Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu ôn thi đại học môn văn lớp 12

30a6d4a65ac2e3d542e8e4d4b55b2b0f
Gửi bởi: nguyennuong 20 tháng 3 2016 lúc 17:18:18 | Được cập nhật: 6 tháng 5 lúc 20:32:43 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 3434 | Lượt Download: 31 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vn Ôn thi Đại học môn Văn chuyên đề: Bài thơ Việt Bắc Câu 1: Cảm nhận của Anh (Chị về đoạn thơ sau Những đường Việt Bắc của ta, Đêm đêm rầm rập như là đất rung. Quân đi điệp điệp trùng trùng, ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Dân công đỏ đuốc từng đoàn, Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay. Nghìn đêm thăm thẳm sương dày, Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. Tin vui chiến thắng trăm miền, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về. Vui từ Đồng Tháp, An Khê, Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng (Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1) Gợi trả lời: I. Mở bài Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, và nội dung vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc kháng chiến. Trích dẫn đoạn thơ. “Những đường….. đèo De, núi Hồng” II. Thân bài Vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc được thể hiện qua: Không gian Việt Bắc rộng lớn, kì vĩ: “Những đường của ta” Sự trưởng thành của cách mạng qua những cuộc hành quân: “Đêm đêm… đấtDoc24.vn rung” Sức mạnh vô song của dòng người ra trận: “Quân đi…mũ nan” Sức mạnh đoàn kết, chí vững vàng gan thép của nhân dân và bộ đội: “Dân công… lửa bay” Sự vươn mình trỗi dậy, sức sống tiềm tàng mãnh liệt của một dân tộc anh hùng: “Nghìn đêm… ngày mai lên” Những chiến công kì diệu của quân và dân ta tạo lên niềm vui sướng rộn ràng của triệu triệu trái tim hướng về Tổ quốc: “Tin vui…núi Hồng” Vẻ đẹp hùng tráng ấy được thể hiện qua giá trị nghệ thuật: giọng thơ rắn rỏi, gân guốc; nhịp thơ hối hả, gấp gáp; sử dụng ngôn từ đắc địa; sử dụng linh hoạt các phép tu từ: so sánh, hoán dụ, liệt kê, điệp từ, cường điệu… tạo lên âm hưởng hùng tráng xuyên suốt cả đoạn. Tâm trạng của nhân vật trữ tình (tác giả): phơi phới niềm vui, sung sướng tự hào, say sưa hào sảng, căng tràn nhiệt huyết, đầy lí tưởng và hoài bão…. Khái quát nội dung nghệ thuật III. Kết bài Khẳng định lại vẻ đẹp hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến. HS nhận xét, đánh giá về đoạn trích, nêu cảm xúc của bản thân. Câu 2: Một trong những đặc điểm nổi bật của thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình, ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Hãy chứng minh điều đó qua đoạn trích Việt Bắc (trích Việt Bắc) của Tố Hữu. Gợi trả lời: a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học với kỹ năng chính là chứng minh phân tích. Bố cục bài làm rõ ràng, chặt chẽ; văn viết trôi chảy, không mắc lỗi diễn đạt… b.Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tác gia Tố Hữu và trích đoạn Việt Bắc được học, học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau nhưng phải đáp ứng được các chính sau đây: Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết: Bài thơ Việt Bắc nói chung và trích đoạn được học nói riêng được viết theo lốiDoc24.vn đối đáp giao duyên nam nữ, gần với ca dao- dân ca. Đó là giọng thơ tha thiết, mặn nồng của người đi, kẻ mình-ta; ta-mình) Âm hưởng trữ tình sâu nặng từ khúc hát dạo đầu đến những lời nhắn gửi, giãi bày, nỗi nhớ da diết trong toàn đoạn thơ. Tính dân tộc đậm đà: phương diện nội dung: Bức tranh chân thực, đậm đà bản sắc dân tộc về thiên nhiên và con người Việt Bắc được tái hiện trong tình cảm thiết tha, gắn bó sâu sắc của tác giả. Tác phẩm đã đề cập đến truyền thống ân nghĩa thủy chung phương diện nghệ thuật: Thể thơ lục bát được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn với những câu thơ lúc hùng tráng, lúc tha thiết, sâu lắng, nhẹ nhàng. Kết cấu: Cách cấu tứ gần với lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao- dân ca. Hình ảnh: Nhiều hình ảnh mang đậm tính dân tộc (núi, nguồn…), hình ảnh mang tính giai cấp được sử dụng một cách tự nhiên và sáng tạo +Ngôn ngữ: Cặp đại từ nhân xưng “ta”- “mình” và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng được sử dụng xuyên suốt trong toàn bài thơ gần với hình thức ca dao về tình cảm lứa đôi. Nhạc điệu: Nhiều từ ngữ được lặp lại nhiều lần (nhớ, ta, mình…) tạo âm điệu nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng không đơn điệu (lúc hùng tráng, lúc trang nghiêm) Chất liệu văn học và văn hóa dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng, đặc biệt là ca dao trữ tình Đánh giá: Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thi phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Thành công đó, môt phần chính là giọng thơ tâm tình ngọt ngào và tính dân tộc đậm đà. Với những đặc điểm trên, Tố Hữu đã thực sự lôi cuốn người đọc đến với tác phẩm này và đã làm cho tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng nhân dân. Câu 3: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau: “Ta về, mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người.Doc24.vn Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung” (Trích “Việt Bắc”- Tố Hữu- Văn học 12- tập 1, NXB Giáo dục) Gợi trả lời: a/ Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc cũng như cái hay cái đẹp của đoạn thơ, học sinh có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các chính sau: Giới thiệu tác giả- tác phẩm- đoạn trích Nhà thơ đã lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng: Hoa- Người, tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Hoa là vẻ đẹp tinh túy nhất của thiên nhiên, kết tinh từ hương sắc đất trời, tương xứng với con người là hoa của đất Vẻ đẹp của thiên nhiên: Bức tranh tứ bình- bốn mùa: xuân- hạ- thu- đông của núi rừng Việt Bắc. Đoạn thơ ngập tràn màu sắc. Mùa đông với một màu xanh lặng lẽ, trầm tĩnh của rừng già.Cái màu xanh ngằn ngặt đầy sức sống ngay giữa mùa đông tháng giá. Trên cái nền xanh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tươi, thắp sáng cả cánh rừng đại ngàn làm ấm cả không gian, ấm cả lòng người. Màu xanh trầm tĩnh của rừng già chuyển sang màu trắng tinh khôi của rừng hoa mơ khi mùa xuân đến. Trắng cả không gian “trắng rừng”, trắng cả thời gianDoc24.vn “ngày xuân”. Màu trắng tinh khôi tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết trong ngày xuân. Bức tranh mùa hè với màu vàng của rừng phách và rộn rã tiếng ve kêu. Tiếng ve- ấn tượng của thính giác đã đem lại ấn tượng thị giác “rừng phách đổ vàng. Sự chuyển mùa được biểu hiện qua sự chuyển màu trên thảo mộc cỏ cây. Khép lại bộ tranh tứ bình là cảnh đêm thu huyền ảo với ánh trăng soi cùng với khúc hát ngợi ca hòa bình. Vẻ đẹp của con người: Đan xen giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người trong lao động và sinh hoạt. Đó là những con người cần cù, chịu thương, chịu khó, ân tình và rất mực thủy chung. Sự đan xen ấy tạo nên sự hài hòa, quấn quýt giữa thiên nhiên và con người. Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru. Mười câu thơ giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hòa, cân đối. Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc. Qua đó thể hiện tấm lòng, tình cảm của người cán bộ kháng chiến đối với vùng đất Việt Bắc nghĩa tình. Câu 4:Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. Gợi trả lời: Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào .không nhắc đến Việt Bắc của Tô Hữu. Đây là một bài thơ mang đậm màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó, thế hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt son, đằm thắm cùa nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến với thiên nhiên, núi rừng và con người Việt Bắc. Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhất về cánh và người Việt Bắc trong hồi ức cùa người cán bộ cách mạng miền xuôi, đây chính là nhà thơ. Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người.Doc24.vn Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoạn. “Ta” là người ra đi mà cũng là chính tác giả. đây đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp thông thường trong dân ca truyền thống. Do đó, đây chính là lời hỏi ngọt ngào của người ra đi với người lại dề liên tưởng dây là một thiếu nữ địa phương. Và câu hỏi tu từ này là cái cớ bày tó tình yêu của một chàng trai miền đồng bằng với cô gái miền cao. “Hoa và người” thực là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. đây, thiên nhiên hòa điệu với con người, giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗ còn có mối tương sinh lẫn nhau. Việt Bắc sinh ra con người và con người làm nống ấm quê hương Việt Bắc. Tiếp theo, tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên nhiên và con người nơi đây. Với bốn dòng lục, nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa, mỗi mùa là một bức tranh thiên nhiên có nét đẹp riêng biệt. Qua đây, ta thấy chỉ riêng đoạn thơ này đã thấm đậm tính chất dân gian. Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thương của mùa đông Việt Bắc. Tại sao Lại là mùa đông? Vì đây là hồi ức của tác giả trong giờ phút chia tay. Chúng ta còn nhớ, vào một đém mùa đông 1946, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân kháng chiến. Đặc biệt Hà Nội, những người lính cảm tử sau hai tháng giam chân địch trong thành phố đã bí mật vượt sông Hồng đế lên căn cứ cách mạng Việt Bắc. Sự kiện này, đến tận bây giờ vẫn sống mãi bởi một khúc hát quen thuộc: Đêm cái đêm rét quá chân cầu Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại Sông, sông Hổng bên bờ hát mãi Tỏ niềm tin khúc khải hoàn ca. Lưu Trọng Lư trong Một mùa đông đã từng viết: Đôi mắt em lặng buồn, Nhìn tôi mà không nói. Tình đôi ta vời vợi, Có nói cũng vô cùng Trời hết một mùa đông Không một lần đã nói... Thế mà, chốn núi rừng heo hút này đột ngột bừng lên màu đỏ tươi của hoa chuối rừng như những bó đuốc thắp lên sáng rực. Vẻ đẹp nên thơ và rực rờ cùaDoc24.vn Việt Bắc vào mùa đồng gợi cho người đọc những rung động sâu xa. Thông qua bức tranh, ta thấy dù mùa đông lạnh giá nhưng sự sông núi rừng vẫn cứ như tuôn trào, cảm giác đem đến cho lòng người sự ấm áp lại. Thiên nhiên đáng yêu như thế, còn con người thì sao? Ta xét tiếp câu hát: Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Thời gian được xác định bởi yếu tô' “ngày xuân”. Chính ấn tượng thời gian này tạo sự vận động, sinh sôi nảy nở. Không gian đây như là cổ tích. Mới vừa rồi màu xanh bạt ngàn điểm hoa chuối đỏ, bây giờ nở bung ra những rừng mơ trắng muốt thoảng hương thơm. Cái màu trắng dìu dịu tinh khiết ấy phủ lẽn cả cánh rừng, gợi lên trong lòng ta một cảm giác thơ mộng bâng khuâng. Ngoài ra màu trắng của hoa mơ gợi cho người ta cái thanh thoát hơn, đem lại cho lòng người sự thanh thản, thảnh thơi. Câu thơ làm cho ta thấy dường như màu xanh đã bị lấn lướt. Mùa xuân đây không tưng bừng như mùa xuân của Xuân Diệu mà nó đến một cách lặng lẽ, âm thầm nhưng không kém niềm vui. Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Mùa xuân miêu tả trong câu thơ rất đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc. Sợi giang là sản phẩm cùa Việt Bắc. Do vậy, người lao động dó là người Việt Bắc chứ không phải là người miền xuôi. Nhìn thấy được từng sợi giang, tức là con người được nhìn tầm gần. Thế rồi, khoảnh khắc của mùa xuân cũng qua mau, qua mau, con người tiếp tục sống cuộc sống của họ. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Bức tranh gợi sự chú cho người đọc bằng thị giác, lẫn thính giác. Đầu tiên, cái độc đáo đây chính là âm thanh, âm thanh mùa hạ, tiếng “ve kêu”. Câu thơ tạo ra hình ảnh nhân hóa. Con ve là loài vật, vậy mà nó biêt kêu, biết gọi, nó xui khiến rừng phách “đổ vàng'’. Chúng ta nên dành một ít thời gian để tìm hiểu cái rừng phách kì lạ này. Phách là một loài cây thân gỗ rừng Việt Bắc, nở hoa vàng vào đầu mùa hạ. Tiếng ve kêu râm ran đây đó báo hiệu mùa hạ, nhưng lúc này đã là cuối hạ. Lá cây bắt đầu chuyến sang màu vàng, cả rừng phách thay áo mới, chiếc áo vàng óng ánh dưới ánh nắng mặt trời. Cảnh thiên nhiên đẹp và rực rỡ thêm lại càng lãng mạn hơn, vì trong cánh rừng bạt ngàn ấy có thêm bóng dáng của một sơn nữ “hái măng một mình”. Đọc tới đây khiến ta liên tưởng đến một hình ảnh tương tự trong thơ Nguyễn Bính, nhà thơ của đồng quê trong phong trào Thơ mới.Doc24.vn Thơ thần đường chiều một khách thơ Say nhìn ra rặng núi xanh lơ Khí trời lặng lẽ và trong trẻo Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ. Đây là khố thơ thứ nhất trong bài thơ Cô hái mơ. Ta thấy có sự giống nhau rất ngẫu nhiên: cũng là rừng núi và cô gái đang lăm việc. Chỉ có điều đây là “hái mơ” chứ không phái “hái măng”. Từ “hái” đây dường như không thể thay thế bàng một động từ khác như bẻ, đốn... vì chỉ có nó mới phù hợp với nét dịu dàng, uyển chuyến, mềm mại của cỏ gái mà thôi. Ta hãy thử tưởng tượng bức tranh mùa hạ như thế này đẹp biết bao! Cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ như thế lại khảm chạm thêm vào hình ảnh một người thiếu nữ nhẹ nhàng làm việc. Quả thật bức tranh vừa đẹp vừa có hồn. Rỏ rằng thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô điểm cho nhau. Cuối cùng đoạn thơ kết thúc bằng hình ảnh mùa thu cũng không kém phần đẹp đẽ: Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung Câu thơ đã xác định rõ, đây là mùa thu. Thiên nhiên mùa thu được miêu tả bằng ánh trăng. Việc sứ dụng hình ảnh trăng thật ra cũng không có gì độc đáo và mới mẻ. Tuy nhiên, đặt vào hoàn cảnh Việt Bắc lúc bấy giờ, ta thấy được niềm mơ ước hòa bình của người cán bộ cũng như toàn dân Việt Bắc. Tất cả iéu nói lên niềm tin tưởng chiến thắng sẽ đến với cách mạng, với đất nước. Câu thơ thiếu cụ thể nên con người đây cũng thiếu cụ thể. Từ “ai” nhòa đi để tạo nền cho cả đoạn và cũng nhằm trả lời cho câu hỏi đầu tiên: “Mình về có nhớ ta chăng?”. Tuy hỏi thế nhưng trong lòng họ vẫn biết rằng con người ấy vẫn thủy chung, son sắt. Đây là lời đồng vọng trong tâm hồn của cả người đi và người lại. Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, nọ gợi kia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người lại. Đặc biệt là qua cách xưng hô “mình” với “ta”. đây điệp từ “nhớ” dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức. Bên cạnh đó, nhạc điệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru khúc hát ru ki niệm. Có lẽ khúc hát ru này không của ai khác mà là của “ta” và cho người nhận là “mình”. Cả “ta” và “mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung “tiếng hát ân tình” và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyếnDoc24.vn vấn vương trong những tâm hồn chung thủy. Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài Việt Bắc. Cảnh hiên nhiên và con người trong đoạn thơ được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp tràn ngập sức sống. Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy, sắt son của người cách mạng đối với nhân dân, quê hương Việt Bắc. Câu 5: Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc\" của Tố Hữu: Ta về, mình có nhớ ta ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. “Ôi! Nỗi nhớ, có bao giờ thế!”