Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 2. BT đột biến gen - BTVN

d41d8cd98f00b204e9800998ecf8427e
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 13:41:10 | Được cập nhật: 3 tháng 5 lúc 16:41:06 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 699 | Lượt Download: 4 | File size: 0.032134 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Bài 2: BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN
Hướng dẫn giải
ThS. Nga Sinh
Câu 1. Tác nhân hóa học 5-brôm uraxin là chất đồng đẳng của T gây đột biến dạng:
A. mất cặp A – T

B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T

C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X

D. mất cặp G-X

Câu 2. Ở một sinh vật nhân sơ có một đoạn trên vùng mã hóa của gen cấu trúc có trình tự
nucleotit trên mạch gốc là:
5‘ATG – TXX – TAX – TAX – TXT –TAG –TXT – AGX – GXG – GTX – ATT 3’
Tác nhân đột biến làm cặp nucleotit 16 G – X của đoạn mạch trên bị mất thì đoạn polipeptit được
tổng hợp từ đoạn gen đột biến trên có số aa là
A. 4.

B. 5.

C. 8.

D. 9.

Câu 3. Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:
3’ TAXXTAXGXGXGGXTXGAXXXXGXAXGGGAAAAAAXXXAATT 5’
Nếu một đột biến xảy ra làm thay thế nuclêôtit thứ 2 kể từ đầu 3’ của mạch làm khuôn bằng một
nuclêôtit khác (giả sử thay A bằng G) thì khả năng nào dưới đây có thể xảy ra?
A. Chuỗi pôlipeptit không được tổng hợp do đột biến làm mất mã mở đầu.
B. Quá trình dịch mã không thể xảy ra do không có tARN vận chuyển axit amin tương ứng với bộ
ba sau đột biến.
C. Không để lại hậu quả gì nghiêm trọng do tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau đột biến
và trước đột biến cùng mã hóa cho một axit amin.
D. Quá trình phiên mã không thể xảy ra do đột biến làm mất bộ ba mở đầu.
Câu 4. Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro trên một mạch của gen có A= T , G = 2A , X = 3T.
Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm hai liên kết H. Gen đột biến có
A.A= 558

B. G = 226

C. X= 478

D. T = 226

Câu 5. Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa X hiếm (X*) là G-X*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

A. T-A
B. A-T
C. G-X
D. X-G
Câu 6. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng như sau: AUG =
mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc.
a, Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp đoạn pôlipeptit có trật tự sau:
Mêtiônin – alanin – lizin – valin – lơxin – kết thúc
b, Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7,8,9 trong gen thì sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến mARN và đoạn pôlipeptit tương ứng
c, Nếu cặp nuclêôtit thứ 10 (X – G) chuyển thành cặp (A – T) thì hậu quả sẽ ra sao?
Câu 7. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau. UGG = triptôphan,
AUA = izôlơxin, UXU = xêrin, UAU = tirôzin, AAG = lizin, XXX = prôlin.
Một đoạn gen bình thường mã hóa tổng hợp một đoạn của chuỗi pôlipeptit có trật tự axit amin là:
Xêrin – tirôzin – izôlơxin – triptôphan – lizin.
Giả thiết một bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.
a, Hãy viết trật tự các ribônuclêôtit của phân tử mARN và trật tự các nuclêôtit ở hai mạch đơn của
đoạn gen tương ứng.
b, Nếu bị đột biến mất các cặp nuclêôtit thứ 4, 11 và 12 thì các axit amin trong đoạn polipeptit
tương ứng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Mọi thắc mắc, các em có thể liên hệ với chị Nga Sinh qua các kênh sau đây:
- Youtube channel:
Nga Sinh https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page:
Nga Sinh https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group:
Nga Sinh- Hỗ trợ học môn Sinh học https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Bài 2: BÀI TẬP ĐỘT BIẾN GEN
Hướng dẫn giải
ThS. Nga Sinh
Câu 1. Tác nhân hóa học 5-brôm uraxin là chất đồng đẳng của T gây đột biến dạng:
A. mất cặp A – T

B. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T

C. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X

D. mất cặp G-X

Hướng dẫn:
5-BU là chất đồng đẳng của T, có cấu trúc gần giống T và X nên có khả năng gây đột biến thay thế
cặp A-T thành G-X.
Sơ đồ như sau: A-T => A-5BU => G-5BU => G-X (cái này chị vẽ cụ thể trong video rồi nhá, ko hiểu
thì xem lại video nhá: https://www.youtube.com/watch?v=e0A8N5NaB3I)
Đáp án C.

