Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 3. BT đột biến cấu trúc NST

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 13:41:19 | Được cập nhật: hôm qua lúc 21:46:01 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 298 | Lượt Download: 4 | File size: 0.021759 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Bài 3: BÀI TẬP ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
ThS. Nga Sinh
Câu 1. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến đảo đoạn ở hai nhiễm sắc thể
thuộc hai cặp tương đồng số 4 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường
và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang
nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là?
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 1/2.
D. 1/4.
Câu 2. Cà độc dược 2n=24. Có một thể đột biến, trong đó cặp NST số 2 có 1 chiếc bị
mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo đoạn, ở NST số 4 một chiếc bị lặp 1 đoạn.
Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được
tạo ra, giao tử bị đột biến có tỉ lệ là:
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 87,5%.
D. 75%.
Câu 3. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai
nhiếm sắc thể thuộc 2 cặp tương đồng số 5 và số 7. Biết quá trình giảm phân diễn ra
bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết tỉ lệ giao tử mang NST
đột biến ở cả hai nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột biến là:
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 1/2.
D. 1/4.
Câu 4. Có 100 tế bào sinh tinh có bộ NST 2n trong đó các tế bào đều mang 2 đột
biến: cặp NST số 6 có 1 chiếc bị mất đoạn và cặp NST số 8 có 1 chiếc lặp đoạn; các
cặp NST khác bình thường. Các tế bào này tham gia giảm phân tạo tinh trùng. Tính
theo lý thuyết số lượng tinh trùng mang NST đột biến là: (biết khi giảm phân không
xảy ra trao đổi chéo và không xảy ra đột biến)

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

A. 300.
B. 100.
C. 200.
D. 400.
Câu 5. Ở cà độc dược 2n=24 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một
chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi
giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo
ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 1/8.
B. 1/4.
C. 3/8.
D. 7/8.
Câu 6. Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST
số III như sau:
1. ABCDEFGHI
2. HEFBAGCDI
3. ABFEDCGHI
4. ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn.
Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1 → 3 → 2 → 4
B. 1 → 3 → 4 → 2
C. 1 → 4 → 2 → 3
D. 1 → 2 → 4 → 3
Câu 7. Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là:
Dòng 1: ABF.EHGIDCK.
Dòng 2: ABF.EDCGHIK.
Dòng 3: ABCDE.FGHIK.
Dòng 4: ABF.EHGCDIK.
Giả thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ có một dạng, ở một vị trí
thì các dòng mới đã tạo được ra theo trình tự nào sau đây là đúng?

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

A. Dòng 1 → Dòng 3 → Dòng 4 → Dòng 2.
B. Dòng 1 → Dòng 2 → Dòng 4 →Dòng 3.
C. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 3 → Dòng 2.
D. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 2 → Dòng 3.

Mọi thắc mắc, các em có thể liên hệ với chị Nga Sinh qua các kênh sau đây:
- Youtube channel:
Nga Sinh https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page:
Nga Sinh https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group:
Nga Sinh- Hỗ trợ học môn Sinh học
https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Bài 3: BÀI TẬP ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
Hướng dẫn giải
ThS. Nga Sinh
Câu 1. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến đảo đoạn ở hai nhiễm sắc thể
thuộc hai cặp tương đồng số 4 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường
và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang
nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là?
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 1/2.
D. 1/4.
Hướng dẫn
Cặp NST số 4 có 1 chiếc đột biến giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Cặp NST số 5 có 1 chiếc đột biến giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Các cặp NST khác cho 100% giao tử bình thường.
Tỉ lệ giao tử không mang NST đột biến là ½ (bình thường). ½ (bình thường) = ¼.
Đáp án D.
Câu 2. Cà độc dược 2n=24. Có một thể đột biến, trong đó cặp NST số 2 có 1 chiếc bị
mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo đoạn, ở NST số 4 một chiếc bị lặp 1 đoạn.
Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được
tạo ra, giao tử bị đột biến có tỉ lệ là:
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 87,5%.
D. 75%.
Hướng dẫn
Cặp NST số 2 có 1 chiếc bị mất đoạn giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột
biến.
Tương tự, cặp NST số 3 giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Cặp NST số 4 giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Các cặp NST khác cho 100% giao tử bình thường.
Tỉ lệ giao tử bình thường là ½. ½. ½ = 1/8.
Tỉ lệ giao tử đột biến = 1 – 1/8 = 7/8 = 87,5% (bao gồm giao tử mang 1 chiếc đột biến
+ 2 chiếc đột biến + 3 chiếc đột biến).
Đáp án C.
Câu 3. Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai
nhiếm sắc thể thuộc 2 cặp tương đồng số 5 và số 7. Biết quá trình giảm phân diễn ra
bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết tỉ lệ giao tử mang NST
đột biến ở cả hai nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột biến là:
A. 1/3.
B. 2/3.
C. 1/2.
D. 1/4.
Hướng dẫn
Cặp NST số 5 có 1 chiếc đột biến giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Cặp NST số 7 có 1 chiếc đột biến giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Xét cả 2 cặp thì tỉ lệ giao tử bình thường là ½. ½ = ¼.
Tỉ lệ giao tử đột biến là 1 – ¼ = ¾ (gồm đột biến 1 chiếc + đột biến 2 chiếc)
Tỉ lệ giao tử đột biến ở cả 2 cặp NST là ½ . ½ = ¼.
Vậy tỉ lệ giao tử mang cả 2 NST đột biến trong số các giao tử đột biến là: ¼ : ¾ = 1/3.
Đáp án A.
Câu 4. Có 100 tế bào sinh tinh có bộ NST 2n trong đó các tế bào đều mang 2 đột
biến: cặp NST số 6 có 1 chiếc bị mất đoạn và cặp NST số 8 có 1 chiếc lặp đoạn; các
cặp NST khác bình thường. Các tế bào này tham gia giảm phân tạo tinh trùng. Tính
theo lý thuyết số lượng tinh trùng mang NST đột biến là: (biết khi giảm phân không
xảy ra trao đổi chéo và không xảy ra đột biến)
A. 300.
B. 100.
C. 200.

