Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

THÌ EM HÃY GIEO HẠT

Gửi bởi: Nguyễn Thị Vân 15 tháng 10 2019 lúc 7:36:29 | Được cập nhật: 22 tháng 4 lúc 8:04:09 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 403 | Lượt Download: 0 | File size: 0.015884 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

THÌ EM HÃY GIEO HẠT Một em bé 6 tuổi dắt tay bà đi nhặt lon trong quán nhậu. Một người mẹ nghèo đi chân đất ngơ ngác bế con trong bệnh viện. Một bác xe than trong đám tắc đường, than thì vỡ, trời về tr ưa, bối rối xoay xở trước những lời mắng mỏ, lòng dạ bác thì đương lo lắng, bồn chồn... Có lúc nào lòng trắc ẩn của em lên tiếng trước những cảnh đời hết sức bình thường bên l ối ta qua? Những phút nhói lòng có vẻ "lạc mốt" giữa cuộc sống ngày càng bận r ộn tuôn ch ảy v ề phía trước? Tôi có một người bạn gái, chị ấy chỉ muốn kết bạn với một người con trai biết khóc vì tr ắc ẩn. Nhưng mãi vẫn chưa gặp được. Chị than thở "Người quân tử nay đâu?". Có phải vì đời sống kinh tế cạnh tranh cho nên ta đi qua nhau ai cũng t ỏ ra c ứng c ỏi, vì ch ỉ s ợ yếu mềm là mất điểm, sợ yếu thế, thua cuộc? Có phải ta quá mải mê học tập, kiếm sống, làm giàu nên đôi khi mắt không kịp nhìn, tai không kịp nghe niềm vui nỗi buồn nhân thế? Hay có phải thời kinh tế "thị trường" quen sống trong một cái "chợ lớn" nên mắt nhìn nhau cũng trơ lì vô cảm bởi so tính lỗ lời, thiệt hơn? Ngày xưa xã hội có 4 lớp người gọi là "tứ dân". Sĩ - nông - công - th ương. Th ương nghi ệp, buôn bán được xếp cuối cùng, một phần do nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp không cần phát triển thương nghiệp; phần khác do quan niệm "Đức trị" thời ấy coi thường Thương nghiệp vì nghĩ rằng "con buôn" là hạng dễ lừa lọc, thiếu đạo đức. Nghĩ như vậy là cực đoan và dĩ nhiên là không còn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa phát triển như bây giờ. Ngày nay, "thương nghiệp thiếu đạo đức" chỉ là loại thương nghiệp hạng bét, không thể ăn nên làm ra được. Muốn phát triển trong bền vững, doanh nghiệp không chỉ là nghề mà còn là nghiệp, xây dựng căn cơ uy tín lâu dài. Người xưa nói "phi thương bất phú", ngày nay có thêm câu "phi nhân nghĩa b ất thành s ự nghiệp". Như vậy là nhân nghĩa vẫn được đề cao, khẳng định trong nền kinh tế thị trường. Thế giới hiện đại khuyến khích các cách làm giàu trong sạch s ẽ của l ương tri và s ự sâu s ắc của lòng trắc ẩn. Đó không chỉ là tình mà là lý. Ông chủ hãng Bút bi Thiên Long tức nhà doanh nghiệp trẻ Cồ Gia Th ọ có lần nói v ới tôi r ằng hằng năm anh dành hàng trăm triệu đồng cho các hoạt động tài trợ xã hội - nhân đạo, vì lý do : lợi nhuận thu từ xã hội góp lại một phần cho xã hội để tạo sự cân b ằng xã h ội, cũng là đ ể ổn định kinh doanh, cũng là để kinh doanh phát triển vậy. Làm thân nam nhi ngày xưa luôn phải rèn luyện 5 điều : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đ ứng đầu là chữ nhân, là lòng thương yêu con người. Chỉ có người quân tử mới có lòng nhân. Em biết không, đâu phải là sự tình cờ, chữ nhân (lòng thương người) còn có nghĩa là cái h ạt. Vậy thì các em ơi, tội gì mình không gieo hạt - vừa được tiếng là người quân tử có nhân, l ại vừa gặt được mùa quả ngọt tương lai khi em thành nhà doanh nghiệp giữa phong ba của đ ời sống kinh tế thị trường.