá thể của quần thể là một đặc trưng cơ bản của quần thể vì nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, mức độ cạnh tranh giữa các cá thể, mức độ lan truyền của dịch bệnh và tần số gặp nhau của các cá thể đực và cái…

3.5. Kích thước quần thể

- Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể (hoặc khối lượng, hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

- Mỗi quần thể sinh vật có kích thước đặc trưng. Các loài có kích thước cơ thể nhỏ thường hình thành quần thể có số lượng cá thể lớn và ngược lại. Ví dụ:

  • Quần thể voi trong rừng mưa nhiệt đới khoảng 25 con/quần thể

  • Quần thể gà rừng 200 con/quần thể

  • Quần thể hoa đỗ quyên trên vùng núi Tam Đảo khoảng 150 cây/quần thể

- Kích thước quần thể dao động từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa, sự dao động này khác nhau tùy loài:

  • Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể it nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong do:

  • Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm giảm khả năng chống chịu với môi trường.

  • Cơ hội gặp nhau giữa cá thể đực và cái ít giảm khả năng sinh sản

  • Giao phối gần dễ xảy ra (biến động di truyền – hiệu ứng thắt cổ chai) tỉ lệ dị hợp giảm, các gen lặn có hại được biểu hiện giảm tính đa dạng di truyền của quần thể giảm khả năng thích nghi của quần thể với môi trường.

  • Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quá lớn có thể xảy ra các hiện tượng:

  • Các cá thể trong quần thể cạnh tranh gay gắt, có thể tiêu diệt lẫn nhau hoặc một số cá thể phải di cư sang nơi khác

  • Ô nhiễm, bệnh tật xảy ra làm tăng mức độ tử vong của các cá thể

- Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào bốn nhân tố: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ nhập cư và mức độ xuất cư của các cá thể.

- Sự tăng trưởng kích thước của quần thể: tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (hình chữ J, môi trường không bị giới hạn) và tăng trưởng thực tế (hình chữ S, môi trường bị giới hạn).

II. CÂU HỎI ÔN TẬP – CỦNG CỐ

Phần 1. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ.

Câu 2. Cho những tập hợp sinh vật sau đây:

1. Các con voi sống trong vườn bách thú

2. Các cá thể loài tôm sống trong hồ

3. Các cá thể cá sống trong hồ

4. Các cây cỏ trên đồng cỏ

5. Các bây voi sống trong rừng rậm châu Phi

6. Các con chó sói sống trong rừng

7. Các cá thể chim sống trong rừng

8. Các con chó nhà

9. Các con chim nuôi trong vườn bách thú

Hãy xác định tập hợp nào là quần thể?

Câu 3. Kể tên các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Theo em đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?

Câu 4. Kích thước của quần thể là gì? Kích thước tối đa, tối thiểu của quần thể là gì? Hiểu biết về các gía trị kích thước tối đa, tối thiểu của mỗi quần thể trong tự nhiên có ý nghĩa gì trong khai thác tài nguyên sinh vật?

Câu 5. Trình bày ảnh hưởng của các yếu tố đến kích thước quần thể.

Phần 2. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất. B. có sức sống trung bình.

C. có sức sống giảm dần. D. chết hàng loạt.

Câu 2: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là

A. khoảng gây chết. B. khoảng thuận lợi.

C. khoảng chống chịu. D. giới hạn sinh thái.

Câu 3: Hiện tượng voi rừng tấn công người dân, phá ruộng nương là do:

A. bản tính voi rừng hung dữ khi thấy người

B. tập tính khi đến mùa sinh sản

C. do thiếu thức ăn

D. rừng thu hẹp quá mức

Câu 4: Trong điều kiện thuận lợi các cá thể trong quần thể có quan hệ:

A. Hội sinh B. Cạnh tranh C. Hợp tác D. Hỗ trợ

Câu 5: Hiệu quả nhóm biểu hiện mối quan hệ sinh thái nào?

A. Hỗ trợ khác loài B. Hỗ trợ cùng loài

C. Hỗ trợ giữa các quần thể cùng loài D. Cạnh tranh sinh học khác loài

Câu 6: Mật độ cá thể của quần thể là

A. Tổng số lượng cá thể của quần thể đó

B. tỉ lệ giữa số cá thể sinh sản và tử vong

C. số cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích

D. số cá thể trưởng thành trên một đơn vị diện tích

Câu 7: Trong một quần thể sinh vật, khi phân chia cấu trúc tuổi, người ta chia thành:

A. tuổi sơ sinh, tuổi sinh sản, tuổi già

B. tuổi chưa thành thục, tuổi thành thục

C. tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể

D. tuổi sinh trưởng, tuổi phát triển

Câu 8: Các cây Chò chỉ ở rừng Cúc Phương phân bố theo kiểu:

A. phân bố theo nhóm B. phân bố đồng đều

C. phân bố ngẫu nhiên D. phân bố đặc hữu

Câu 9: Nếu nguồn sống không bị giới hạn, đồ thị tăng trưởng của quần thể ở dạng

  1. tăng dần đều. B. đường cong chữ J.

