Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

71c0c73cf8eb2eb4e73cae64ab816420
Gửi bởi: đề thi thử 22 tháng 7 2016 lúc 5:54:04 | Được cập nhật: 5 tháng 5 lúc 21:06:05 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 5733 | Lượt Download: 26 | File size: 0 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Doc24.vnSố phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.Dàn ý:I. Mở bài:- Cùng với Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Nam Cao là một cái tên không thể thiếu khinhắc tới những nhà văn hiện thực nhân đạo.- Các sáng tác của ông vừa rất mực chân thực, vừa có một vị triết lí mang nghĩa nhânbản sâu sắc.- Truyện ngắn “Lão Hạc” là một trong những tác phấm tiêu biểu như thế!- Nhân vật Lão Hạc đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về một người nôngdân hiền lành, chất phác, giàu lòng nhân ái, tự trọng đáng kính.II. Thân bài:một. Cuộc đời cảnh ngộ của Lão Hạc: Người nông dân nghèo khó, gặp nhiều bất hạnh:- Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.- Sống cô đơn trong tuổi già, đối diện với nhiều rủi ro: ốm nặng, yếu, không có việc, hoamàu bị bão phá sạch.- Có con chó vàng làm bầu bạn nhưng phải bán đi vì cảnh nghèo.- Luôn canh cánh thương con, vì chưa lo được cho con trọn vẹn.- Cùng đường, phải tìm đến cái chết thương tâm.2. Phẩm chất, nhân cách của Lão Hạc:a. Giàu lòng nhân ái, có tấm lòng vị tha, nhân hậub. Là người cha vô cùng thương con, lo lắng cho conc. Giàu lòng tự trọng.3. Cái chết của Lão Hạc: Là một biến cố điển hình để nhân vật bộc lộ tính cách điểnhình:- Chết để tự giải thoát kiếp sống mòn.- Chết vì quá thương con, muốn giữ trọn vốn liếng cho con,giữ tiếng cho con.- Chết để tránh bị đẩy vào con đường tha hóa, biến chất.- Đau đớn tự trừng phạt vì đã bán con Vàng đã đánh lừa nó)- Cái chết như một sự hi sinh tàn khốc vì tương lai, nó chứng tỏ sự bế tắc của hiện tại.Doc24.vn- Minh chứng cho tấm lòng lương thiện.- Minh chứng cho nỗi bất hạnh và phẩm giá của người nông dân Việt Nam trước cáchmạng.4. Suy nghĩ, đánh giá về nhân vật:- Thương xót một con người bất hạnh.- Trân trọng lòng tự trọng đáng quý.- Yêu quý một con người giàu lòng nhân ái, yêu thương con.III. Kết bài:- Nhân vật Lão Hạc là một thành công nghệ thuật của Nam Cao trong việc xây dựng hìnhtương người nông dân trước cách mạng tháng Tám: nghèo khổ, giàu lòng thương con,chất phác, đôn hậu, giàu lòng tự trọng…- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật.- Cảm xúc của cá nhân (trân trọng, yêu quý nhân vật. Nhân vật đã để lại suy nghĩ gì chobản thân?).Bài tham khảo 1Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 1945. Quanhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Namtrước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tớinhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dânvẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắccủa Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèođói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.Vợ mất sớm, Lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽsung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụtình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnhvườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càngxót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồnđiền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, Lão Hạc lại rơi nước mắt.Doc24.vnLão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi làcậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ vớicon Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻcô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.Nhưng nếu vì nhớ con mà Lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vìthương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi limỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mànuôi được… Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêuvào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà Lão Hạc đành chia tay với conchó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghecảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đãđánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặtmãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèomà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựngnhững nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nôngdân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa… Cáivườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó… Takhông thể bán vườn để ăn… Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nóthoát khỏi cảnh nghèo mà Lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tựnguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của Lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìmnổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnhđến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy Lão Hạc là người đônhậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ônggiáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của Lão Hạc đốivới ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọngngười hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ Lão Hạc đã đến lúc túng quẫnDoc24.vnnhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túnglàm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự đểgiữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốnmọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lãosao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lãocó vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đóicùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạngtháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh Lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớđến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.Bài tham khảo 2Cùng với Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố, Nam Cao là tác giả tiêu biểu của dòngvăn học hiện thực phê phán, luôn hướng về người nông dân, phản ánh hiện thực đời sốngcủa người nông dân trước Cách mạng. Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm đặc sắc của NamCao, nó như một điểm son trong sự nghiệp sáng tác của ông.Nam Cao luôn trăn trở về số phận của người nông dân lương thiện trong xã hội phongkiến. Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên là chân dung của một lão nông Việt Nam đángthương và đáng kính. Số phận của Lão Hạc thật đáng thương bởi cái nghèo nàn, túngthiếu. Vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Khi đứa con trai đến tuổi lấyvợ, lão tính chuyện cưới vợ cho con, nhưng vì nghèo túng mà người ta lại thách cưới nặngquá nên con trai không cưới được vợ. Thất vọng, đứa con bỏ nhà ra đi làm phu đồn điền ởNam Kì. Khi con đi rồi, lão cô đơn, sống trong hiu quạnh. Bấy giờ, chỉ có con Vàng lànguồn vui của lão. Cậu Vàng được lão chăm sóc chu đáo. Lão xem cậu Vàng như một đứatrẻ cần sự chăm sóc, yêu thương. Lão nhân hậu ngay cả với con chó của mình. Tội nghiệpcho số phận ông lão. Cuộc đời túng quẫn, nghèo khó cứ đeo đẳng bên ông. Vợ chết để lạimảnh vườn ba sào, nhưng lão nhất quyết không bán dù cho nghèo khó. Lão tự bảo: Cáivườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó được hưởng. Lão nghĩ vậy và làm đúng nhưvậy. Tất cả hoa lợi thu được lão bán để dành dụm riêng chờ ngày con về cưới vợ. CảmDoc24.vnthương cho ông lão đã vò võ trông con về làng, lão chắc mẩm thế nào đến lúc con lão vềcũng có được trăm đồng bạc. Nhưng hy vọng chẳng có, thất vọng lại về, lão bị một trậnốm đúng hai tháng mười tám ngày, bao nhiêu, vốn liếng dành dụm được đều sạch nhẵn.Sau trận ốm, người lão yếu quá, không làm được việc nặng, việc nhẹ thì người ta tranhhết, lão phải cầm hơi qua ngày bằng củ chuối, củ ráy, con ốc, con trai…Vì không kiếm được tiền để sống, lại sợ tiêu lạm vào tiền của con nên lão quyết địnhtìm đến cái chết. Lão chết để con lão khỏi trắng tay. Thật cảm động biết bao về tấm lòngyêu thương bao la và đức hi sinh cao cả của một người cha khốn khổ! Số phận của lãothật bi thương. Nghèo đến nỗi phải bán đi con Vàng mà lão yêu thương, gắn bó. Kể lạiviệc bán chó với ông giáo, lão đau đớn xót xa: mặt lão đột nhiên rúm lại, những nép nhănxồ lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên và cái miệng mómmém của lão mếu như con nít, lão hu hu khóc… lão khóc vì thương chó, và cảm thấymình là kẻ lừa dối khi bán cậu Vàng. Số phận của lão thật bi thương nhưng lão khôngđánh mất phẩm giá của mình. Đến bước đường cùng lão luôn nghĩ đến con mà chẳng nghĩđến mình. Lão đủ can đảm để nghĩ đến chuyện kết thúc cuộc đời để không làm phiền đếnai. Lão từ chối mọi sự thương hại của người khác, cho dù đó là sự cưu mang chân