Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Cấu trúc đề thi THPTQG

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 12 tháng 11 2019 lúc 10:33:18 | Được cập nhật: 12 tháng 5 lúc 5:08:26 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 418 | Lượt Download: 1 | File size: 0.027004 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

I. Cấu trúc đề thi Trung Học Phổ Thông quốc gia môn Ngữ văn 1. Đề thi THPT quốc gia năm 2018 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích: Hãy thức dậy, đất đai! cho áo em tôi không còn vá vai cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,… xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn Khoảng sân tiềm tàng trong ruột núi non châu báu vô biên dưới thềm lục địa rừng đại ngàn bạc vàng là thế phù sa muôn đời như sữa mẹ sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào? lòng đất rất giàu, mặt đất cứ nghèo sao? *** Lúc này ta làm thơ cho nhau đưa đẩy mà chỉ mấy lời ngọt lạt ta ca hát quá nhiều về tiềm lực tiềm lực còn ngủ yên TP. Hồ Chí Minh 1980 – 1982 (Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em, Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289-290) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về ti ềm l ực của đất nước? Câu 3. Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích. Câu 4. Theo anh/ chị, quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực/ tiềm lực còn ngủ yên” có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất n ước c ủa m ỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Câu 2. (5 điểm) Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và c ảnh bạo lực ở gia đình hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. 2. Phân tích đề thi THPT quốc gia năm 2018 Đề thi Ngữ văn nêu trên gồm 2 phần là Đọc hiểu và Làm văn; th ực ch ất là nhằm kiểm tra hai năng lực tiếp nhận và tạo l ập văn b ản. Tuy nhiên, đ ể hi ểu kĩ h ơn cơ sở của các yêu cầu cần đạt trong mỗi phần, chúng tôi xin nêu c ụ th ể h ơn m ột s ố nội dung sau: a. Phần đọc hiểu: - Ngữ liệu là một đoạn trích chưa được học, không có trong sách giáo khóa Ng ữ Văn. Do thời gian làm bài không nhiều nên đoạn trích được ra ở ph ần Đ ọc hi ểu có đ ộ dài vừa phải (khoảng 150 – 300 chữ). Về nội dung, độ khó, đoạn trích / văn bản trong phần Đọc hiểu tương đương với các văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 11 và lớp 12. - Yêu cầu cần đạt ở phần Đọc hiểu được chia theo 3 m ức: nh ận bi ết, thông hi ểu và vận dụng. Cụ thể: + Nhận biết: thường nằm ở câu 1 phần 1. Thường sẽ yêu cầu xác định ph ương th ức biểu đạt của đoạn trích/ văn bản, chỉ ra thông tin có trong đoạn trích/ văn bản. + Thông hiểu: thường nằm ở câu 2, 3. Câu này yêu cầu học sinh nêu cách hiểu của mình về câu văn trong đoạn trích/ văn bản hoặc yêu cầu tr ả l ời câu h ỏi: Thế nào? Là gì? Tại sao? + Vận dụng: thường nằm ở câu 4. Câu này yêu cầu học sinh rút ra thông đi ệp – đi ều mà người viết muốn nhắn gửi qua văn bản/ đoạn trích hoặc điều khi đọc văn bản, người đọc có thể tự rút ra, tự liên hệ, suy ngẫm về bài học tư tưởng, nhận thức và hành động; hoặc yêu cầu nhận xét, phân tích một chi ti ết, m ột nhân v ật nào đó trong đoạn trích/ văn bản.  