Câu 2. Ở một sinh vật nhân sơ có một đoạn trên vùng mã hóa của gen cấu trúc có trình tự
nucleotit trên mạch gốc là:
5‘ATG – TXX – TAX – TAX – TXT –TAG –TXT – AGX – GXG – GTX – ATT 3’
Tác nhân đột biến làm cặp nucleotit 16 G – X của đoạn mạch trên bị mất thì đoạn polipeptit được
tổng hợp từ đoạn gen đột biến trên có số aa là
A. 4.

B. 5.

C. 8.

D. 9.

Hướng dẫn:
Ở đề mạch gốc (khuôn) của gen đang để theo chiều 5’-3’ => Ta viết lại theo chiều 3’-5’ (Vì nếu
không có lưu ý gì đặc biệt, đề nói thứ tự cặp nu sẽ tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của gen).
ADN gốc: 3’TTA – XTG – GXG – XGA – TXT – GAT – TXT – XAT – XAT – XXT – GTA …5’
ADN ĐB : 3’TTA – XTG – GXG – XGA – TXT – ATT – XTX – ATX – ATX – XTG – TA …5’
mARN:

5’AAU – GAX – XGX – GXU – AGA – UAA - …

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Như vậy, khi mất cặp nu 16 là G-X thì bộ mã thứ 6 sẽ biến thành mã kết thúc => đoạn polipeptit
được tổng hợp còn 5 aa (đáp án B). (chú ý bài này là đoạn ở giữa gen, không có mã mở đầu AUG,
tương ứng trên mạch gốc là 3’TAX5’).

Câu 3. Giả sử mạch làm khuôn của một gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:
3’ TAXXTAXGXGXGGXTXGAXXXXGXAXGGGAAAAAAXXXAATT 5’
Nếu một đột biến xảy ra làm thay thế nuclêôtit thứ 2 kể từ đầu 3’ của mạch làm khuôn bằng một
nuclêôtit khác (giả sử thay A bằng G) thì khả năng nào dưới đây có thể xảy ra?
A. Chuỗi pôlipeptit không được tổng hợp do đột biến làm mất mã mở đầu.
B. Quá trình dịch mã không thể xảy ra do không có tARN vận chuyển axit amin tương ứng với bộ
ba sau đột biến.
C. Không để lại hậu quả gì nghiêm trọng do tính thoái hóa của mã di truyền nên bộ ba sau đột biến
và trước đột biến cùng mã hóa cho một axit amin.
D. Quá trình phiên mã không thể xảy ra do đột biến làm mất bộ ba mở đầu.
Hướng dẫn:
ADN mạch gốc:

3’ TAX XTA XGX GXG GXT XGA XXX XGX AXG GGA AAA AAX XXA ATT 5’

mARN:

5’ AUG ……………………………………………………………………………………..UAA3’

Protein:

Met-……………………………………………………………………………………..KT

ADN mạch gốc ĐB: 3’ TGX XTA XGX GXG GXT XGA XXX XGX AXG GGA AAA AAX XXA ATT 5’
mARN:

5’ AXG ……………………………………………………………………………………….UAA3’

(Trong chuỗi này không có bộ ba mở đầu)
 Đột biến làm cho vùng mã hóa của gen không có bộ ba mở đầu => gen vẫn phiên mã nhưng
không dịch mã được do không có điểm bắt đầu (đáp án A).

Câu 4. Một gen có tổng số 2128 liên kết hydro trên một mạch của gen có A= T , G = 2A , X = 3T.
Gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài nhưng làm giảm hai liên kết H. Gen đột biến có
A.A= 558

B. G = 226

C. X= 478

D. T = 226

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

Hướng dẫn:
Gen có 2A+3G = 2128
Mạch 1 có: A1 = T1; G1 = 2 A1 ; X1= 3T1
 A=T = A1 + T1 = 2 A1
G = X = G1 + X1 = 2 A1 + 3 T1 = 5A1
 2A+3G = 2. 2 A1 + 3. 5 A1 = 19 A1 = 2128
 A1 = 112
 A = T = 2 . 112 = 224 ; G = X = 5 . 112 = 560
Gen bị đột biến không thay đổi chiều dài => số nu của gen đột biến = gen gốc ; nhưng giảm
2liên kết H => thay 2 cặp G-X = 2 cặp A-T
 Gen ĐB có A=T = 224 + 2 = 226 ; G=X = 560-2 = 558
 Đáp án D

Câu 5. Gen ban đầu có cặp nuclêôtit chứa X hiếm (X*) là G-X*, sau đột biến cặp này sẽ biến đổi
thành cặp
A. T-A
B. A-T
C. G-X
D. X-G
Hướng dẫn:
G-X* => A-X* => A-T (cái này vẽ tương tự trong video chị hướng dẫn, nếu ko hiểu lời giải thì xem lại
video nhá: https://www.youtube.com/watch?v=e0A8N5NaB3I)

