Đề cương ôn thi vào 10 môn Ngữ văn
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 15 tháng 9 2021 lúc 8:11:57 | Update: 19 giờ trước (18:40:51) | IP: 14.250.59.125 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 962 | Lượt Download: 55 | File size: 0.168055 Mb
Nội dung tài liệu
Tải xuống
Link tài liệu:
Các tài liệu liên quan
- Đề cương ôn thi học kì 1 Văn 9 năm 2019-2020
- Đề cương ôn thi vào 10 môn Ngữ văn
- Đề cương ôn thi học kì 2 Văn 9
- Đề cương ôn tập học kì 1 Văn 9 năm 2018-2019
- Tuyển tập các đề nghị luận xã hội
- Bố cục với bộ đề nghị luận xã hội ôn thi HSG Văn 9
- 30 Đề giáo viên dạy giỏi môn văn
- Soạn bài Mây và Sóng Ngữ văn 9
Có thể bạn quan tâm
Thông tin tài liệu
THCS LHP
18 TÁC PHẨM ÔN THI VÀO 10
Môn: NGỮ VĂN
Năm học: 2020 - 2021
1
Văn bản: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
_ Nguyễn Dữ _
A. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (SGK/48)
2. Tác phẩm
(SGK/48)
Bố cục: chia 3 phần:
+ Từ đầu “ cha mẹ đẻ của mình ” : Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ
Nương, những phẩm hạnh của nàng
+ tiếp “ trót đã qua rồi ” : Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ Nương
+ còn lại : Cuộc sống của Vũ Nương dưới thủy cung và được giải oan
B. Đọc hiểu văn bản
I.
Nội dung
1. Nhân vật Vũ Nương
Trước khi lấy chồng: thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp
Trong đời sống vợ chồng: cố giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải
bất hòa
Vũ Nương luôn biết giữ gìn hạnh phúc gia đình
- Khi tiễn chồng đi lính: chẳng mong được đeo ấn phong hầu … chỉ mong …
bình yên
Cảm thông với những nổi vất vả của chồng, không trông mong vinh hiển,
chỉ khát khao hạnh phúc
- Trong những ngày vắng chồng:
+ Nỗi buồn nhớ kéo dài theo năm tháng
+ Sinh con, nuôi dạy con
+ Chăm sóc mẹ chồng đau ốm
+ Lo ma chay, tế lễ lúc mẹ chồng qua đời
Vũ Nương là người vợ thủy chung, mẹ hiền dâu thảo
Người phụ nữ đức hạnh
Khi chồng đi lính trở về: Vũ Nương bị chồng nghi oan, nàng giải bày và
minh oan, nhưng chồng nàng một mực không tin, nàng tìm đến cái chết
Cách sắp xếp lời thoại hợp lí, miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân
vật
Vũ Nương là người phụ nữ bất hạnh
Tố cáo xã hội phong kiến đối xử bất công với người phụ nữ, lên án chiến
tranh phong kiến, cảm thương với những nổi khổ của người phụ nữ trong
xã hội ấy
2
Cuộc sống dưới thủy cung, khi gặp Phan Lang, Vũ Nương đã tâm sự nỗi
oan, nỗi đau đớn tủi nhục, khao khát được minh oan, cuộc sống hạnh
phúc bên chồng con, gia đình, coi trọng cuộc sống ân nghĩa, thủy chung
Yếu tố kì ảo
Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương thể hiện ước mơ
của nhân dân về sự công bằng
2. Nguyên nhân nỗi oan của Vũ Nương
- Do bị ghen tuông mù quáng và thói hồ đồ, độc đoán, gia trưởng của
Trương Sinh
- Thái độ của tác giả: phê phán thói ghen tuông mù quáng, ngợi ca người
phụ nữ tiết hạnh
II. Nghệ thuật
- Tác dụng của yếu tố kì ảo:
+ Đúng với thể loại truyền kì
+ Thể hiện ước mơ về sự công bằng trong cuộc sống
- Truyện khai thác từ vốn văn học dân gian
- Kết thúc tương đối giống nhưng có sáng tạo hợp lí hơn
III. Ý nghĩa văn bản
-
Phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam
3
Văn bản: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
_ Ngô gia văn phái_
A. Tìm hiểu chung
I.
