Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Khi con tu hú

3c56f5bf8a25ba134682546082fc1304
Gửi bởi: Thành Đạt 30 tháng 9 2020 lúc 13:19:19 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 1:34:00 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 935 | Lượt Download: 3 | File size: 0.101423 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn : 8/1/2019 Tiết theo PPCT : 80

Ngày soạn : 8/1/2019 Tiết theo PPCT : 80

Văn bản :

KHI CON TU HÚ

- Tố Hữu -

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Có được những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu

- Hiểu nghệ thuật khác họa hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do)

- Hiểu được niềm khao khát cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng.

- Cảm nhận được bài thơ.

2. Kĩ năng

- Biết đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù.

- Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này.

3. Định hướng phát triển năng lực

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

4. Thái độ

- Cảm phục tinh thần yêu nước của người chiến sĩ cánh mạng .

* Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG.

* Tích hợp môi trường: Bảo vệ biển đảo, giáo dục an ninh quốc phòng.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- Giáo viên:

+ Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo.

+ Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (bảng phụ, máy chiếu)

- Học sinh:

+ Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan.

+ Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

C. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, dạy học nhpóm, giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống...

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu...

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: (1 phút)Kiểm tra sĩ số

Ngày giảng

Lớp

Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình dạy

3. Bài mới:

- HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG BÀI HỌC

3.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (1’):

- Mc tiêu: to hng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp, kĩ thuật: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Gv: Theo các em, điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống mỗi người?

Hs: Thảo luận, trình bày và bảo vệ ý kiến

(Sức khỏe, tiền bạc, tình yêu, hạnh phúc, gia đình....)

Gv: Mỗi người chúng ta sinh ra vốn là một sắc màu riêng, thế nên, quan niệm của mỗi người là khác nhau. Với riêng Tố Hữu, có lẽ, tự do là điều quan trọng nhất, là khát vọng mãnh liệt nhất. Khát vọng ấy được thể hiện trong bài "Khi con tu hú"

3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp, kĩ thuật: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề, kĩ thuật động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( )

Thao tác 1: GV giới thiệu cho HS tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.

I. Tìm hiểu chung

Gv tổ chức thảo luận nhóm để tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Chia lớp thành 3 nhóm

Nhóm 1: Hãy giới thiệu những nét tiêu biểu về tác giả?(gv kết hợp trình chiếu tranh)

- Hs: Quan sát tranh ảnh, theo dõi sgk, kết hợp bài soạn trả lời; Hs nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

- Gv: quan sát, định hướng, mở rộng, chuẩn hóa kiến thức

1. Tác giả

- Tố Hữu ( 1920 - 2002)

- Có nhiều cống hiến cho cách mạng và cuộc đời thơ

- Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản; thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

* Gv Bổ sung:

Tố Hữu (1920- 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Giác ngộ cách mạng khi đang còn là học sinh.

- Tháng 4/ 1939 bị thực dân Pháp bắt giamvào nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó trải qua các nhà lao ở miền Trung và Tây Nguyên, cho đến tháng 3/ 1942 ông vượt ngục tiếp tục hoạt động.

- Ông có nhiều cống hiến cho cách mạng và cuộc đời thơ

- Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản; thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

- Con đường thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các giai đoạn cách mạng Việt Nam, được đánh dấu bởi các tập thơ: Từ ấy ( 1937- 1946), Việt Bắc

(1947- 1954), gió lộng (1955- 1961), Ra trận (1962- 1971), máu và hoa (1972- 1977), một tiếng đờn (1992), Ta với ta (1999)...

Nhóm 2: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Xuất xứ của bài thơ?

- Hs thảo luận, báo cáo kết quả; Hs khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

Lúc này nhà thơ đang ở trong nhà lao Thừa Phủ ( Huế), lúc đã hơn ba tháng trời bị giam cầm.

- Bài thơ nằm trong phần “xiềng xích” của tập thơ “từ ấy”

- Bài thơ là tiếng lòng của người thanh niên 19 tuổi say mê lý tưởng, tha thiết yêu đời và hăng hái hoạt động nhưng bị giam cầm, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài.

