Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Soạn bài lớp 9: Hoàng Lê nhất thống chí

5ff698ac03b151d5cc8b7a35e2c51568
Gửi bởi: đề thi thử 22 tháng 7 2016 lúc 5:32:44 | Được cập nhật: 6 tháng 5 lúc 2:27:42 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 3641 | Lượt Download: 0 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Soạn bài: Hoàng Lê Nhất Thống ChíHOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ(Hồi thứ mười bốn)Ngô gia văn pháiI. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Hồi thứ mười bốn là một trong những phần hay nhất của tác phẩm Hoàng Lê nhấtthống chí. Qua hồi này, tác giả đã dựng lên hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệvà sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân mộtcách chân thực, sinh động. Nội dung này được cụ thể bằng những chính trong ba đoạnsau:- Đoạn từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).”: Đượctin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, vua Lê thụ phong, Bắc Bình Vương NguyễnHuệ lên ngôi Hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc.- Đoạn từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” cho đến “vua Quang Trung tiếnbinh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…”: cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫylừng của vua Quang Trung đối với quân Thanh.- Đoạn từ “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê” cho đến hết: Thất bại thảm hại của quân TônSĩ Nghị và sự thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.2. Hình tượng Quang Trung Nguyễn Huệ được xây dựng chân thực, sinh động với hànhđộng, trí tuệ, tài điều binh khiển tướng, mưu lược… của một vị anh hùng dân tộc:- Hành động mạnh mẽ, quyết đoán:+ Tiếp được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, định thânchinh cầm quân đi ngay;+ Lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc;+ Gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu;+ Tuyển mộ quân lính Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ, lên kế hoạch tiến quânđánh giặc;- Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình:+ Phân tích tình hình, quyết định tiến quân tiêu diệt giặc;+ Lời lẽ sắc bén, chặt chẽ, kích thích được tinh thần tự tôn dân tộc của tướng sĩ: lời phủDoc24.vndụ;+ Vạch kế hoạch đánh giặc, sử dụng chiến lược, chiến thuật hợp lí, độc đáo (cách hànhquân thần tốc, cách chống lại súng của giặc, chiến thuật nghi binh…);+ Biết dùng người đúng sở trường, đoản, đối đãi công bằng.- chí quyết chiến quyết thắng, tầm nhìn xa trông rộng: mạnh bạo, tự tin trong kế sáchđánh giặc, tính toán trước sau chu toàn (trước khi đánh giặc đã tính đến cả đối sách vớigiặc sau khi chiến thắng)…Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vịanh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành vớinhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trêntinh thần dân tộc mà phản ánh. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tínhchân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc củathể loại tiểu thuyết lịch sử.3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thốngphản nước, hại dân:- Quân tướng nhà Thanh:+ Tôn Sĩ Nghị bất tài, không nắm được tình hình thực tế, kiêu căng tự mãn, trễ nải quâncơ: “chỉ chăm chú vào yến tiệc, vui mừng, không hề lo chi đến việc bất trắc; khi quân TâySơn đánh đến thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao”…+ Quân tướng hèn nhát, thảm bại: khi nghe tiếng quân Tây Sơn, quân Thanh trong đồnHạ Hồi “ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng”; đồn Ngọc Hồi quân thì “bỏ chạy toánloạn, giày xéo lên nhau mà chết”, tướng thì tự thắt cổ chết; thấy nghi binh thì “đều hếthồn hết vía, vội trốn”; khi nghe tin Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy “đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy,tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bịđứt, quân lính đều rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn khôngchảy được nữa.”…- Vua tôi Lê Chiêu Thống:+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắngà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc;+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh;+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ NghịDoc24.vnthì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau nàyphải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh…4. Về bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhàThanh, một của vua tôi Lê Chiêu Thống):- Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh được miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãnnguyện của người thắng trận trước sự thất bại thảm hại của kẻ thù cướp nước: âm hưởngnhanh, gợi tả sự tán loạn, tan tác…- Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn,toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi.Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì: mặc dù tôn trọng tính khách quan trong phản ánh, songkhông thể chối bỏ được thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận; đối với quân tướng nhàThanh, tác giả miêu tả với một tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôiLê Chiêu Thống dẫu sao thì cũng là vương triều mình đã từng phụng thờ.II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNGVăn bản này được trích từ Hồi 14 tiểu thuyết chương hồi của Ngô gia văn phái tái hiệnlại những diễn biến quan trọng trong cuộc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung -Nguyễn Huệ. Mặc dù là một tiểu thuyết lịch sử nhưng Hoàng Lê nhất thống chí (biểuhiện cụ thể đoạn trích này) không chỉ ghi chép lại các sự việc, sự kiện mà đã tái hiệnkhá sinh động hình ảnh của vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, sự thảm bại của quân xâmlược cùng với số phận bi đát của đám vua tôi nhà Lê phản dân, hại nước.Khi đọc, chú giọng đối thoại và giọng của tiểu thuyết chương hồi.Doc24.vnTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.