Tác giả
Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì – dòng họ
nổi tiếng về văn học lúc bấy giờ, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh
Oai nay thuộc Hà Nội
II. Tác phẩm
- Tiểu thuyết chương hồi
- Là cuốn tiểu thuyết lịch sử có quy mô lớn phản ánh những biến
động lịch sử nước nhà từ cuối TK XVIII và những năm đầu TK XIX
- Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, bàn luận
- Bố cục: chia 3 phần
B. Đọc hiểu văn bản
I.
Nội dung
1. Quang Trung
- 20/11 Sở lui về Tam Điệp, ngày 21 Tuyết đến thành Phú Xuân,
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và xuất quân ra Bắc 25 tháng chạp
Mậu Thân (1788)
- Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, gặp người cống sĩ huyện La Sơn
(Nguyễn Thiếp), tuyển mộ quân lính, duyệt binh, phủ dụ tướng sĩ ở
Tam Điệp
- Trận trước năm Kỷ Dậu (1789) vây kín làng Hà Hồi, đánh đồn Ngọc
Hồi đại phá 20 vạn quân Thanh
Người anh hùng quả cảm, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dụng binh như
thần
2. Sự thảm bải của quân tướng nhà Thanh và vua tôi nhà Lê
- Hình ảnh bọn giặc xâm lược: kiêu căng, tự mãn, chủ quan và sự thất
bại của quân tướng Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về nước
4
- Vua quan Lê Chiêu Thống hèn nhát, nhục nhã, số phận gắn chặt với
bọn giặc xăm lược
II. Nghệ thuật
- Lựa chọn trình tự kể chuyện theo diễn biến các sự kiện lịch sử, khắc
họa được nhân vật lịch sử (anh hùng Nguyễn Huệ, hình ảnh bọn
giặc xâm lược, hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống)
- Ngôn ngữ kể, tả sinh động, chân thực
- Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả đối với vương
triều nhà Lê, với chiến thắng của dân tộc và bọn giặc cướp nước
III. Ý nghĩa văn bản
Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh
người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu
(1789)
Văn bản: CHỊ EM THÚY KIỀU (Trích Truyện Kiều)
_ Nguyễn Du_
A. Tìm hiểu chung
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần đầu “Gặp gỡ và đính ước”
2. Bố cục
Chia 4 phần:
+ 4 câu đầu: giới thiệu chung về 2 chị em
+ 4 câu tiếp: chân dung của Thúy Vân
+ 12 câu tiếp: chân dung của Thúy Kiều
+ 4 câu cuối: cuộc sống của 2 chị em
B. Đọc hiểu văn bản
I.
Nội dung
1. Giới thiệu chung về hai chị em Thúy Kiều
- “ Đầu lòng hai ả tố nga,
… mười phân vẹn mười ”
Nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ, điển tích
Cả 2 đều xinh đẹp, một vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng đến
mức hoàn hảo nhưng mỗi người một vẻ
5
2. Chân dung của Thúy Vân
- “Vân xem trang trọng khác vời,
… tuyết nhường màu da”
Nghệ thuật ướt lệ, ẩn dụ, nhân hóa
Vẻ đẹp đầy đặn, cao sang, phúc hậu. Vẻ đẹp tạo sự hòa hợp êm đềm với
xung quanh cuộc sống bình lặng
3. Chân dung của Thúy Kiều
- “Kiều càng sắc sảo mặn mà
… lại càng não nhân”
- Nghệ thuật: so sánh, đòn bẩy, ẩn dụ, ước lệ, điển tích
Vẻ đẹp sắc sảo, lộng lẫy – tuyệt thế giai nhân
- Tài làm thơ
- Tài đánh đàn
- Tài ca hát
- Tài vẽ
- Tài soạn nhạc
Như vậy vẻ đẹp của Thúy Kiều là sự kết hợp của cả: sắc – tài – tình
Là người có trái tim đa sầu đa cảm. Chân dung Thúy Kiều dự báo cuộc
đời sẽ gặp nhiều bất hạnh, éo le
4. Cuộc sống của hai chị em
- “Phong lưu rất mực hồng quần
… đi về mặc ai”
- Cuộc sống êm đềm, nề nếp, mẫu mực
Thế hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp con
người
II. Nghệ thuật
- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, đòn bẩy. tả cảnh ngụ tình
- Sử dụng thành ngữ, so sánh, ẩn dụ, điển tích,…
III. Ý nghĩa văn bản
Ghi nhớ SGK/83
6
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A. Tìm hiểu chung
1. Vị trí
Phần hai: gia biến và lưu lạc
2. Bố cục
- Chia 3 phần
+ 6 câu đầu: khung cảnh của lầu Ngưng Bích
+ 8 câu tiếp: nỗi nhớ người yêu và cha mẹ
+ 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió
B. Đọc hiểu văn bản
I.