  1. đường cong chữ S. D. giảm dần đều.

Câu 10: Khi kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái, dễ bị diệt vong và nguyên nhân chính là

A. sức sinh sản giảm. B. mất hiệu quả nhóm.

C. gen lặn có hại biểu hiện. D. sự cạnh tranh giảm.

Câu 11: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên:

A.tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B.dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.

C.hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D.tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.

Câu 12: Sự biến động số lượng của thỏ rừng và mèo rừng tăng giảm đều đặn 10 năm 1 lần. Hiện tượng này biểu hiện:

A.Biến động theo chu kì mùa. B. Biến động theo chu kì ngày đêm

C. Biến động theo chu kì nhiều năm. D. Biến động theo chu kì tuần trăng.

Câu 13: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè hoa, mè trắng, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép vì

A. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo.

B. Tạo sự đa dạng và phong phú về loài trong hệ sinh thái ao.

C. Tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.

D. Mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh.

Câu 14: Khi nói về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng? 1. Trong những nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố khí hậu có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới sự biến động số lượng cá thể của quần thể. 2. Hươu và nai là những loài ít có khả năng bảo vệ vùng sống nên khả năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt. 3. Ở chim, sự cạnh tranh nơi làm tổ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. 4. Hổ và báo là những loài có khả năng bảo vệ vùng sống nên sự cạnh tranh để bảo vệ vùng sống không ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 15. Dạng biến động theo chu kì phổ biến của các loài sinh vật có kích thước nhỏ và tuổi thấp là:

A.Chu kì ngày đêm B. Chu kì mùa

C. Chu kì tuần trăng D. Chu kì nhiều năm

Câu 16. Tăng dân số quá nhanh không dẫn đến những trường hợp nào dưới đây:

A. Thiếu trường học, bệnh viện

B. Năng suất lao động tăng

C. Thiếu nơi ở, thiếu lương thực

D. Ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng, chậm phát triển kinh tế

Câu 17. Nguyên nhân nào không trực tiếp gây ra sự biến đổi số lượng của quần thể

A. Mức tử vong B. Mức xuất và nhập cư

C. Mức cạnh tranh D. Mức sinh sản

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

Câu 19: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể?

A. Mật độ. B. Tỉ lệ đực cái.

C. Độ đa dạng. D. Cấu trúc tuổi

Câu 20: Trường hợp nào sau đây làm tăng kích thước của quần thể sinh vật?

A. Các cá thể trong quần thể không sinh sản và mức độ tử vong tăng.

B. Mức độ sinh sản giảm, mức độ tử vong tăng.

C. Mức độ sinh sản và mức độ tử vong bằng nhau.

D. Mức độ sinh sản tăng, mức độ tử vong giảm.

Câu 21: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể?

A. Ánh sáng. B. Nước. C. Hữu sinh. D.Nhiệt độ.

Câu 22: Về phương diện lí thuyết, quần thể sinh vật tăng truởng theo tiềm năng sinh học khi

A. mức độ sinh sản và mức độ tử vong xấp xỉ như nhau.

B. điều kiện môi trường không bị giới hạn (môi trường lí tưởng)

C. điều kiện môi trường bị giới hạn và không đồng nhất.

D. mức độ sinh sản giảm và mức độ tử vong tăng.

Câu 23: Cơ chế tạo ra trạng thái cân bằng của quần thể là: Sự thống nhất mối tương quan giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong

A. Do sự tác động của kẻ thù trong trường hợp mật độ quần thể tăng quá cao

B. Do bệnh tật và khan hiếm thức ăn trong trường hợp số lượng của quần thể tăng quá cao

C. Do sự giảm bớt hiện tượng cạnh tranh cùng loài trong trường hợp số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp

D. Do khuynh hướng tăng tỷ lệ sinh sản của mỗi quần thể khi số lượng cá thể của quần thể giảm quá thấp

Câu 24: Tập hợp nào sau đây là một quần thể:

A. Các cây cỏ trên một cánh đồng

B. Các con voi trong tất cả các khu rừng trên Trái Đất

C. Các con cá sống ở Hồ Tây

D. Các cây thông trong một khu rừng

Câu 25: Khi gặp điều kiện thuận lợi, một số loài tảo phát triển mạnh gây ra hiện tượng “nước nở hoa” là một ví dụ về

  1. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể

  2. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể

  3. Sự biến động số lượng theo chu kì của quần thể

  4. Sự biến động số lượng không theo chu kỳ của quần thể

Đáp án phần trắc nghiệm.

1A, 2D, 3D, 4D, 5B, 6C, 7C, 8C, 9B, 10A, 11B, 12C, 13D, 14C, 15A, 16B, 17C, 18B, 19C, 20D, 21C, 22B, 23D, 24D, 25D