- Gv quan sát, định hướng, mở rộng, chuẩn hóa kiến thức

GV: Bài thơ ra đời trong những ngày đầu tiên bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ, in trong tập thơ Từ ấy- tập thơ đầu tiên của Tố Hữu. Trước khi bị bắt giam Tố Hữu cảm thấy sung sướng vì bắt gặp lý tưởng cách mạng. Đang say mê hoạt động cách mạng với tâm hồn bồng bột, lãng mạn; với niềm vui phơi phới bỗng bị nhốt, bị giam cầm trong nhà tù bưng bít, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ trẻ ấy cảm thấy ngột ngạt, không thể chịu nổi. "Khi con tu hú" nằm trong một số bài thơ sáng tác trong tù của Tố Hữu.

Nhóm 3: Nêu cách đọc bài thơ, xá định thẻ thơ, bố cục, ptbđ chính

- Hs thảo luận, báo cáo kết quả; Hs khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung

+ 6 câu đầu giọng vui, náo nức, phấn chấn

+ 4 câu sau: giọng bực bội, nhấn mạnh các từ ngữ cảm thán.

+Lục bát.

+ Biểu cảm + miêu tả.

+ Bố cục

-) 6 câu đầu: Bức tranh mùa hè sinh động.

-) 4 câu kết: Tâm trạng người tù cách mạng.

- Gv quan sát, định hướng, mở rộng, chuẩn hóa kiến thức

2. Tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác tháng 7 năm 1939 khi tác giả đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ.

2. Thể thơ, bố cục

- Thể thơ: Lục bát

- Phương thức biểu đạt: Biểu cảm + miêu tả.

- Bố cục: 2 phần:

Thao tác 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.

II. Đọc - hiểu văn bản

Gv sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để tìm hiêu làng quê vào hè được diễn tả qua những chi tiết nào ( âm thanh, màu sắc, hương vị, khung cảnh)?

- Hs: thảo luận viết câu trả lời vào phiếu học tập.

+ Hết thời gian đại diện nhóm báo cáo.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chấm điểm.

+ GV nhận xét và chốt kiến thức.

- Gv: Từ đó em hiểu thêm được điều gì về tâm hồn người chiến sĩ?

- Hs: cảm nhận, trả lời: Tâm hồn tinh tế, trẻ trung, yêu đời.

-Gv: Mở rộng: Điều đáng nói ở đây là hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: tác giả đang ở trong tù. Như vậy toàn bộ bức tranh thiên nhiên được miêu tả là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời và đang khao khát tự do đến cháy ruột, cháy lòng.

1. Bức tranh mùa hè

- Âm thanh:

+ Tu hú gọi bầy

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều

-> Tưng bừng, rộn rã.

- Màu sắc:

+ Lúa chín (vàng)

+ Bắp rây vàng hạt

+ Nắng đào

+ Trời xanh

-> Tươi vui, lộng lẫy, đầy sức sống.

- Hương vị:

+ Trái cây ngọt...

-> Ngọt ngào

- Khung cảnh:

+ Trời cao

+ Diều sáo lộn nhào từng không

-> Khoáng đạt, tự do.

=> Từ ngữ chỉ thời gian hiện tại đang diễn ra, trí tưởng tượng phong phú và sự cảm nhận mãnh liệt, tinh tế.

=> Cảnh mùa hè thật rực rỡ, tươi đẹp tràn đầy sức sống, rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị... Tất cả được thức dậy từ tiếng chim tu hú.

=> Tâm hồn tinh tế, trẻ trung yêu đời khao khát tự do.

2. Tâm trạng người tù cách mạng

- Gv: Đọc 4 câu thơ tiếp theo của bài và cho biết

+ Các từ ngữ nào trực tiếp bộc lộ cảm xúc của tác giả?

+ Tâm trạng của người tù được thể hiện như thế nào?

- Hs: đọc, suy nghĩ, trả lời

Đau khổ, uất ức ngột ngạt.