Câu 6. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng như sau: AUG =
mêtiônin, GUU = valin, GXX = alanin, UUU = phêninalanin, UUG = lơxin, AAA = lizin, UAG = kết thúc.
a, Hãy xác định trình tự các cặp nuclêôtit trên gen đã tổng hợp đoạn pôlipeptit có trật tự sau:
Mêtiônin – alanin – lizin – valin – lơxin – kết thúc

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

b, Nếu xảy ra đột biến gen, mất 3 cặp nuclêôtit số 7,8,9 trong gen thì sẽ ảnh hưởng như thế nào
đến mARN và đoạn pôlipeptit tương ứng
c, Nếu cặp nuclêôtit thứ 10 (X – G) chuyển thành cặp (A – T) thì hậu quả sẽ ra sao?
Hướng dẫn:
a, polipeptit: Mêtiônin – alanin – lizin – valin – lơxin – kết thúc
mARN: 5’ AUG

- GXX - AAA - GUU – UUG - UAG 3’

ADN g:

3’ TAX

-

XGG - TTT - XAA - AAX - ATX 5’

ADN bs:

5’ ATG

- GXX - AAA - GTT – TTG - TAG 3’

b, Đột biến mất 3 cặp nu 7, 8, 9 trong gen:
ADN g ĐB:

3’ TAX- XGG - XAA – AAX - ATX 5’

mARN:

5’ AUG- GXX - GUU –UUG - UAG 3’

polipeptit: Mêtiônin – alanin– valin – lơxin – kết thúc
Như vậy mARN mất 1 bộ ba ở vị trí số 3 là AAA, còn polipeptit mất 1 aa là lizin ở vị trí số 3 cũ.
c, Nếu cặp nuclêôtit thứ 10 (X – G) chuyển thành cặp (A – T) có nghĩa là X ở vị trí số 10 trên mạch
gốc chuyển thành A:
ADN g ĐB:

3’ TAX – XGG – TTT –AAA – AAX - ATX 5’

mARN:

5’ AUG- GXX – AAA- UUU –UUG - UAG 3’

polipeptit: Mêtiônin – alanin – lizin – phêninalanin – lơxin – kết thúc
=> aa valin ở vị trí số 4 bị thay bằng pheninalanin.

Câu 7. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa các axit amin tương ứng như sau. UGG = triptôphan,
AUA = izôlơxin, UXU = xêrin, UAU = tirôzin, AAG = lizin, XXX = prôlin.
Một đoạn gen bình thường mã hóa tổng hợp một đoạn của chuỗi pôlipeptit có trật tự axit amin là:
Xêrin – tirôzin – izôlơxin – triptôphan – lizin.
Giả thiết một bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.
a, Hãy viết trật tự các ribônuclêôtit của phân tử mARN và trật tự các nuclêôtit ở hai mạch đơn của
đoạn gen tương ứng.

NGA SINH
- Youtube channel: https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page: https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group: https://www.facebook.com/groups/470613563765927/

b, Nếu bị đột biến mất các cặp nuclêôtit thứ 4, 11 và 12 thì các axit amin trong đoạn polipeptit
tương ứng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Hướng dẫn:
a, polipeptit: …Xêrin – tirôzin – izôlơxin – triptôphan – lizin
mARN: 5’ UXU – UAU - AUA – UGG - AAG 3’
ADN g:

3’ AGA - ATA - TAT - AXX - TTX 5’

ADN bs:

5’ TXT – TAT - ATA – TGG - AAG 3’

b, ADN g ban đầu:

3’ AGA - ATA - TAT - AXX - TTX 5’

ADN g đột biến :

3’ AGA - TAT - ATA - TTX 5’

mARN:

5’ UXU – AUA – UAU – AAG 3’

polipeptit:

Xêrin – izôlơxin- tirôzin – lizin

Vậy mARN có sự sắp xếp lại 3 mã bộ ba ở giữa thành 2 mã bộ ba. Chuỗi polipeptit thay đổi từ
chuỗi 5 aa thành chuỗi có 4 aa, trình tự aa cũng khác so với chuỗi không đột biến.

Mọi thắc mắc, các em có thể liên hệ với chị Nga Sinh qua các kênh sau đây:
- Youtube channel:
Nga Sinh https://www.youtube.com/ngasinh
- Facebook page:
Nga Sinh https://www.facebook.com/ngasinhvlog
- Facebook group:
Nga Sinh- Hỗ trợ học môn Sinh học https://www.facebook.com/groups/470613563765927/