Nội dung
1. Khung cảnh của lầu Ngưng Bích
- “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
… như chia tấm lòng”
Cảnh
- Non xa
ở chung
- Trăng gần
Bút pháp ước lệ đối xứng
- Cát vàng
bát ngát
Cảnh thoáng đãng nên thơ
nhưng mênh mông, vắng lặng
7
- Bụi hồng
Tình: bẽ bàng
mây sớm
nửa tình
đèn khuya
- Tâm trạng: chán nản, buồn tủi, cô đơn, giằng xé ngổn ngang
Nghệ thuạt: tả cảnh ngụ tình
Thiên nhiên tĩnh lặng để làm tăng thêm nỗi buồn bã lo sợ trong lòng
Thúy Kiều
2. Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ
- “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
… đã vừa người ôm”
a) Người yêu
- Tưởng người dưới nguyệt thề nguyền hẹn ước
- Rày trông mai chờ chờ đợi tin tức của nàng
- Bản thân: “tấm son gột rửa…”
Đau đớn khi nhớ về Kim Trọng
b) Cha mẹ
- Xót người tựa cửa sớm hơm mong chờ nàng
- Quạt nồng ấp lạnh ai phụng dưỡng cha mẹ già
Xót xa, lo lắng khi nhớ về cha mẹ
Nghệ thuật: độc thoại nội tâm, điển tích
Là 1 người chung thủy, người con hiếu thảo
3. Nỗi buồn lo của Kiều
- “Buồn trông cửa bể chiều hôm
… kêu quanh ghế ngồi”
- Cánh buồm xa xa nhớ về quê hương, gia đình
- Hoa trôi man mác nỗi buồn về số kiếp trôi nổi
- Nội cỏ, chân mây cuộc sống tẻ nhạt, vô vị
- Ầm ầm tiếng sóng nỗi khủng khiếp, hãi hùng
Nghệ thuật: sử dụng từ láy, ẩn dụ, điệp ngữ, tả cảnh ngụ tình
Nỗi buồn chồng chất, lo sợ hãi hùng, tuyệt vọng trước tương lai mờ mịt,
vô định
II. Nghệ thuật
Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ, ẩn dụ, điển tích,…
III.
Ý nghĩa văn bản
8
Thể hiện cảnh ngộ cô đơn, buồn tẻ và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của
Thúy Kiều
Văn bản: LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
_ Nguyễn Đình Chiểu_
A. Tìm hiểu chung
I.
Tác giả
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888): là 1 nhà yêu nước, 1 nhà thơ lớn
của dân tộc, 1 thầy thuốc đáng trọng
- Sáng tác nhiều thơ văn khích lệ tinh thần yêu nước và chiến đấu
của nhân dân Nam Bộ
- Sáng tác nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm như: Lục Vân Tiên, Dương
Từ - Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…
II. Tác phẩm
- Viết vào khoảng đầu những năm 50 của TK XIX
- Cốt truyện do nhà thơ sáng tạo: dài 2022 câu lục bát
- Kết cấu chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời những nhân vật
chính
9
- Thể loại: truyện thơ Nôm
- Vị trí đoạn trích: nằm phần đầu của truyện
B. Đọc hiểu văn bản
I.
Nội dung
1. Nhân vật Lục Vân Tiên
a) Hành động
Hình ảnh đánh cướp
- Một mình bẻ cây làm gậy
- Xông vào đánh cướp
- Tả đột hữu xông
b) Lời nói: bớ đảng hung đồ
Hình ảnh bọn cướp: hung dữ, rất đông
Kết quả: bọn cướp bị đánh tan
- Kể nhanh, ngắn gọn bằng biện pháp so sánh, tương phản
Tài ba, dũng cảm, không sợ nguy hiểm
Cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga
Chàng hỏi han, ân cần, an ủi, giữ đúng phép tắc, gia giáo, từ chối lời
cảm ơn
Là người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm nhân hậu
2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
- Tự giới thiệu về mình
- Xưng hô: quân tử - tiện thiếp
Cách xưng hô dịu dàng, khiêm nhường, mực thước
Một cô gái khuê các, hiền hậu, nết na, có học thức, có hiếu, có giáo dục,
ân tình, trọng ân nghĩa
Kiều Nguyệt Nga là 1 cô gái đáng quý, đáng trọng
II.