- Gv:

+ Ngoài những từ ngữ mạnh tác giả còn sử dụng những từ cảm thán, câu cảm thán, em hãy chỉ ra những từ và câu đó?

+ Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của các câu thơ này? Nêu tác dụng

- Hs: Ôi, thôi, làm sao; ngắt nhịp bất thường: 2/2/2; 6/2; 3/3; 6/2.

-> Cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khát khao chảy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục trở về với cuộc sống tự do bên ngoài.

? Qua phân tích, em cảm nhận được gì hai khung cảnh trên?

HS: Đối lập nhau.

- Gv sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút

Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ có gì giống và khác với tiếng tu hú ở đầu bài thơ?

- Hs suy nghĩ, tra lời trong thời gian 1 phút, Hs khác lắng nghe, bổ sung

- Giống nhau: Đều là tiếng gọi tha thiết của tự do, của thế giới sự sống.

- Khác nhau: ở đầu bài thơ, tiếng tu hú gợi ra cảnh trời đất bao la, tưng bừng sự sống lúc vào hè. Đến cuối bài tiếng tu hu lại khiến cho người chiến sĩ đang bị giam cầm cảm thấy hết sức đau khổ bực bội.

- Gv:Kết cấu đầu cuối tương ứng này em đã gặp ở bài thơ nào?

- Hs: Ông đồ.

2. Tâm trạng người tù cách mạng

- Cảm xúc:

+ đạp tan phòng

+ ngột, chết uất...

-> Đau khổ, uất ức.

- Nhịp thơ bất thường, động từ mạnh, từ cảm thán.

-> Tâm trạng bực bội, ngột ngạt khao khát tự do đến cháy bỏng muốn đạp tan phòng giam để trở về với cuộc sống tự do.

=> Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ thể hiện sự thay đổi diễn biến tâm trạng của tác giả một cách logic và hợp lí. Tiếng chim ấy đã tạo cho bài thơ sự mở đầu và kết thúc tự nhiên, gợi mở. Tiếng chim chính là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống, của tự do.

Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết

GV sử dụng phiếu học tập để hướng dẫn Hs tổng kết

Những điều em nắm chắc

(1 phút)

Những điều em còn băn khoăn (1 phút)

Nội dung

Nghệ thuật

- Hs:- Suy nghĩ, nhanh chóng ghi vào phiếu

- Giáo viên quan sát, thu phiếu học tập, đọc lướt bài làm của học sinh, nhận xét đánh giá kết quả của các cá nhân, giải thích những chỗ học sinh còn băn khoăn, khắc sâu những ý đúng, chuẩn hóa kiến thức.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Thơ lục bát bình dị, tha thiết pha giọng vui đùa.

- Giọng thơ tự nhiên

2. Nội dung – Ý nghĩa

- Lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng.

- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi trong cảnh tù đày.

3. Ghi nhớ: SGK/ T20

3.3 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Học sinh vận dụng những kiến thức mới đã học ở phần hình thành kiến thức vào các tình huống cụ thể thông qua hệ thống bài tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, kĩ thuật Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn

- Thời gian: ( )

? Em hiểu như thế nào về tiêu đề của bài thơ?

Hs : Tên bài thơ đã gợi mở mạch cảm xúc của toàn bài

IV. Luyện tập

Là vế phụ của câu khi con tu hú gọi bầy là khi mùa hè đến, người tù c.mạng càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng c.sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.

3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, MỞ RỘNG

- Mục tiêu: Sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế

- Phương pháp, kĩ thuật: Vấn đáp, thảo luận nhóm, kĩ thuật trả lời nhanh, KT khăn trải bàn

- Thời gian: ( )

- Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng bàn về ý nghĩa của tự do đối với bản thân em

- Tìm đọc những bài thơ viết về khát vọng tự do

Hs làm bài ra giấy

- Tìm đọc thơ của Bác

4. Hướng dẫn về nhà (3’):

* Đối với bài cũ:

- Học thuộc lòng bài thơ

- Phân tích được nội dung chính của bài..

- Phân tích được bức tranh mùa hè và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ

* Đối với bài mới: Câu nghi vấn (tiếp)