Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 9: Nghị luận trong văn bản tự sự

71ca9cbbd98160ce01975ed1e2345f9f
Gửi bởi: Tài liệu VN 6 tháng 8 2016 lúc 13:54:20 | Được cập nhật: hôm kia lúc 9:38:42 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 1219 | Lượt Download: 3 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Soạn bài: Nghị luận trong văn bản tự sựNGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰI. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Nghị luận là “bàn bạc và đánh giá cho rõ về một vấn đề nào đó” (Từ điển tiếng Việt,Viện Ngôn ngữ học, 2002, tr. 678). Dựa vào cách hiểu này, hãy tìm trong các đoạn tríchdưới đây những câu, chữ thể hiện tính chất nghị luận:(1) Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau châncó lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi ngườita khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người tabị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứkhông nỡ giận.(Nam Cao, Lão Hạc)(2)Thoắt trông nàng đã chào thưa:“ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!Đàn bà dễ có mấy tay,Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu,Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca.Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.Nghĩ cho khi gác viết kinh,Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.Lòng riêng riêng những kính yêu,Chồng chung chưa dễ ai nhường cho ai.Doc24.vnTrót lòng gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.Khen cho: “Thật đã nên rằng,Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời.Tha ra, thì cũng may đời,Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.”(Nguyễn Du, Truyện Kiều)Gợi ý:- Các từ ngữ lập luận trong đoạn trích (1): nếu… thì…; khi… thì…;… vậy, nên…- Các từ ngữ lập luận trong đoạn trích (2): càng… càng…; rằng… thì…; thì… thì…2. mỗi đoạn trích trên, nghị luận được sử dụng vào mục đích gì? Phân tích nghệ thuậtlập luận trong từng đoạn trích.Gợi ý: Trước hết phải xác định được nội dung đoạn trích, nội dung tự sự để thấy nghịluận có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung ấy. Lần lượt tìm hiểu nghệthuật lập luận theo những định hướng: Vấn đề nghị luận? Luận cứ (lí lẽ, luận chứng)?Lập luận?- đoạn trích (1), để khắc hoạ cuộc đối thoại ngầm diễn ra trong thức của nhân vật ônggiáo về cách nhìn đời, nhìn người, tác giả đã để cho nhân vật này tự đánh giá về vợ mìnhrằng “Vợ tôi không ác” để lí giải cho tâm trạng “chỉ buồn chứ không nỡ giận”. Thuyếtphục luận điểm này, các luận điểm được đưa ra theo trình tự lập luận như sau:+ Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh mình thì ta chỉ thấy toàn nhữngcớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương… Đây là luận điểm có tính chất đặt vấnđề.+ Vợ tôi không ác, nhưng vì thị khổ quá rồi nên sinh ra ích kỉ, tàn nhẫn với người khác.Đây là luận điểm có tính chất phát triển lập luận, triển khai vấn đề nghị luận. Các luậnchứng và lí lẽ được đưa ra: một người đau chân….; khi người ta khổ quá thì…+ Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Đây là luận điểm kết luận, kết thúclập luận.Với việc lập luận như trên, tác giả đã “kể được” câu chuyện về nỗi giằng xé, trăn trở, bikịch bên trong con người; khẳng định về quan điểm nhìn nhận, đánh giá con người vàcuộc đời. Đồng thời, phác ra được thực trạng nhân sinh cùng khổ trong bối cảnh xã hộiDoc24.vnđầu thế kỉ XX.- Theo cách làm như trên, hãy tự phân tích tác dụng của nghệ thuật trong kể chuyện ởđoạn trích (2). Tập trung phân tích lập luận của Hoạn Thư bị cáo, tự bào chữa và ThuýKiều quan toà, phán xét; qua đó thấy được tác dụng của nghị luận trong việc khắc hoạtình huống truyện, tô đậm tính cách nhân vật.3. Tự rút ra: Nghị luận trong văn bản tự sự là gì? Có tác dụng như thế nào? Những hìnhthức ngôn ngữ nào thường được sử dụng để lập luận?II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG1. Đặt đoạn trích trong truyện Lão Hạc trên vào tác phẩm để phân tích nghĩa của nótrong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm:- Lời văn của ai? Nói với ai? Có nghĩa thế nào trong việc thể hiện quan điểm của tácgiả?- Bằng chính tấn bi kịch của nhân vật Lão Hạc, hãy chứng minh rằng nhận định của nhânvật ông giáo trong đoạn trích là đúng đắn, giàu sức thuyết phục.Gợi ý: Nhớ lại những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc. Đặtđoạn trích vào tác phẩm để hình dung ra ngữ cảnh cụ thể, tình huống cụ thể. Là lời củanhân vật ông giáo người kể chuyện xưng “tôi”, một trí thức,… thì có vai trò như thế nàotrong việc phát biểu về quan điểm nghệ thuật, thức nhân đạo của tác giả? Nội dung củalời văn hướng tới những đối tượng nào, nói với ai, có phải chỉ là đối thoại với chính nhânvật không hay còn là đối thoại với ai? Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, những hành động có vẻnhư gàn dở của Lão Hạc thì có thể thấy được vẻ đẹp bên trong nhân cách con người nàykhông? Nghị luận về một vấn đề cụ thể của tác phẩm, những suy nghĩ của ông giáo cósức khái quát ra sao đối với cuộc sống?2. Lời nhận xét của Kiều (Khôn ngoan hết mực, nói năng phải lời) đối với Hoạn Thư cócơ sở không?Gợi ý: Dựa vào những điều đã phân tích về lập luận tự bào chữa của Hoạn Thư đã thựchiện trên để khẳng định lời nhận xét của Kiều là xác đáng.3. Hãy chứng minh rằng nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật bằng việc sử dụng nghịluận trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán đã thể hiện cái nhìn hiện thực, thấm đẫmtinh thần nhân văn của Nguyễn Du.Gợi ý: Để chứng minh rằng nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật bằng việc sử dụngnghị luận trong đoạn trích Thuý Kiều báo ân báo oán đã thể hiện cái nhìn hiện thực, thấmDoc24.vnđẫm tinh thần nhân văn của Nguyễn Du; em hãy tiến hành theo một số định hướng nhưsau:+ Cái nhìn hiện thực: Trong tình huống đối chất với Thuý Kiều với tư cách bị cáo, chândung Hoạn Thư hiện lên có chân thực không? Sức thuyết phục trong lời bào chữa củaHoạn Thư một mặt do hình thức dẫn dắt, còn về nội dung? Những điều nhân vật này nóicó đúng không?+ Tại sao có thể nói quyết định tha bổng của Kiều là hợp tình và một mức độ nào đó làhợp lí?+ Tất nhiên tác giả đứng về phía Kiều, bênh vực lẽ phải, đạo lí nhưng có sự thông cảmnào dành cho Hoạn Thư không? Điều này cho thấy nghĩa nhân đạo như thế nào?Doc24.vnTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.