Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tiết 39-Thông tin về ngày trái đất năm 2000

9fd4f6a97aff8049a3747244919e8978
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:46:33 | Được cập nhật: 25 tháng 3 lúc 8:27:30 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 883 | Lượt Download: 8 | File size: 1.343466 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 20/10/2013 Ngày dạy: 22/10/2013 Tiết 39 Văn bản: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 (Theo TL của Sở KH-CN Hà Nội) A. MỤC TIÊU DẠY HỌC: 1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này học sinh thấy được: - Thấy được ý nghĩa to lớn của việc bảo vệ môi trường. Từ đó có những suy nghĩ và hành đông tích cực về vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt. - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh và những kiến nghị mà tác giả đề xuất trong văn bản. - Học sinh mở rộng kiến thức về môi trường đang bị ô nhiễm ngoài bao bì ni lông còn ô nhiễm bởi các khí thải, tiếng ồn, nguồn nước, không khí... Các biện pháp hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông - Các em vẽ tranh về bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7). - Các em có kiến thức viết bài văn thuyết minh. - Đọc – Hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề. - Kỹ năng ra quyết định khi vận dụng kiến thức vào thực tế. - Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin. - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề về môi trường. Đặc biệt là rác thải bao bì ni lông. - Kỹ năng liên kết các kiến thức giữa các phân môn. - Kỹ năng khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. 3. Thái độ: * Qua tiết học: - Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. - Giúp học sinh thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học. - Yêu thích môn Ngữ văn cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục công dân, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật. C. CHUẨN BỊ * Thầy: Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (Băng hình, hình ảnh, tài liệu....) * Trò: Đọc tác phẩm,soạn bài,tìm hiểu các kiến thức về môi trường địa phương đặc biệt là rác thải bao bì ni lông. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu suy nghĩ của em về cái chết của lão Hạc? - Em thích nhất nhân vật nào trong các văn bản truyện kí đã học? Vì sao? 3. Bài mới. Hoạt động 1. Giới thiệu bài. -1- Bảo vệ môi trường quanh ta, rộng lớn hơn là bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề. Nhiệm vụ của chúng ta phải làm gì. Hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản Thông tin về trái đất năm 2000. Hoạt động 2:HDHS tìm hiểu chung GV nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, mạch lạc, chú ý phát âm chính xác các thuật ngữ chuyên môn. - '' Vì vậy chúng ta cần ... gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường '' cần nhấn mạnh rành rọt từng điểm kiến nghị . - '' Mọi người hãy ...'' giọng điệu như lời kêu gọi. - Giáo viên đọc mẫu một đoạn. - Gọi lần lượt 2 đến 3 học sinh đọc nối tiếp cho đến hết văn bản. - Hỏi đáp chú thích: 1, 4, 5, 6, 7 ? - GV nói thêm về hai chú thích. 1/ Ô nhiễm: gây bẩn, làm bẩn, gây hại. 2/ Plastic (chất dẻo, nhựa): Vật liệu tổng hợp gồm các phân tử pôlime. Túi ni lông được sản xuất từ hạt pôliêtilen và nhựa tái chế. Các loại ni lông, nhựa có một đặc tính chung là không thể tự phân huỷ, không thể tự biến hoá do thời gian, do côn trùng và do các nấm sống phân huỷ như các chất hữu cơ hoặc vô cơ khác. Nếu không bị đốt (thiêu huỷ) túi ni lông và nhựa có thể tồn tại từ 20 năm - 5000 năm. ? Văn bản được sáng tác theo thể loại nào. I. Đọc- tìm hiểu chung. 1- Đọc. 2- Chú thích. 