Với 3 điểm cho phần Đọc hiểu, cấu trúc đề thường có 1 câu nhận bi ết, 2 câu thông hiểu và 1 câu vận dụng. Câu hỏi nhận biết thường dễ nên số điểm dành cho câu này thường là 0,5 điểm, câu thông hiểu và vận dụng thường khó hơn nên mỗi câu thường từ 0,5 – 1 điểm, tùy vào độ khó của từng câu cụ thể. Như thế, tổng điểm của phần Đọc hiểu là 3/10. b. Phần Làm văn Đây là phần yêu cầu HS tạo lập văn bản, tức là diễn đạt, trình bày ý tưởng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa. Phần này gồm 2 câu: 1 câu nghị lu ận xã hội, 1 câu nghị luận văn học. - Câu 1 (2 điểm) thuộc phần nghị luận xã hội, thường yêu cầu HS viết 1 đoạn văn với độ dài khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về một ý kiến trong đo ạn văn/ văn b ản ở phần Đọc hiểu hoặc trình bày suy nghĩ về nội dung chính, vấn đề chính mà đoạn trích/ văn bản đề cập tới. Ví dụ, trong đề thi năm 2018: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước c ủa m ỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Như thế, giữa yêu cầu tiếp nhận văn bản và yêu cầu tạo l ập văn b ản có quan hệ với nhau: từ hiểu nội dung đoạn trích (nói về tiềm lực đất nước), người viết trình bày suy nghĩ của mình về thông điệp mà đoạn trích muốn truyền tải (sứ m ệnh c ủa mỗi cá nhân trong việc đánh thức tiềm lực đất nước trong cu ộc sống hi ện nay) trong một đoạn văn khoảng (200 chữ). Ở đây, cái chính không phải là giải thích v ấn đ ề (tiềm lực đất nước là gì) mà là nêu sứ mệnh của mỗi cá nhân trong việc đánh th ức tiềm lực đất nước (liên hệ bản thân). Đề bài yêu cầu viết đoạn văn kho ảng 200 ch ữ, nghĩa là có thể trên dưới 200 chữ, miễn là nội dung đúng, đủ và sâu sắc. (tuy nhiên cũng cần chú ý là không nên viết quá ngắn hoặc quá dài, như chỉ viết 100 ch ữ ho ặc viết tới 400 – 500 chữ). - Câu 2 (5 điểm) thuộc phần nghị luận văn học. Đây là phần kiểm tra kết quả viết về các nội dung văn học, thường là về các tác giả, tác phẩm đã h ọc trong ch ương trình lớp 11, 12. Ví dụ câu 2, phần 2 trong đề thi năm 2018: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và c ảnh bạo lực ở gia đình hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. Như vậy, vấn đề nghị luận là nội dung học sinh đã học, đ ược nghe gi ảng, làm quen. Tuy nhiên phần này vẫn thể hiện rõ trình độ, năng l ực c ủa m ỗi HS b ởi cũng là nội dung quen thuộc ấy nhưng mỗi người có một cách trình bày khác nhau. Vì th ế, khi làm bài, HS cần chú ý cách viết, cách diễn đạt sao cho rõ ràng, mạch l ạc, trong sáng và gây được ấn tượng đối với người đọc. Tất nhiên vẫn phải đảm bảo những nội dung cần thiết. => Câu 2, phần 2 có dạng so sánh, lấy tác phẩm 12 làm mốc, từ đó, so sánh liên hệ với tác phẩm lớp 11. 3. Những điểm kế thừa và đổi mới của đề thi THPT qu ốc gia năm 2019 môn Ngữ Văn (dựa vào đề thi minh họa đã được công bố) - Về cơ bản đề thi Ngữ văn năm 2019 vẫn tiếp nối những định hướng đổi m ới đã thực hiện trong năm 2018; vừa giữ được sự ổn định; vừa có những điều chỉnh cho phù hợp hơn với đối tượng, bối cảnh và thời gian làm bài thi. - Điểm đổi mới của đề thi THPT quốc gia năm 2019 môn Ngữ Văn (theo đ ề thi minh họa) là thu hẹp phạm vi ôn luyện và kiểm tra – đánh giá: trọng tâm nội dung ôn thi sẽ nằm ở lớp 12, tập trung vào những chi tiết trong các tác phẩm văn học lớp 12. II. Định hướng ôn tập và hướng dẫn cách làm bài thi 1. Định hướng ôn tập Để làm tốt bài thi môn Ngữ Văn kì thi THPT quốc gia năm 2018, trong quá trình ôn luyện, HS cần chú ý một số định hướng cụ thể sau đây: a. Phạm vi kiến thức cần ôn luyện Về phạm vi ôn luyện, thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ: n ội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, trọng tâm là chương trình lớp 12. - Thứ nhất, HS cần lưu ý