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

D. 400.
Hướng dẫn
Cặp NST số 6 có 1 chiếc bị mất đoạn giảm phân tạo giao tử ½ đột biến: ½ bình
thường.
Cặp NST số 8 có 1 chiếc lặp đoạn giảm phân tạo giao tử ½ đột biến: ½ bình thường.
Tỉ lệ giao tử bình thường là ½. ½ = ¼
=> Tỉ lệ giao tử đột biến = 1 – ¼ = ¾.
Mà mỗi tế bào sinh tinh tham gia giảm phân tạo ra 4 tinh trùng.
Vậy có 100 tế bào sinh tinh giam gia giảm phân tạo ra số tinh trùng mang nst đột
biến là 100 . 4 . ¾ = 300.
Đáp án A.
Câu 5. Ở cà độc dược 2n=24 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một
chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi
giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo
ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 1/8.
B. 1/4.
C. 3/8.
D. 7/8.
Hướng dẫn
Cặp NST số 1 có 1 chiếc đột biến giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Cặp NST số 3 có 1 chiếc đột biến giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Cặp NST số 4 có 1 chiếc đột biến giảm phân cho giao tử: ½ bình thường : ½ đột biến.
Các cặp NST khác GP cho 100% giao tử bình thường.
Tỉ lệ giao tử mang 2 NST bị đột biến là:
½ (ĐB) . ½ (ĐB). ½ (BT). 3C2 = 3/8.
Trong đó 3C2 là số cách chọn 2 NST đột biến trong 3 NST số 1, 3, 4.
Đáp án C.

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Câu 6. Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST
số III như sau:
1. ABCDEFGHI
2. HEFBAGCDI
3. ABFEDCGHI
4. ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn.
Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1 → 3 → 2 → 4
B. 1 → 3 → 4 → 2
C. 1 → 4 → 2 → 3
D. 1 → 2 → 4 → 3
Hướng dẫn
Nòi 1 là nòi gốc.
So sánh 3 nòi với nòi 1, ta thấy nòi 3 so với nòi 1 khác biệt ít nhất. Nòi 1 đảo đoạn
“CDEF” tạo thành nòi 3 => 1 → 3.
So sánh nòi 2, 4 với nòi 3 thì thấy nòi 4 ít khác biệt so với nòi 3 hơn. Nòi 3 đảo đoạn
“DCGH” thành nòi 4 => 3 → 4.
Nòi 4 đảo đoạn “ABFEH” thành nòi 2.
Đáp án B.
Câu 7. Ở 4 dòng ruồi giấm có trình tự các gen trên nhiễm sắc thể số 2 là:
Dòng 1: ABF.EHGIDCK.
Dòng 2: ABF.EDCGHIK.
Dòng 3: ABCDE.FGHIK.
Dòng 4: ABF.EHGCDIK.
Giả thiết dòng 1 là dòng gốc và mỗi lần đột biến xảy ra chỉ có một dạng, ở một vị trí
thì các dòng mới đã tạo được ra theo trình tự nào sau đây là đúng?
A. Dòng 1 → Dòng 3 → Dòng 4 → Dòng 2.
B. Dòng 1 → Dòng 2 → Dòng 4 →Dòng 3.
C. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 3 → Dòng 2.

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

D. Dòng 1 → Dòng 4 → Dòng 2 → Dòng 3.
Hướng dẫn
Dòng 1 là dòng gốc.
So sánh 3 dòng còn lại với dòng 1 ta thấy dòng 4 ít khác biệt nhất. Dòng 1 đảo đoạn
“IDC” tạo thành dòng 4 => Dòng 1 → Dòng 4.
So sánh dòng 2, 3 với dòng 4 ta thấy dòng 2 ít khác biệt hơn. Dòng 4 đảo đoạn
“HGCD” thành dòng 2 => Dòng 4 → Dòng 2.
Dòng 2 đảo đoạn “F.EDC” thành dòng 3.
Đáp án D.
Mọi thắc mắc, các em có thể liên hệ với chị Nga Sinh qua các kênh sau đây:
- Youtube channel:
Nga Sinh https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page:
Nga Sinh https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group:
Nga Sinh- Hỗ trợ học môn Sinh học
https://www.facebook.com/groups/470613563765927/