III.
Nghệ thuật
- Nhân vật chủ yếu được miêu tả qua hành động, cử chỉ, lời nói
- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần với lời nói thông thường mang màu
sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện
Ý nghĩa văn bản
Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của 2 nhân vật Lục Vân Tiên,
Kiều Nguyệt Nga và khát vọng giúp đời của tác giả
10
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
_Chính Hữu_
A. Kiến thức cơ bản
I.
Vài nét chính về tác giả - tác phẩm (SGK/129)
II. Cảm thụ giá trị của bài thơ “Đồng chí”
- “Đồng chí” được viết theo thể thơ tự do, có 20 dòng thơ. Sáng tác
1948
- Bố cục: 3 phần
B. Phân tích
1. Cơ sở của tình đồng chí
11
- Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân
của người lính
- “anh” ra đi từ vùng “nước mặn đồng chua”, còn “tôi” từ miền “đất
cày lên sỏi đá”. Hai miền đất xa nhau, “đôi người xa lạ”, nhưng
cùng giống nhau ở cái “nghèo” Hai câu thơ là lời giới thiệu thật
giản dị về hoàng cảnh xuất thân của hai người lính: họ là những
người nông dân đến từ những nơi nghèo khó
- Tình “đồng chí” hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung
lí tưởng, quan điểm, họ luôn sát cánh bên nhau trong hàng ngủ
chiến đấu:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Họ vốn “chẳng hẹn quen nhau” nhưng vì lí tưởng của thời đại đã
gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. “Súng”
biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, từ “đầu” biểu tượng cho lí
tưởng, suy nghĩ Phép điệp từ “súng, đầu, bên” góp phần tạo nên
âm điệu khỏe, chắc, nhấn mạnh cho sự gắn kết, cùng chung lí
tưởng, cùng chung nhiệm vụ
- Tình “đồng chí” nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hòa và sẻ
chia mọi gian lao cũng như niềm vui: “Đêm rét chung chăn thành
đôi tri kỉ”
Bình:
- Cái khó khăn, thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên
phải “chung chăn”. Nhưng chính sự “chung chăn” ấy, sự sẻ chia với
nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm
của những người đồng đội trở thành “tri kỉ”
- Đến đây, nhà thơ hạ xuống 1 dòng thơ thật đặc biệt với 2 tiếng
“Đồng chí!”. Câu thơ ngắn, ứng với hình thức cảm thán mang âm
điệu vui tươi, vang lên như 1 sự phát hiện, 1 lời khẳng định. Hai
tiếng “đồng chí” nói lên 1 thứ tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời đại.
Sau câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình
đồng chí giữa những người đồng đội
- Câu thơ thứ 7 như 1 cái bản lề khép lại đoạn 1 để mở ra đoạn 2
2. Những biểu hiện của tình đồng chí
- Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc, tâm tư, nỗi niềm của nhau.
Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu
sa, thầm kín của đồng đội mình
- Người lính ra đi chiến đấu để lại sau lưng mình những gì thương quý
nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa,…
Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng
12
sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận,
họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió
nơi quê nhà xa xôi
- Tình đồng chí còn là sự cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu
thốn của cuộc đời người lính
- Những gian lao thiếu thốn trong cuộc sống của những người lính
những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân
thực: áo rách, quần vá, chân không giày,… Sự từng trải của đời lính
đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở bị những cơn sốt rét rừng
hành hạ, người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn
lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể
nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá,
môi miệng khô và nức nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nức chảy ra
máu. Thế nhưng những người lính vẫn cười trong gian lao, bởi ở họ
có hơi ấm và niềm vui của tình đồng chí “Thương nhau tay nắm lấy
bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở
“chân không giày” và thời tiết “buốt giá”. Trong đoạn thơ, “anh” và
“tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung 1 câu thơ, có khi sống đôi
trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn ra sự gắn bó, sẻ
chia của đồng chí
3. Biểu tượng của tình đồng chí
3 câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ thật đẹp:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là những hình
ảnh người lính “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là hình ảnh cụ
thể của tình đồng chí luôn kề vai sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
Họ đã “đứng cạnh bên nhau” giữa cái giá rét giữa rừng đêm, giữa cái
căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi
ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả. Câu thơ cuối cùng mới thật đặc
sắc “Đầu súng trăng treo”. Đó là 1 hình ảnh thật mà bản thân Chính
Hữu đã nhận ra trong đêm phục kích giữa rừng khuya. Suốt đêm vầng
trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên
đầu mũi sóng. Những đêm ấy, vầng trăng đối với chúng tôi như 1
người bạn; rừng hoang sương muối là 1 khung ảnh thật. Nhưng đó còn
là 1 hình ảnh thơ thật độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú,
sâu sa. “Súng” biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt.