. Nỗi nhớ đi qua thời gian, vượt qua không gian. Nỗi nhớ thấm sâu lòng người... Và nỗi nhớ ấy cứ ray rứt, da diết trong tầm hồn người chiến sĩ cách mạng miền xuôi khi xa rồi Việt Bắc thân yêu nơi đã từng nuôi nấng mình trong những ngày kháng chiến gian lao... Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngàv xuân mơ nờ trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai-tiếng hát ân tình thủy chung. Trong cùng một đoạn thơ ngắn nhưng từ “nhớ” đã được lặp lại năm lần. Nỗi nhớ xuyên suốt từ câu đầu đến câu cuối đoạn. Hai dòng đầu là lời khơi gợi, “nhắc khéo”: mình có nhớ ta không? Riêng ta, ta vần nhớ! Cách xưng hô gợi vẻ thân mật, tình cảm đậm đà tha thiết. Ta với mình tuy hai mà một, tuy một mà hai. Người ra đi nhớ những gì? Việc Bắc có gì để mà nhớ, đế mà thương? Câu thơ đã trình bày rất rõ? Ta về, ta nhớ những hoa cùng ngườiDoc24.vn Núi rừng, phong cảnh Việt Bắc được ví như “hoa”. Nó tươi thắm, rực rỡ và “thơm mát”. Trong bức tranh thiện nhiên ấy, hình ảnh con người hiện lên giản dị, chân chất, mộc mạc mà cao đẹp vô cùng! Con người và thiên nhiên lồng vào nhau, gắn kết với nhau tạo nên cái phong thái riêng của Việt Bắc. Bốn mùa đất nước đi qua trong những câu thơ ngắn gọn bằng các hình ảnh, chi tiết chắt lọc, đặc trưng. Mỗi mùa mang một hương vị độc dáo riêng. Mùa đông, rừng biếc xanh, điểm lên những bông hoa chuối “đỏ tươi” và ánh nắng vàng rực rỡ. Xuân đến, cả khu rừng bừng sáng bởi màu trắng của hoa mơ. Hè sang, có ve kêu và có “rừng phách đổ vàng\". Và khi thu về, thiên nhiên dược thắp sáng bởi màu vàng dìu dịu của ánh trăng. Đoạn thơ tràn ngập những màu sắc chói lọi, rực rờ: xanh, đỏ, vàng, trắng... Những màu sắc ấy đập mạnh vào giác quan của người đọc. Tiếp xúc với những câu thơ của Tố Hữu, ta như được chiêm ngưỡng một bức tranh sinh động. Trong đó, những gam màu được sử dụng một cách hài hòa tự nhiên càng tôn thêm vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc. Thời gian vận hành nhịp nhàng trong những dòng thơ. Nó bước những bước rắn rỏi, vững chắc khiến ta chẳng thế thấy phút giao mùa. Thiên nhiên Việt Bắc còn được mô tả theo chiều dọc thời gian. Buổi sáng hoa “mơ nở trắng rừng”, trưa nắng vàng rực rỡ và khi đêm về, trăng rọi bàng bạc khắp nơi... Núi rừng Việt Bắc như một sinh thế đang biến dổi trong từng khoảnh khắc... Và cái phong cảnh tuyệt vời, đáng yêu ấy càng trơ nên hài hòa nắng ấm, sinh động hẳn lên khi xuất hiện hình ảnh cùa con người. Con người đang lồng vào thiên nhiên, như một đóa hoa đẹp nhất, có hương thơm ngào ngạt nhất. Mồi câu thơ tả cảnh đi cặp với một câu thơ tả người. Cảnh và người đan xen vào nhau một cách hài hòa. Đây là những con người lao động, gắn bó, hăng say với công việc. Kẻ “dao gài thắt lưng”, người “đan nón”, “cô em gái hái măng một mình” và tiếng hát ân tình cua ai đó vang lên giữa đêm rừng núi xôn xao... Hình ảnh con người làm nét đẹp cúa thiên nhiên thêm rực rỡ. Chính họ đã gợi nên nỗi nhớ da diết cho người ra đi. Đọc đoạn thơ, ta có cảm nhận những vẻ dẹp bình dị mà trong sáng của tâm hồn người Việt Bắc. đó họ đối xừ với nhau bằng tình nghĩa mặn mà, chân thật, bằng sự thủy chung “trước sau như một”. Họ đã nuôi chiến sĩ, nuôi cách mạng, nuôi cuộc kháng chiến cùa dân tộc... Những con người Việt Bắc tuy bình dị nhưng thật anh hùng. Khơi gợi hình ảnh thiên nhiên và con người nơi đây, Tố Hữu đã thể hiện một tình cảm tha thiết, ân tình sâu nặng và nỗi nhớ thương sâu sắc. Ta với mình, mình với ta đã từng: Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng Đã từng san sẻ những ngọt bùi, gian nan vất vả như thế! Ta, mình làm sao có