nội dung đề thi nằm trong chương trình Ngữ Văn l ớp 12 không đơn giản chỉ là các văn bản, tác phẩm văn học được học trong chương trình SGK mà còn là những nội dung, yêu cầu về kĩ năng Tiếng Việt và làm văn nữa. Trong đó, yêu cầu về phương pháp – một yêu cầu thường ít được HS chú ý. Ch ẳng h ạn, chuẩn kiến thức và kĩ năng cần đạt đối với HS l ớp 12 yêu c ầu không ch ỉ n ắm đ ược nội dung của một số tác phẩn văn xuôi tiêu biểu của Việt Nam sau năm 1945 mà còn biết cách đọc hiểu các tác phẩm văn xuôi trong giai đoạn này; biết cách vận dụng các thao tác nghị luận và các phương thức biểu đạt… để làm một bài văn nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học) Như thế, cần hiểu phạm vi ôn luyện không chỉ là những văn bản tác phẩm cụ th ể của riêng phần Văn học. - Thứ hai, nói phạm vi ôn luyện nằm trong chương trình lớp 12 không có nghĩa là n ội dung kiến thức, kĩ năng chỉ giới hạn trong lớp 12 mà khi làm bài (nhất là với học sinh khá, giỏi) cần mở rộng, liên hệ với những nội dung nằm ở những lớp khác. Nh ư th ế, khi ôn luyện, HS cần chú ý lớp 12 nhưng cũng cần ôn lại 1 số nội dung liên quan đến các lớp dưới. Thực ra, nhiều nội dung kiến thức và kĩ năng viết, kĩ năng đọc hiểu văn bản là kết quả rèn luyện của HS trong một thời gian dài chứ không phải chỉ tập trung vào lớp cuối cấp này. Do yêu cầu phân hóa nên những nội dung mở rộng ngoài ch ương trình l ớp 12 có th ể nằm trong các câu hỏi khó – những câu hỏi phục vụ cho việc tuy ển sinh đ ại h ọc, cao đẳng. - Thứ ba, việc kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực tập trung yêu c ầu HS vận dụng, giải quyết vấn đề là chính. Như vậy, phần ngữ liệu, nhất là đối với phần Đọc hiểu, thường sẽ là các văn bản mới, HS chưa được học nhưng không mang tính chất đánh đó. Đề thi trích dẫn văn bản, sau đó yêu cầu HS vận dụng những gì đã học vào việc thực hành giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Vì thế HS không nên quá băn khoăn về vấn đề phạm vi ôn luyện. Điều quan trọng là cần trang bị cho mình phương pháp đọc, cách tìm hiểu, phân tích, đánh giá,… một vấn đề (về văn học hoặc đời sống xã hội). Như thế thì dù đề thi đưa ra ngữ liệu gì, thuộc phạm vi nào, HS vẫn có thể giải quyết được. Tuy nhiên, để làm tốt bài thi môn Ngữ Văn kì thi THPT quốc gia năm 2019, HS cần chú ý tập trung ôn luyện các nội dung cơ bản sau: * Với phần đọc hiểu: Ngữ liệu phần Đọc hiểu là một đoạn trích hoặc văn b ản không có trong SGK. Song để phù hợp với trình độ HS, đề thường lựa chọn những văn bản có đặc điểm sau: - Độ dài của văn bản: khoảng 150 – 300 chữ - Đề tài văn văn bản đọc rất đa dạng, phong phú nhưng nội dung th ường đ ề c ập đ ến những vấn đề gần gũi, có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, đ ạo đ ức, mang tính th ời s ự cao và thường là các vấn đề đặc ra đối với thế hệ trẻ. - Kiểu loại văn bản: có thể là văn bản văn học hoặc văn bản khoa học (lịch sử, địa lí, khoa học tự nhiên,…) hoặc các bài viết về thời sự, chính trị, văn hóa,… lấy t ừ các phương tiện truyền thông (báo chím truyền hình, đài phát thanh, internet,…) - Độ phức tạp (độ khó) được xác định là tương đương v ới văn b ản HS đã đ ược h ọc trong chương trình THPT nói chung và trong chương trình THPT l ớp 12 nói riêng, c ụ thể là tương đương về nội dung, cách viết, cách diễn đạt, về các thu ật ng ữ, khái niệm và đặc biệt là cách hỏi) * Với phần Làm văn: - Nội dung và yêu cầu của câu nghị luận xã hội gắn với ph ần Đ ọc hi ểu, d ựa vào k ết quả