“Trăng” biểu tượng cho vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hình
13
ảnh “súng” và “trăng” kết hợp với nhau tạo nên 1 biểu tượng đẹp về
cuộc đời người lính: chiến sĩ và thi sĩ, thực tại và mơ mộng. Hình ảnh
mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến. 1 nền thơ giàu chất
hiện thực và dạt dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã
được Chính Hữu lấy làm nhan đề cho cả 1 tập thơ – tập “Đầu súng
trăng treo”
Đoạn kết bài như là 1 bức tranh đẹp về tình đồng chí
Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
_Phạm Tiến Duật_
A. Tìm hiểu chung
I.
Tác giả (SGK)
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Sáng tác năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn, trong thời kì
kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt. Bài thơ thuộc chùm thơ được
tặng giải I cuộc thi thơ báo Văn nghệ năm 1969, in trong tập “Vầng
trăng quầng lửa”
2. Bố cục
Chia 4 phần
- Phần 1 (k1 + 2) tư thế ung dung hiên ngang của người lính lái xe
không kính
- Phần 2 (k3 + 4) tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ
và tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- Phần 3 (k5 + 6) tinh thần đồng chí, đồng đội đầy thắm thiết của
người lính lái xe
- Phần 4 (k7) lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam
3. Giá trị nội dung
- Khắc họa độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính qua đó
làm nổi bật hình ảnh những người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường
Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, họ
ung dung hiên ngang, dũng cảm lạc quan có tinh thần đồng chí,
đồng đội và 1 ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam
4. Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp thể thơ 7 chữ và 8 chữ 1 cách tự nhiên. Đặc biệt nhất là có
chất hiện thực vô cùng sinh động của chiến trường, những hình ảnh
sáng tạo rất đời thường. Ngôn ngữ và giọng điệu thơ giàu tính khẩu
ngữ, ngang tàng và khỏe khoắn
14
III. Dàn ý phân tích
1. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về đề tài chiến tranh, người lính trong thơ ca: đây
là đề tài quen thuộc đã đi vào thơ ca của rất nhiều tác giả tiêu biểu
- Vài nét về tác giả PTD – 1 nhà thơ nổi tiếng với rất nhiều t/phẩm
viết về đề tài CT
- T/p với hình ảnh chủ đạo là chiếc xe không kính làm nổi bật hình
ảnh những người lính lái xe Trường Sơn với bao phẩm chất tốt đẹp
2. Thân bài
a) Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác tác phẩm
- Ra đời vào năm 1969 trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì k/c
chống Mỹ diễn ra vô cùng ác liệt
- Bài thơ là lời ca ngợi vẻ đẹp của người lính cách mạng thời bấy giờ
b) Khổ 1 + 2: tư thế ung dung của người lính
- 2 câu thơ đầu: nhấn mạnh tư thế ung dung của người lính, đường
hoàng đĩnh đạc, dám nhìn thẳng vào khó khăn gian khổ không hề
run sợ né tránh
- 4 câu tiếp:
+ Phép nhân hóa “gió vào xoa”, “con đường chạy”, ẩn dụ chuyển
đổi cảm giác “mắt đắng” Tả thực cảm nhận của người lính với thế
giới bên ngoài
+ “Thấy con đường chạy thẳng vào tim”: tốc độ trên chiếc xe đang
lao vun vút ra mặt trận, con đường ấy còn là con đường giải phóng
miền Nam, con đường của trái tim nồng nàn yêu nước
+ Chiến tranh tuy khóc liệt nhưng người lính vẫn cảm nhận bằng 1
tâm hồn trẻ trung đầy lãng mạn, qua khung cửa, mọi vật dường như
cũng muốn theo người lính ra chiến trường
Chất thơ của cuộc chiến đấu
c) Khổ 3 + 4: tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn gian khổ và
tinh thần lạc quan, sôi nổi của người lính
