Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tuyển tập các đề nghị luận xã hội

a4e035ab3ce03fa1e0e26dabbba13031
Gửi bởi: Nguyễn Minh Lệ 10 tháng 8 2021 lúc 15:52:42 | Được cập nhật: 4 giờ trước (20:46:02) | IP: 14.245.250.39 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 864 | Lượt Download: 46 | File size: 0.155136 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỀ 1 Đọc câu chuyện sau đây và thực hiện các yêu cầu: CÁI KÉN BƯỚM Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm, cái kén nở ra một khe nhỏ. Cậu bé ngồi yên và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng giờ khi nó gắng sức để chui qua cái khe nhỏ ấy. Nhưng có vẻ như nó không đạt được gì cả. Dường như nó đã gắng hết sức và không thể đi xa hơn, nên nó dừng lại. Do đó, cậu bé quyết định giúp con bướm. Cậu bé lấy cái kéo và cắt khe của cái kén cho to hẳn ra. Con bướm chui ra được ngay. Nhưng cơ thể nó bị phồng lên, cánh của nó co lại. Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể nó. Nhưng chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Thực tế, con bướm sẽ không bao giờ bay được. Cậu bé dù tốt bụng nhưng vội vàng, đã không hiểu rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải nỗ lực thoát ra là điều kiện tự nhiên để nó có thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén. (Hạt giống tâm hồn, First New, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh, Trang 123) a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? (0,5đ) b/ Nêu ý nghĩa rút ra từ văn bản bằng một câu khái quát ? c/ Giải thích nghĩa các từ sau: “cố gắng”; “nỗ lực” d/ Em rút ra được thông điệp gì từ câu chuyện trên ? Viết một đoạn văn ngắn (không quá một trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về thông điệp ấy ? ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu: Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông k o định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua. Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói: – Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải! Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi. “Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình.” (Hạt giống tâm hồn) a/ Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Nguyễn Thuận Phát – Ngữ Văn 9 Trang 1 b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: “Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý.” c/ Giải thích nghĩa các từ sau: “cai trị”; “tốn kém” d/ Nêu ý nghĩa rút ra từ đoạn trích bằng một câu khái quát ? e/ Từ thông điệp câu chuyện gửi gắm: “Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình.” Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về thông điệp ấy ? ĐỀ 3 *Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “… Ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em làm việc trong các lĩnh vực khác nhau, phần lớn trong các ngành nông nghiệp, nơi các em có thể phải tiếp xúc với hoá chất độc hại và các thiết bị không an toàn. Số khác là trẻ em lang thang bán rong, hoặc chạy việc vặt kiếm sống. Một số trẻ giúp việc tại các gia đình hoặc làm tại các nhà máy. Tất cả các em đều không có may mắn sống một tuổi thơ thực sự, một nền giáo dục đầy đủ hoặc có một cuộc sống tốt đẹp hơn”. (Theo http://treem,molisa.gov.vn) a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau và cho biết câu vừa phân tích thuộc loại câu gì: “Số khác là trẻ em lang thang bán rong, hoặc chạy việc vặt kiếm sống.” c) Vấn đề phản ánh trong đoạn văn trên là gì ? d) Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua đoạn văn trên là gì ? e) Viết đoạn văn ngắn (không quá nửa trang giấy thi) trình bày giải pháp để góp phần bảo vệ sự sống còn và phát triển của trẻ em. ĐỀ 4 *Đọc vản bản sau và thực hiện các yêu cầu: SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠN Giáo sư William L. Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà 30 năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được bức thư hồi âm với nét chữ run rẩy, rằng: Willi yêu quý của ta ! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng có ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn 80 tuổi như ta, sống đơn độc trong một căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ em sẽ bất ngờ, Willi ạ, khi biết rằng ta đã dạy học 50 năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cảm ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận. (Nguồn: ttp://songtrongtinyeu.blogspot.com) a) Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên ? b) Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ trong câu văn sau: “Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận” c) Tìm một thành phần biệt lập và gọi tên thành phần đó trong văn bản trên. d) Thông điệp của văn bản trên là gì ? e) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thông điệp vừa rút ra. Nguyễn Thuận Phát – Ngữ Văn 9 Trang 2 ĐỀ 5 *Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: “Các bậc phụ huynh kính mến, Kỳ thi của các em học sinh đang tới gần. Chúng tôi biết rằng các vị đều đang mong cho con mình sẽ giành được kết quả cao trong kỳ thi này. Tuy nhiên, xin hãy nhớ rằng, trong số các em, những người có mặt tại kỳ thi, có người sẽ là một nghệ sĩ, người không cần hiểu sâu về Toán. Có người sẽ là một doanh nhân, người không cần phải quá quan tâm đến lịch sử hay văn học Anh. Có người sẽ là một nhạc sĩ,người mà với họ,môn Hoá học sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều. Có người sẽ là một vận động viên, người mà việc rèn luyện thể chất sẽ quan trọng hơn là môn Vật lý, giống như vận động viên Schooling của chúng ta. Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con. Hãy nói với con rằng: ổn thôi mà, đó chỉ là một kỳ thi. Con được sinh ra trên đời cho những điều lớn lao nhiều hơn thế. Hãy nói với con rằng, dù điểm số của con là bao nhiêu, cha mẹ vẫn yêu con và không hề phán xét. Xin hãy làm như vậy, và nếu các vị thực hiện điều đó, hãy chờ xem con mình chinh phục thế giới. Một kỳ thi hay một điểm số kém sẽ không thể gạt bỏ đi những ước mơ và tài năng bên trong của các con. Và cuối cùng, xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này. Trân trọng, Hiệu trưởng". (Bức thư của thầy Hiệu Trưởng ở Singapore gửi đến phụ huynh học sinh) a) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong văn bản trên ? b) Vì sao thầy hiệu trưởng lại cho rằng: “Nếu con bạn đạt điểm cao, điều đó thật là tuyệt vời. Nhưng nếu con không thể, xin đừng làm mất đi sự tự tin và nhân phẩm của con” ? c) Theo em, thầy hiệu trưởng muốn nhắn nhủ điều gì với các bậc phụ huynh ? d) Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến của thầy hiệu trưởng qua câu văn sau: “Xin đừng nghĩ rằng chỉ có kỹ sư hay bác sĩ mới là những người hạnh phúc duy nhất trên thế giới này” ĐỀ 6: TRÁI TIM HOÀN HẢO Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trạm thay thế. Chàng trai cười nói: Nguyễn Thuận Phát – Ngữ Văn 9 Trang 3 - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ cho tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi. Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh… (Theo Trí Quyền – Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ TPHCM, 2006) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản ? Câu 2. Giải thích nghĩa các từ sau: “sần sùi” , “lởm chởm” Câu 3. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Trái tim hoàn hảo”? Câu 4. Hãy giải thích về “giọt nước lăn trên má” của chàng trai. Câu 5. Viết đoạn văn ngắn bàn luận về ý nghĩa rút ra từ văn bản ĐỀ 7: PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂ Mẹ tôi thường đố tôi:”Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể ?” Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất. Mẹ lắc đầu: “Không phải thế. Có rất nhiều người bị điếc trên thế giới này, con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại con”. Vài năm sau, tôi lại cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế mắt chính là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói: “ Con đã học được nhiều đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn rất nhiều người bị mù”. Đã bao lần và lần nào cũng vậy, mẹ đều trả lời tôi: “Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ”. Rồi năm ngoái, ông nội tôi mất. Mọi người đều khóc vì thương tiếc ông. Ba tôi cũng khóc. Đây là lần thứ hai tôi thấy ba khóc. Khi đến lượt tôi và mẹ đến cạnh ông để nói lời vĩnh biệt, mẹ nhìn tôi thì thầm: “ Con đã tìm ra câu trả lời chưa ?” Tôi như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi luôn nghĩ đó chỉ đơn giản là một trò chơi giữa hai mẹ con. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ nói: “Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai” .Tôi hỏi: “Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ ?” Mẹ lắc đầu: “Không phải thế, đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và Nguyễn Thuận Phát – Ngữ Văn 9 Trang 4 nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào” Từ đó, tôi hiểu rằng phần quan trọng nhất của con người không phải là phần “ích kỉ” mà là phần biết cảm thông với nỗi đau của người khác (Quà tặng cuộc sống) a/ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ? b/ Theo em, b/ Theo em, người con đã học được gì từ đáp án của người mẹ ? c/ Giải thích nghĩa các từ sau: “quan trọng” , “tiến bộ” d/ Viết đoạn văn ngắn bàn luận về ý nghĩa rút ra từ văn bản trên. ĐỀ 8: CÁI CHẬU NỨT Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt. Khi từ giếng về nhà, nước trong chậu này chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên vẹn rất tự hào về sự hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!". Người chủ hỏi: "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?". Chiếc chậu nứt đáp: - Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông! Người chủ liền khuyên chiếc chậu này chú ý đến những luống hoa bên vệ đường khi đi lấy nước về. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa rực rỡ khiến chiếc chậu nứt rất vui vẻ. Tuy nhiên, khi về đến nhà thì nó lại xin lỗi ông chủ vì nước mà nó mang vẫn chỉ còn một nửa. Người đó đáp: "Nhờ có nước chảy ra từ vết nứt của ngươi mà những cây hoa này mới khoe sắc được. Ta đã hái những bông hoa đó để trang hoàng cho căn nhà của ta thêm ấm cúng và duyên dáng!" Cuộc sống của mỗi chúng ta đều có thể như cái chậu nứt, hãy viết tận dụng “vết nứt” của mình. (Quà tặng cuộc sống) a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên ? b) Theo em, vì sao người chủ lại bảo cái chậu nứt chú ý đến những luống hoa bên vệ đường ? c) Giải thích nghĩa các từ sau: “cắn rứt”; “xấu hổ”; “rực rỡ”. d) Viết đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa rút ra từ văn bản. ĐỀ 9: CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN Trong phòng tối, có bốn ngọn nến đang cháy. Xung quanh thật yên tĩnh, đến mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng. Ngọn nến thứ nhất nói : “Tôi là hiện thân của hòa bình. Cuộc đời sẽ như thế nào nếu không có tôi? Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.” Ngọn nến thứ hai lên tiếng : “Còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi”. Đến lượt mình, ngọn nến thứ ba nói : “Tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng. Hãy thử xem cuộc sống sẽ như thế nào nếu thiếu đi tình yêu?” Nguyễn Thuận Phát – Ngữ Văn 9 Trang 5 Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng; một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến. “Tại sao cả ba ngọn nến lại tắt ?” – cậu bé sửng sốt nói. Rồi cậu bé òa lên khóc. Lúc này, ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: “Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng”. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng lại những ngọn nến vừa tắt bằng ngọn lửa của niềm hy vọng. (Trích “Những bài học về cuộc sống”, NXB Thanh Niên, 2005) a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: “Đột nhiên, cánh cửa chợt mở tung, một cậu bé chạy vào phòng; một cơn gió ùa theo làm tắt cả ba ngọn nến” b) Giải thích nghĩa các từ sau: “hoà bình”; “trung thành”; “tình yêu” c) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về niềm hi vọng trong cuộc sống qua lời nói của ngọn nến thứ tư: “Đừng lo lắng, cậu bé. Khi tôi vẫn còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng lại cả ba ngọn nến kia. Bởi vì, tôi chính là niềm hy vọng”. ĐỀ 10: CHIẾN THẮNG THỨ HAI Kenneth là một học sinh lớp 6, cậu rất vui và hồi hộp khi được chọn tham dự hội thao của trường. Cậu bé đã vượt qua các bạn và về nhất trong lần thi chạy đầu tiên. Phần thưởng là giải ruy băng choàng chéo vai và sự hoan hô của khán giả khiến cậu rất hãnh diện – với bố mẹ và các bạn cùng lớp. Cậu bé tiếp tục thi lần chạy thứ 2 , ngay khi gần đến đích , chỉ cần thêm vài bước nữa thì Kenneth sẽ lại là người chiến thắng , nhưng cậy bé bỗng chạy chậm lại và bước ra khỏi đường đua . Bố mẹ cậu vô cùng thắc mắc : - Tại sao con lại làm như vậy , Kenneth? Nếu con tiếp tục chạy , chắn chắn con sẽ dành chiến thắng nữa đấy. Kenneth ngước đôi mắt trong veo nhìn bố mẹ và trả lời : - Nhưng , mẹ ơi con đã có 1 dải ruy băng rồi còn bạn Lilly thì chưa có. (Hạt giống tâm hồn, tập 4) a) Vì sao khi gần tới đích, sắp là người chiến thắng nhưng cậu bé Kenneth bỗng chạy chậm lại và bước khỏi đường đua trước sự ngạc nhiên của bố mẹ ? b) Em hiểu gì về tâm hồn của cậu bé qua câu trả lời của cậu cới mẹ ở đoạn kết truyện ? c) Theo em, nhan đề Chiến Thắng Thứ Hai có ý nghĩa gì ? d) Giải thích nghĩa các từ sau: “hoan hô”; “hãnh diện”; “chiến thắng” e) Viết đoạn văn ngắn bàn về ý nghĩa rút ra từ văn bản. ĐỀ 11: SỨC MẠNH CỦA LỜI NÓI Một đàn ếch đi ngang qua một khu rừng và hai con ếch bị rơi xuống một cái hố. Khi thấy cái hố quá sâu những con ếch còn lại bèn nói với hai con ếch kia rằng chúng sẽ phải chết. Hai con ếch mặc kệ những lời bình luận và cố hết sức nhảy ra khỏi cái hố. Đàn ếch nhao nhao bảo chúng đừng nhảy vô ích, hãy chấp nhận cái chết không thể tránh khỏi. Cuối cùng, một con ếch nghe theo lời của đàn ếch. Nó gục xuống chết vì kiệt sức và tuyệt vọng. Con ếch còn lại vẫn dồn hết sức lực cuối cùng tiếp tục nhảy lên. Đàn ếch trên bờ lại ầm ĩ la lên bảo nó hãy nằm yên chờ chết. Con ếch nọ lại càng nhảy mạnh hơn nữa . Và thật kỳ diệu, cuối cùng nó cũng thoát ra khỏi cái hố sâu ẩy. Đàn ếch xúm lại: “Không nghe chúng tôi nói gì à?’’ Chúng cứ hỏi mãi trong sự ngạc nhiên, lúng túng của con ếch nọ. Cuối cùng sự thật cũng được một con ếch già hé lộ rằng: con ếch vừa thoát khỏi cái hố kia bị điếc và nó cứ nghĩ là những con ếch khác hò reo đang cổ vũ cho nó, và chính điều đó đã làm nên một sức mạnh kỳ diệu giúp cho nó tìm được sự sống mong manh trong cái chết. Nguyễn Thuận Phát – Ngữ Văn 9 Trang 6 (Hạt giống tâm hồn) a/ Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ? b/ Tìm lời dẫn trực tiếp trong vản bàn và giải thích vì sao ? c/ Theo em, vì sao con ếch thứ nhất lại chết mà con ếch thứ hai lại thoát khỏi hố sâu ? d/ Giải thích nghĩa của các từ sau: “kỳ diệu”; “ngạc nhiên”. e/ Viết đoạn văn ngắn bàn về thống điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm ? ĐỀ 12: “Có thể bạn không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không phải là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn, mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra giá trị đó.” (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. b. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: “Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn.” c. Giải thích nghĩa các từ sau: “ấm áp”; “bẩm sinh” d. Viết đoạn văn ngân bàn về giá trị riêng của bản thân mỗi người qua đoạn trích ? - HẾT --- Nguyễn Thuận Phát – Ngữ Văn 9 Trang 7