đọc hiểu. Tuy nhiên cần chú ý là đề thường ch ỉ l ấy m ột ý trong ph ần Đ ọc hi ểu thông qua một vài câu mang tính chất danh ngôn để yêu cầu người viết phát bi ểu, trình bày suy nghĩ của mình. - Với câu nghị luận văn học, phạm vi ôn luyện tập trung vào các tác phẩm/ đoạn trích thuộc chương trình và SGK lớp 12. - Cụ thể, HS cần tập trung ôn tập một số tác phẩm văn học sau: + Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh) + Tây Tiến (Quang Dũng) + Việt Bắc (Tố Hữu) + Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) + Sóng (Xuân Quỳnh) + Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) + Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) + Vợ nhặt (Kim Lân) + Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) + Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) + Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) + Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) + Riêng hai tác phẩm Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) với chương trình giáo dục thường xuyên là hai văn b ản đ ọc thêm nên không thuộc phạm vi ra đề trong kì thi THPT quốc gia năm 2019. - Kiến thức về lịch sử văn học: Để làm tốt các câu nghị lu ận văn h ọc, HS c ần chú ý 2 bài: + Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách m ạng tháng Tám năm 1945 + Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX - Các tác gia: gồm Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguy ễn Tuân, Nam Cao, Xuân Diệu. - Văn học nước ngoài gồm: + Ông già và biển cả (Hê-ming-way) + Thuốc (Lỗ Tấn) + Số phận con người (Sô-lô-khốp) b. Yêu cầu về mức độ và số lượng câu hỏi - Để đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh, đề thi bao gồm các câu h ỏi t ừ d ễ đ ến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu này là đủ điều kiện tốt nghiệp THPT) vừa đáp ứng yêu cầu nâng cao (đề t ạo sự phân hóa, ph ục v ụ công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng). Nghĩa là đề thi đánh giá thí sinh đ ược c ả 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. - Nhận biết: nhìn nhận được sự vật, hiện tượng, trả lời được câu hỏi: Nó là gì? Mức nhận biết thường xoay quanh các yêu cầu như: + Nhận biết về thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ của văn bản, đoạn trích. + Chỉ ra chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ, thông tin,… n ổi b ật trong văn b ản, đo ạn trích. + Chỉ ra cách thức liên kết của văn bản, đoạn trích. - Thông hiểu: nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng (thường phải suy luận, không tìm thấy trực tiếp trong văn bản, đoạn trích). M ột số n ội dung th ường gặp là: + Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính mà văn bản đề cập. + Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu văn trong văn bản. + Hiểu được quan điểm, tư tưởng của tác giả. + Hiểu được ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng thể loại, phương th ức biểu đạt, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ… trong văn bản. + Hiểu được một số nét đặc sắc nghệ thuật theo đặc trưng thể lo ại (th ơ, truy ện, kịch, kí,…) hoặc một số nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản. - Vận dụng: trong môn Ngữ văn, vận dụng chính là biết thực hành t ạo l ập trong giao tiếp. Vận dụng là biết làm theo, “bắt chước” những mẫu mã hay, đẹp để tạo ra sản phẩm của mình. Yêu cầu ở mức độ vận dụng này là: + Nhận xét về một tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ của tác gi ả