- 2 câu đầu khổ 3 + 2 câu đầu khổ 4
+ Người lính phải đối mặt với bao khó khăn, khắc nghiệt của thời
tiết Trường Sơn “bụi phun tóc trắng”, “mưa tuôn, mưa xối”
+ Nhưng sáng ngời ở họ vẫn là sự anh dũng đón nhận những khắc
nghiệt “không có … ừ thì”: thái độ sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm
nguy gian khó, coi đó như 1 yếu tố tất yếu trong cuộc sống chiến
đấu
+ Người lính đối mặt với khó khăn, gian khổ bằng giọng cười “ha
ha”
15
Thái độ lạc quan
+ Các từ láy tượng hình, tượng thanh “ha ha”, “phì phèo” ẩn dụ thể
hiện tinh thần lạc quan yêu đời của các anh đây là vẻ đẹp trong
tâm hồn các anh, là chất thơ vút lên từ hiện thực chiến đấu thật
đáng ca ngợi và đáng trọng
d) Khổ 5 + 6: tinh thần đồng chí đồng đội thắm thiết
- 4 câu thơ khổ 5:
+ “đã về đây hợp thành tiểu đội”: những chiếc xe từ gian khổ hiểm
nguy cùng chung 1 nhiệm vụ nên đã hợp thành “tiểu đội xe không
kính”
+ “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”: chi tiết chân thực nhưng rất hóm
hỉnh, qua cái bắt tay, người lính tiếp thêm cho nhau sức mạnh, trao
cho nhau tình đồng chí, đồng đội thắm thiết
+ “bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời”, nhưng họ vẫn ung dung và
coi đó là 1 lẽ tự nhiên
+ “chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”: chính tình đồng chí, đồng
đội đã hóa gia đình, cách người lái xe định nghĩa về gia đình thật
giản dị và độc đáo
Hai tiếng gia đình thật thiêng liêng, chan chứa tình cảm, họ truyền cho
nhau sức mạnh để chiến đấu
- 2 câu cuối khổ 6:
+ Điệp ngữ “lại đi” kết hợp với nhịp thơ, nhịp bước hành quân của
các anh đến với những chặng đường mới
+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm”: ý nghĩa tượng trưng sâu sắc thể
hiện tinh thần lạc quan, yêu đời, chan chứa niềm tin, hy vọng và cả
khát vọng của người lính lái xe, đó còn là hoán dụ chỉ hòa bình
c) Khổ 7: lòng yêu nước và ý chí chiến đấu vì miền Nam
- 2 câu đầu: vẫn là những khó khăn, nhưng giờ đây được tăng thêm
gấp bội “không kính”, “không đèn”, “không mui xe”, “thùng xe có
xước” khó khăn tăng thêm như cản đi bước chân của người chiến sĩ
- 2 câu cuối
+ Lời khẳng định chắc nịch bất chấp mọi gian khổ, khó khăn
+ “chỉ cần trong xe có một trái tim”: hình ảnh “trái tim” là hoán dụ
chỉ người lính lái xe với trái tim và sự nhiệt huyết, lòng nồng nàn
yêu nước xen lẫn sục sôi sự căm thù quân xâm lược, nhưng cũng
mang ý nghĩa ẩn dụ: nhiệt huyết cách mạng, trung thành, dũng
cảm
3. Kết bài
16
- Khẳng định nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành
công của t/p: ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn,
sử dụng nhiều biện pháp tu từ quen thuộc,…
- Khắc họa chân thật nhất vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn với
tư thế ung dung hiên ngang, lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn
gian khổ và ý chí giải phóng miền Nam. Vẻ đẹp của các anh cũng là
tiêu biểu cho thế hệ thanh niên những năm đánh Mỹ
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
_Huy Cận_
-
A. Tìm hiểu chung
I.
Tác giả
Huy Cận (1919 – 2005): tên Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh
Nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới
Thơ sau CM tràn đầy niềm vui cuộc sống
II. Tác phẩm
Sáng tác 1958 trong chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng
Ninh
In trong tập thơ: Trời mỗi người lại sáng
17
- Bố cục 3 phần
+ 2 khổ thơ đầu cảnh đoàn thuyền ra khơi
+ 4 khổ tiếp cảnh đánh cá trên biển đêm
+ khổ cuối cảnh đoàn thuyền trở về
B. Đọc hiểu văn bản
I.