3-Thể loại. - Văn bản nhật dụng, thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên. ? Tìm chủ đề của văn bản. 4- Chủ đề. - Bảo vệ sự trong sạch của môi trường Trái Đất- một vấn đề thời sự đang đặt ra trong xã hội ngày nay. 5- Bố cục: 3 phần. ? Văn bản này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội + Phần I: Từ đầu -> “Một ngày dung của từng phần? không dùng bao bì ni lông” => Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp. + Phần II: Tiếp theo -> “Gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường” => Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và các giải pháp. + Phần III: Còn lại => Lời kêu gọi * Vậy nội dung cụ thể của văn bản này như thế nào, bảo vệ Trái đất. cô hướng dẫn các em tìm hiếu tiếp phần II. -2- Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu văn bản. ? Theo dõi phần mở đầu văn bản em hãy cho biết: Phần mở đầu văn bản thồng báo điều gì. ? Những sự kiện nào được thông báo. + Ngày 22/4 hàng năm được gọi là ngày gì? + Có bao nhiêu nước tham gia? + Việt Nam tham gia với chủ đề gì? ? Tại sao lần đầu Việt Nam tham gia ngày trái đất lại lấy chủ đề“ Một ngày không dùng bao bì ni lông”. (Vì ni lông là một rác thải sinh hoạt gắn với đời sống, mọi người cần có những hiểu biết tối thiểu về nó và cùng tham gia xử lí nó. Vì vậy đây là vấn đề gần gũi, thiết thực, có ý nghĩa to lớn đối với mỗi người). ? Từ đó cho thấy thế giới đang quan tâm đến vấn đề gì. II- Đọc- Tìm hiểu văn bản. 1- Thông báo về ngày trái đất. - Ngày 22/4 hàng năm gọi là ngày trái đất. - Có 141 nước tham gia. - Việt Nam tham dự với chủ đề: “Một ngày không dùng bao bì ni lông”. Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. ? Nhận xét cách trình bày các sự kiện ở phần đầu - Thuyết minh số liệu cụ thể. đoạn văn này. - Đi từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể. - Lời thông báo trực tiếp ngắn gọn. ? Cách trình bày đó có tác dụng gì. (Tác dụng nhấn mạnh đến nhận thức của người đọc, người nghe). ? Ở Việt Nam bao bì ni lông được sử dụng với số lượng như thế nào. ? Điều đáng lo ngại họ đã thu gom ra sao. ( Ở Việt Nam bao bì ni lông sử dụng với số lượng lớn. Mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông. Chỉ được thu gom một phần. Còn phần lớn bao bì ni lông bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ sông ngòi ) *Giáo viên giảng (Dựa vào luận văn Thạc sỹ Triết học của Nguyễn văn Xí: Môi trường tự nhiên dưới tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Nội hiện nay). Ở khuvực xử lí rác thải Nam Sơn huyện Sóc Sơn Thành phố Hà Nội hàng ngày tiếp nhận hàng 1000 tấn rác thải trong đó có khoảng 10 đến 15 tấn nhựa và ni lông. Vì vậy việc chôn lấp gặp nhiều khó khăn và gây bất tiện. ? Em hãy liên hệ thực tế việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và của gia đình em. - Học sinh trả lời. * Tích hợp: - Kiến thức Toán 6 Bài 19 chương III. -3- Tìm một số biết giá trị phân số của nó. Để tính số liệu bao bì ni lông thải ra hằng ngày: Một hộ gia đình chỉ sử dụng một bao bì ni lông trong một ngày thì cả nước có tới 25 triệu bao bì ni lông vứt ra môi trường mỗi ngày và trên 9 tỉ bao bì ni lông mỗi năm. ? Việc thu gom bao bì ni lông ở địa phương em có gì giống và khác trong văn bản này. - Học sinh trả lời. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông và biện pháp hạn chế 2- Tác hại và biện pháp hạn chế. việc sử dụng. a. Tác hại. * Tích hợp: - Kiến thức môn Sinh học 6, Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ. - Môn Hóa học 9 bài 34 Đặc tính của Pôlime. - Chiếu các hình ảnh (Slide 1) minh họa yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. ? Bằng kiến thức trong sách giáo khoa và kiến thức thực tế, quan sát các hình ảnh trên màn hình nêu tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. ( Bởi đặc tính không phân hủy của Plastic khi lẫn vào đất, làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của có dẫn đến các hiện tượng sói mòn). - Chiếu hình ảnh minh họa (slide 2) yêu cầu học sinh quan sát và trả lời. -4- . ? Ngoài hiện tượng sói mòn đất, sử dụng bao bì ni lông còn có tác hại gì nữa. (- Khi vứt xuống cỗng rãnh làm tắc các đường dẫn nước thải. - Tăng sự ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. - Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh) - Chiếu hình ảnh minh họa (slide 3) yêu cầu học sinh quan sát và trả lời. ? Bao bì ni lông khi trôi ra biển còn có tác hại như thế nào? Tích hợp: - Kiến thức môn Sinh học lớp 7 Bài 31 Thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá. (Bao bì ni lông khi trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải). * Giáo viên đưa ra một số ví dụ cụ thể ở một số nước trên thế giới: (Theo tài liệu của Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội) - Mỗi năm có hơn 400.000 tấn Pôliêtilen được chôn lấp ở miền Bắc nước Mĩ. - Ở Mê-hi-cô người ta đã xác nhận một trong những nguyên nhân làm cho cá ở các hồ nước chết nhiều -5- là do rác thải ni lông và nhựa ném xuống hồ quá nhiều. - Ở vườn thú quốc gia Cô-bê ở Ấn Độ có 90 con hươu đã chết do ăn phải những hộp nhựa đựng thức ăn của khác tham quan vứt bừa bãi. - Hằng năm, trên thế giới có khoảng 100.000 chim, thú biển chết do nuốt phải túi ni lông ? Em hãy cho biết ở địa phương em bao bì ni lông khi không sử dụng nữa họ có vứt bừa bãi ở sông, ao, hồ không. - Học sinh trả lời. * Giáo viên giảng: - Ngày 23 Tết hàng năm (cúng tết ông Công ông Táo) rất nhiều người thả cá chép và vứt cả túi ni lông xuống sông, hồ. Như vậy không những không đưa được Táo quân lên trời mà cá còn bị chết do nuốt phải bao bì ni lông. Đặc biệt là các hộ gia đình đi bón phân cho lúa, tay xách túi phân đạm bón xong vứt ngay trên bờ các ruộng lúa hoặc xuống rửa chân tay tiện thể vứt luôn xuống sông. - Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 4) yêu cầu học sinh quan sát và trả lời. ? ? Khi sử dụng túi ni lông thì các em thường chọn những loại túi có màu sắc như thế nào. - Học sinh trả lời. ? Bao bì ni lông màu rất đẹp nhưng khi đựng thực -6- phẩm có tác hại như thế nào. ( Làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca- đi- mi gây ảnh hưởng đến não dẫn đến ung thư phổi). - Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 5) yêu cầu học sinh quan sát và trả lời. CÂU CHUYỆ CHUYỆN ở MỘT GIA ĐÌNH BUỔI SÁNG BUỔ BUỔI CHIỀ CHIỀU BUỔ BUỔI TRƯA BUỔ BUỔI TỐ TỐI ? Các em quan sát bức tranh câu chuyện của một gia đình. Em có nhận xét gì về việc sử dụng bao bì ni lông qua những hình ảnh này. - Học sinh trả lời. ? Khi các bao bì ni lông thải bỏ, bị đốt nó gây ra tác hại gì. ( Khi các chất thải ni lông bị đốt các khí thải ra đặc biệt là chất đi- ô- xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh). - Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 6) giáo viên phân tích thêm về tác hại khi bao bì ni lông bị đốt. -7- - Chiếu hình ảnh minh họa (Slide 7) yêu cầu học sinh quan sát và trả lời. ? Ngoài tác hại như sách giáo khoa đã nêu, Sử dụng bao bì ni lông còn ảnh hưởng như thế nào đến cảnh quan môi trường qua những hình ảnh trên. - Học sinh trả lời. * Giáo viên giảng: - Ô nhiễm môi trường một phần là rác thải. Đặc biệt là rác thải vô cơ. Bao bì ni lông thường được đổ chung với rác thải hữu cơ như cuống rau, động vật chết. Nó làm cho chất hữu cơ khó phân hủy. ? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của đoạn văn này? Nêu tác dụng phương pháp đó. ? Sau khi đọc và tìm hiểu những thông tin này, em -8- - Phương pháp liệt kê, phân tích cơ sở thực tiễn khoa học, rõ ràng, ngắn gọndễ hiểu, dễ nhớ.  Tổn hại đến môi trường và nguy hiểm đến sức khỏe con người. nhận thấy hiểm họa của việc sử dụng bao bì ni lông như thế nào. ? Sử dụng bao bì ni lông có nhiều tác hại nhưng tại sao họ vẫn sản xuất, vẫn sử dụng. - Học sinh trả lời. Tích hợp: Kiến thức môn Sinh học 9 Bài: Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài. * Chiếu câu hỏi thảo luận. ? Ở địa phương xã Thanh Thùy - Thanh Oai đã có những biện pháp gì để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. (thời gian thảo luận 2 phút) - Mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét . - Giáo viên tổng hợp ý kiến trình bày của học sinh. * Giáo viên chiếu slide 8 kết hợp với giảng: - Chôn, lấp đốt, tái chế  hình thức xử lí tiêu cực. - Giặt để dùng lại, chỉ dùng khi thật cần thiết. - Dùng lá, giấy, lạt buộc, cây rơm nếp, làn xách tay thay ni lông. - Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. - Hạn chế tiến tới không dùng bao bì ni lông. - Nghiên cứu bao bì ni lông tự phân hủy Đây là các hình thức xử lí mang tính tích cực có thái độ thân thiện với môi trường - Hiện nay ở VN chúng ta đã và sẽ có sự thay thế ni lông bằng các túi tự tiêu ( chất liệu ) hạn chế lượng rác thải do túi ni lông gây ra . Tóm lại: Việc xử lí vấn đề bao bì ni lông hiện nay -9- b- Biện pháp. - Giặt phơi khô dùng lai khi cần thiết. - Dùng bằng chất liệu khác như: Giấy, lá… - Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. vẫn đang là một vấn đề phức tạp và chưa triệt để. So sánh toàn diện thì dùng ni lông lợi ít, hại nhiều. Vậy trong khi chưa loại bỏ được hoàn toàn bao bì ni lông chỉ có thể đề ra những biện pháp hạn chế việc dùng loại bao bì này. ? Khác với các văn bản khác mỗi lời kiến nghị lại gạch đầu dòng. Vậy gạch đầu dòng nhằm mục đích gì. (Nhấn mạnh từng điểm kiến nghị) ? Từ “vì vậy” ở đầu đoạn văn này có tác dụng gì với đoạn văn trước. ( Để liên kết phần tác hại với phần giải pháp làm văn bản thêm chặt chẽ). - Gọi học sinh đọc đoạn còn lại. ? Văn bản này đã nêu lên những nhiệm vụ gì. 3- Lời kêu gọi. - Nhiệm vụ: + Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm. + Là công việc to lớn, thường xuyên, lâu dài. - Hành động: + “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”. ? Nhiệm vụ ấy được cụ thể hóa bằng hành động gì. + Hạn chế dùng bao bì ni lông là ? Tại sao tác giả lại nêu nhiệm vụ chung trước, hành công việc trước mắt. động cụ thể sau. (Nhấn mạnh việc bảo vệ Trái Đất là nhiệm vụ hàng đầu , thường xuyên và lâu dài . Việc hạn chế dùng bao ni lông là công việc trước mắt ). ? Vì sao lại in hoa lời kêu gọi “ MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG”. (Nhấn mạnh chủ đề, gây sự chú ý, nhắc nhở mọi người). ? Để nêu ra những nhiệm vụ này, người viết dùng kiểu câu gì? Việc dùng kiểu câu đó có tác dụng gì. (Sử dụng câu cầu khiến: khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông. - Tác hại của việc dùng bao ni lông . - Các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa việc sử dụng bao bì ni lông ). ? Nếu thay ba từ “hãy” bằng ba từ “phải” nội dung lời kêu gọi có thay đổi không? Vì sao. (- Hãy: yêu cầu, thuyết phục, chia sẻ mọi người. - Phải: mệnh lệnh, phản cảm người tiếp nhận). * Tích hợp: - Kiến thức môn Sinh học 8 bài 22: Vệ sinh hô hấp. - Môn Giáo dục công dân 7 bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Môn Giáo dục Nếp sống thanh lich văn minh lớp 8 bài 5: Ứng xử với môi trường. ? Qua việc tìm hiểu văn bản: ''Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000'' đem lại cho em những hiểu biết - 10 -