tình.Ngay cả ông giáo, người hàng xóm gần gũi nhất và tin tưởng nhất, ông cũng từ chối sựgiúp đỡ. Lão Hạc còn nghĩ đến cái chết không làm phiền lòng người khác. Lão nhịn ăn,tích góp được hai lăm đồng cộng với năm đồng bán chó, lão gửi ông giáo nhờ làm đámma cho lão. Trước khi chết, lão còn nghĩ đến hạnh phúc của con. Lão viết văn tự nhượngmảnh vườn cho ông giáo để không ai còn mơ tưởng, dòm ngó đến, khi nào con lão về thìsẽ nhận vườn làm. Tuy lão nghèo khó, lại bị xã hội bỏ rơi nhưng lão vẫn giàu đức hi sinh,giàu tình thương và giữ vững phẩm chất cao đẹp của mình.Hình ảnh Lão Hạc chết thật thê thảm. Lão mượn miếng bả chó để tự kết liễu đờimình. Tội nghiệp cho lão quá! Lão vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch,hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra… Cái chết đau đớn của lão đã làmsáng tỏ thêm phẩm chất cao đẹp của người nông dân hướng thiện. Tuy sống trong cái xãhội đầy bóng tối, nhưng tâm trí lão vẫn sáng ngời, tính cách của lão thật cao quí. Cảnh đờilão nghèo đói nhưng không làm mất đi tấm lòng đôn hậu, trong sáng của mình.Doc24.vnVới bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ tự sự, Nam Cao đã gợi cho ta niềm cảmthương vô hạn đối với những người nông dân nghèo khổ. Ngòi viết của Nam Cao là tiếngnói cảnh tỉnh về một xã hội thiếu công bằng, không quan tâm đến người nghèo, chà đạplên số phận của con người lương thiện.Bài tham khảo 3Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm một943. Câu chuyện về số phận thê thảmcủa người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túngđã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâmtrạng nhân vật chính Lão Hạc xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòngcủa một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thựcphũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.Con chó cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con.Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát,chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái địnhcó lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi,cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạcĐông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão báncậu không phải vì tiền, bởi gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo ba hào gạo” thì lãokhông đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vòchính mình trong tâm trạng nặng trĩu.Khoảnh khắc lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt cười như mếuvà đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của Lão Hạc như cắt nghĩa choviệc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giácái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầubạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trêngương mặt: Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nướcmắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như connít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thểDoc24.vnlàm người đọc phải chảy nước mắt theo: Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừamột con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dânnghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủtrong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, Lão Hạc còn trải qua nhữngcảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, thức về thân phận của một ông lãonghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người kiếp chó: Kiếp con chó là kiếpkhổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấmlòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con.Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòngtay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thânlão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố cười gượng” một cáchkhó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửigắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lờitrăng trối. Kết cục số phận của Lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi ngườibất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duynhất đối với Lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kếtthúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của Lão Hạc, nhưng để lạibao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.Bài tham khảo 4Viết về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8, Lão