Nội dung
1. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
- Nghệ thuật so sánh (mặt trời – hòn lửa đỏ rực), nhân hóa (sóng cài
then, đêm sập cửa), liên tưởng thú vị Thiên nhiên vũ trị như ngời
nhà lớn đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi
- Cảnh hoàng hôn trên biển huy hoàng, hùng vĩ, tráng lệ
2. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển
- Lái gió, buồm trăng, mây cao, biển bằng
- Bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trở nên kì vĩ, khổng lồ, hòa nhập với kích
thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ
- Chủ động: dò bụng biển, dàn đan thế trận người lao động hăm hở
trong tư thế của người làm chủ thiên nhiên
- Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã trở thành bài
ca đầy niềm vui, nhịp nhành cùng thiên nhiên
- Vẻ đẹp của các loài cá biển:
+ Cá thu … luồng sáng
+ Cá nhụ, cá chim, cá đé
+ Cá song lấp lánh trăng vàng chóe / Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng
đông
Được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng và từ sự quan sát thực để
làm giàu có thêm cái đẹp vốn có trong tự nhiên
- Biển đẹp và giàu có về tài nguyên
- Biển được so sánh như lòng mẹ, biển luôn ưu đãi con người, người
lao động mang ơn biển ân tình nuôi sống
- Âm hưởng khỏe khoắn, sôi nổi, bay bổng
- Lời thơ dõng dạc, điệu thơ như khúc hát say mê, hào hứng
- Cách gieo vần có nhiều biến hóa linh hoạt
3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
- H/ảnh hoán dụ + ẩn dụ đẹp vừa gợi tả cảnh bình minh trên biển rực
rỡ, tráng lệ, vừa ca ngợi niềm vui của con người vừa đạt được thành
quả lao động mỹ mãn
18
- Tiếng hát vui tươi cất cao chào mừng thắng lợi
- Thành quả mà ngư dân đạt được, một kết quả đáng tự hào khi con
người làm chủ biển khơi
II. Nghệ thuật
- Bút pháp lãng mạn, h/ảnh liên tưởng
- Âm hưởng khỏe khoắn, hào hứng, giàu nhạc điệu
III. Ý nghĩa văn bản
- Ca ngợi sự giàu đẹp của biển
- Ca ngợi những con người mới
- Thể hiện niềm tự hào của tác giả trước đất nước và cuộc sống mới
Văn bản: BẾP LỬA
_Bằng Việt_
A. Tìm hiểu chung
I.
Tác giả
- Tên thật: Nguyễn Việt Bằng, sinh 1941
- Quê: Thạch Thất – Hà Tây
19
- Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ
- Hiện là chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội
- Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỉ niệm tuổi thơ, tuổi
học trò, gắn với tuổi h/sinh
II. Tác phẩm
- Sáng tác 1963, khi t/g đang là sinh viên năm 2 học tại Liên Xô
- Trích trong tập “Hương cây – Bếp lửa”, in chung với Lưu Quang Vũ
(1968)
- Bố cục: 4 phần
+ P1 (3 câu đầu) h/ả bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng
+ P2 (tt … dai dẳng) hồi tưởng những kỉ niệm về bà và tình bà
cháu
+ P3 (tt… bếp lửa) những suy ngẫm về cuộc đời bà
+ P4 (còn lại) nỗi nhớ về người bà
B. Đọc hiểu văn bản
I.
Nội dung
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng
gợi bếp lửa bập bùng trong sương sớm
- Chờn vờn
gợi cái mờ nhỏe của bếp lửa trong k/n
gợi đôi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo của người nhóm lửa
- ấp iu
gợi tấm lòng chi chút của người bà dành cho con cháu
gợi vẻ đẹp tần tảo, chịu
thương chịu khó của bà
- H/ả ẩn dụ “biết mấy nắng mưa”
người cháu thương bà vô
hạn
N/t điệp ngữ, từ láy, h/ả ẩn dụ gợi nhớ bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và
tấm lòng yêu thương, chăm chút của bà
2. Những kỉ niệm về bà và tình bà cháu
Bếp lửa – bà gắn với tuổi thơ cháu trước CMT8
- Tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn
Hình ảnh bếp lửa người bà gắn với tuổi thơ của cháu trong cuộc k/c
chống Pháp
- Tiếng tu hú khắc khoải gợi lên tình cảnh vắng vẻ của 2 bà cháu
20