th ể hi ện trong văn bản. + Nhận xét về một giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. + Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức. + Rút ra thông điệp cho bản thân. - Vận dụng cao: mức độ cao hơn của vận dụng, chỉ độ khó của yêu cầu thực hành tổng hợp, kết hợp được khả năng phân tích, tổng hợp để rút ra nh ững k ết lu ận, nhận xét, đánh giá theo quan điểm của mình. Hình thức yêu cầu chủ yếu là ở câu 2, phần Làm văn của đề thi. Ví dụ: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của hình ảnh chi ếc thuy ền ngoài xa và c ảnh bạo lực ở gia đình hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu). Từ đó, anh/ chị hãy liên hệ với sự đối lập giữa cảnh phố huyện lúc đêm khuya và hình ảnh đoàn tàu (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) để nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả. c. Cách ôn luyện Đề thi ngày càng hướng tới đánh giá năng lực, yêu cầu người học phải biết phân tích, suy luận, vận dụng. Vì thế, việc ôn tập theo lối học văn mẫu, tài liệu có sẵn sẽ không có hiệu quả, nhất là đối với phần Đọc hiểu và câu nghị luận xã h ội. Với những câu hỏi này, HS chỉ có thể bám sát vào yêu cầu của đề đ ể tr ả l ời. Đối v ới câu nghị luận văn học cũng cần thay đổi thói quen không suy nghĩ kĩ, không chú ý đến yêu cầu cụ thể của đề bài, cứ thấy tên tác phẩm, tác giả quen thuộc là viết tất cả những gì mình biết về tác phẩm, tác giả ấy cho được dài. Do thời gian làm bài có thời lượng 120 phút nên c ần chú ý c ấu trúc và yêu c ầu của đề thi, độ khó của các câu hỏi, tỉ lệ điểm để phân bố thời lượng cho hợp lí để có thể hoàn thành được tất cả các phần, các câu của đề. d. Đề với câu hỏi mở và cách lập ý trả lời câu hỏi mở: * Một trong những thay đổi của việc kiểm tra, đánh giá môn ngữ văn là tăng c ường các câu hỏi ở để kích thích sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo của HS. - Về hình thức: Câu hỏi mở là những câu chỉ nêu vấn đề bàn luận trong bài ngh ị lu ận hoặc chỉ nêu đề tài mà không nêu mệnh lệnh về thao tác lập luận (như kiểu hãy chứng minh, hãy giải thích, hãy phân tích, hãy bình luận,…) hoặc phương thức biểu đạt (như hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ,…) - Về nội dung: Câu hỏi mở có thể giúp người viết đưa ra nhiều ý kiến, nhi ều cách lập luận và lí giải khác nhau xuất phát từ nhiều góc nhìn, thậm chí là ng ược nhau, miễn là có sức thuyết phục. * Thế nào là câu hỏi mở? - Câu hỏi mở có đầy đủ các yếu tố, từ lời dẫn đến yêu c ầu v ề thao tác c ụ th ể. Câu hỏi mở không phải là dạng hoàn toàn mới mẻ mà đã đ ược đ ưa vào SGK thí đi ểm t ừ năm 2000, đại trà từ năm 2002. Đây cũng không hẳn là dạng câu hỏi thuộc phần nâng cao nhưng dùng loại câu hỏi/ đề mở để phân hóa trình độ của HS trong ki ểm tra, đánh giá thì rất phù hợp. Ví dụ: Thu Giang – Nguyễn Duy Cần viết: “ Không có gì khó bằng viết quên mình, tạm thời biết dẹp bỏ thành kiến cùng lòng ưa ghét riêng tư của mình để đi vào tâm hồn kẻ khác”. Anh (chị) có tán thành câu nói trên không? Hãy trình bày ý kiến của mình. - Điểm chung của dạng câu hỏi mở là chỉ nêu lên một đề tài, một vấn đề để người viết bàn luận và làm sáng tỏ. Yêu cầu về đề tài, vấn đ ề c ần bàn lu ận là yêu c ầu b ắt buộc mà mỗi đề đều phải có. Tùy vào vấn đề mà người viết lựa chọn nội dung tri ển khai và thao tác lập luận phù hợp. Nhìn chung, người viết phải thể hiện chính ki ến của mình: tán thành, phản đối hay vừa tán thành vừa phê phán, phản đối. - Hạn chế của dạng câu hỏi mở là: tuy hay, phân hóa đ ược đ ối t ượng HS nh ưng người viết khó mà chép được văn mẫu, phải tự mình suy nghĩ và vi ết ra chính nh ững ý nghĩ của mình. Bởi vậy, hạn chế ở chỗ là nó khá khó v ới HS trung bình và khó đ ể có đáp án rõ ràng rành mạch, đáp án cũng phải theo h ướng m ở, không bó ch ặt ng ười viết vào một số ý nào đó. Chất lượng của bài viết cũng không thể lấy ngắn/ dài mà đo được. => HS cần viết gãy gọn, sáng sủa, trình bày suy nghĩ, cảm xúc của mình m ột cách trung thực, chân thành nhất. * Cách triển khai ý trả lời câu hỏi mở: - Phân tích, tìm hiểu đề cho kĩ, xây dựng dàn ý hoàn ch ỉnh và h ợp lí. Ng ười vi ết c ần nêu được cách hiểu và những ý cơ bản cần đạt được, xây dựng được h ệ thống ý đáp ứng được yêu cầu của đề. - Người viết tự đặt ra và trả lời các câu hỏi nhằm làm sáng t ỏ v ấn đ ề. Th ực ch ất là nhằm tìm hiểu, xem xét đối tượng một cách kĩ càng và thấu đáo hơn. * Đáp án cho câu hỏi mở: Đáp án cho câu hỏi mở thường được gọi là gợi ý làm bài. Bài viết có thể triển khai lập luận theo hướng: - Đồng tình ý kiến. - Phản đối ý kiến. - Vừa đồng tình, vừa phản đối. 2. Cách làm các câu hỏi ở phần Đọc hiểu a. Đọc kĩ văn bản - Không nên mất nhiều thời gian cho việc đọc nhưng cũng không nên đọc vội, đ ọc qua loa, không chú tâm. - Nên đọc vài lần, chú ý bố cục, gạch chân những từ khóa, từ quan trọng, chú ý tên văn bản và tranh minh họa. b. Đọc kĩ yêu cầu của các câu hỏi, trả lời trực tiếp, ngắn g ọn, rõ ràng, đúng trọng tâm ở cả 4 mức độ - Mức nhận biết - Mức thông hiểu - Mức vận dụng - Mức vận dụng cao 3. Cách làm các câu hỏi ở phần Làm văn Phần Làm văn đánh giá kĩ năng viết, tư tưởng của thí sinh qua những khía cạnh sau: - Tri thức về văn bản viết, nhận thức về nhiệm vụ và yêu cầu của đề bài. - Kĩ năng viết (chính tả, sử dụng từ và cấu trúc ngữ pháp, l ập ý và phát tri ển ý, b ộc lộ tư tưởng, quan điểm, tư duy một cách độc lập,…) - Khả năng viết các loại văn bản phù hợp với mục đích, đối tượng, hoàn cảnh, các tình huống khác nhau (vận dụng vào thực tiễn và đời sống). a. Cách làm câu nghị luận xã hội * Theo yêu cầu mới của kì thi THPT quốc gia, câu nghị luận xã hội được tích hợp với ngữ liệu của phần Đọc hiểu, yêu cầu viết với độ dài khoảng 200 chữ, n ội dung thường là trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu trong văn b ản ở ph ần Đ ọc hi ểu hoặc trình bày suy nghĩ về vấn đề chính mà văn bản đề cập tới. * Một số lưu ý khi làm câu nghị luận xã hội: - Những vấn đề được đặt ra có thể trực tiếp nhưng thường là đ ược g ợi m ở qua m ột câu danh ngôn giàu ý nghĩa có trong văn bản đọc hiểu. - Vì vậy cần xem xét vấn đề từ nhiều góc độ. Nên thử t ự đặt ra và tr ả l ời nh ững câu hỏi: Nó là gì? Nó như thế nào? Vì sao lại như thế? Điều đó đúng hay sai? Nó đ ược thể hiện như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì với cuộc sống, với con người và với bản thân? - Cách triển khai có thể theo 3 bước: + Giải thích từ ngữ/ câu văn trích từ văn bản đọc hi ểu: c ần gi ải thích ý nghĩa c ụ th ể của một số từ ngữ, khái niệm chưa rõ. + Phân tích và chứng minh: phân tích và dẫn ra các ví dụ về những con người và s ự việc cụ thể trong cuộc sống, xã hội, lịch sử,… để làm sáng tỏ chân lí mà mình giải thích ở phần trên. Khâu chứng minh rất quan trọng nên cần có dẫn chứng xác đáng, hấp dẫn, thuyết phục. Nên lấy dẫn chứng chứng minh từ thực tiễn cuộc sống, hạn chế lấy dẫn chứng từ tác phẩm văn học. Dẫn chứng đưa ra cần có lí lẽ phân tích