Hạc là một truyệnngắn đặc sắc của Nam Cao. Truyện ngắn chưa chan tình người, lay động bao nỗi xótthương trước cuộc đời bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ.Nhân vật Lão Hạc đã để lại cho chúng ta bao ám ảnh về số phận của con người, đặc biệtlà người nông dân trong xã hội cũ.Lão Hạc cũng như hàng triệu người nông dân xưa đều chịu chung hoàn cảnh bất hạnh,nhưng trong đó nổi bật lên một phẩm chất tốt đẹp, đàng quí, đáng trân trọng. Lão Hạc-một con người nghèo khổ, bất hạnh. Ba sào vườn, một túp lều tranh vách nát, một con chóDoc24.vnvàng là tài sản, vốn liếng duy nhất của lão. Vợ Lão Hạc mất sớm, sống trong cảnh gàtrống nuôi con. Con trai laoc không đủ tiền cưới vợ nên buồn phiền, phẫn chí đi là phuđồn điền cao su, đã 5; năm biền biệt chưa về. Vậy nên dân ta thường có câu Cao su đidễ, khoa về” là vậy. Tuổi già cô quạnh, bất hạnh ngày càng chồng chất. Lão Hạc bị ốmmột trận thập tử nhất sinh mà không một người thân bên cạnh đỡ đần, chăm sóc một bátcháo một chén thuốc khi ốm đau bệnh tật. Hoàn cảnh của Lão Hạc thật đnág thương. Sautrận bão, vườn tược, hoa màu bị phá sạch. Làng bị thất nghiệp nhiều, trong đó có Lão Hạcvì lão trở nên yếu hẳn sau khi ốm dậy, không ai còn muốn thuê lão làm nữa. Lão với cậuVàng- con chó mà người con trai trước khi đi đã để lại cho lão, ăn uống mà vẫn đói deo,đói dắt, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Nhưng đời người ta không chỉ đâu khổ mộtlần”. Ông giáo đã nói với Lão Hạc như vậy trước định bán chó của lão. Vì cậu vàng ănnhiều mầ Lão Hạc không đủ khả năng nuôi dưỡng nó nữa. Bán cậu vàng, lão như bị đẩysâu xuống bừo vực thẳm, cảm thấy mình ích kỉ, tệ bạc, già rồi mà còn đánh lừa một conchó. Đói khổ, túng bấn, cô dơn thêm nặng nề. Lão Hạc chỉ ăn khoai, củ chuối, củ ráy,sung luộc, vài bữa trai ốc cho qua ngày. Để rồi cuối cũng lão phải quyên sinh bằng bảchó, một cái chết đau đớn, thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc tru tréo, bọt mépsùi ra, vật vã hai giờ đồng hồ mới chết. Một cái chết thật dữ dội. Số phận một con người,một kiếp người như Lão Hạc thật đáng thương. Ôi! Bao niềm xót xa, thương cảm đối vớinhững con người nghèo khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như Chí Phèo tự sát bằng mũidao, Lang Rận thắt cổ tự tử và Lão Hạc đã kết thúc cuộc đời mình bàng bả chó. “Nếu kiếpngười đau khổ nốt thì ta nên làm gì cho thật sướng”. Câu nói đó đã thể hiện cái đau khổtột cùng của Lão Hạc.Nhưng Lão Hạc có bao phẩm chất tốt đẹp, là một con người hiền lành, chất phác,nhân hậu, là một người cha có trách nhiệm. Lão đau đớn khi đứa con trai độc nhất đi phuđồn điền cao su và lão khóc “Hình của nó người ta dữ, ảnh của nó người ta chụp, nó làcon người ta rồi chứ đâu phải con tôi”. Ba sào vườn là của vợ lão đã thắt lưng buộc bụngđể lại trước khi mất. Lão thà chết chứ không chịu bán đi một sào, nhất quyết để lại chođứa con, một sự hi sinh thầm lặng to lớn, tất cả vì con, mãi dành cho con những gì tôtnhất của cuộc đời. Lòng nhân hậu của lão được thể hiện sâu sắc đối với con chó vàng.Doc24.vnChính nó là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, nguồn động viên, khích lệ lão trong nhữngtháng ngày cô đơn, tuyệt vọng nhất. Lão coi nó chư đứa con, đưa cháu, như một thànhviên trong gia đình. Lão cho nó ăn cơm trong bát sứ như nhà giàu, lão bắt rận, tắm rửacho nó. Lão trò chuyện với nó “Cậu vàng của ông ngoan lắm, ông để ông nuôi…”, lão ăngì cũng cho cậu vàng ăn. Và cậu vàng đã góp phần toả sáng tâm hồn và làm sáng lên bảntính tốt đẹp của lão, nó là một phần của cuộc đời lão. Vậy nên sau khi bán chó, lão đã tựtử cũng chính bằng bả chó như để tự trừng phat mình.Và Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng trong sạch, giàu lòng tự trọng. Dù cóđói khổ, túng bấn, dù phải ăn củ chuối, củ ráy hay sung luộc nhưng khi ông giáo mời ănkhoai, uống trà thì lão cười hiền hậu bào để khi khác. Dù ông giáo có ngấm ngầm giúp đỡnhưng lão đã từ chối gần như là hách dịch. Sau khi bán chó, lão đau khổ, dằn vặt và vẫnluôn giữ nguyên mảnh vườn cho con trai. Lão gửi ông giáo sào vườn và 30 đồng bạcphòng khi chết để không làm phiền tới láng giềng. Lão luôn sống theo quy tắc “Đói chosạch, rách cho thơm”. Nhà văn Nam Cao đã khéo léo đưa Binh Tư- một kẻ chuyên đánhbả chó cuối truyện để làm nổi bật lòng tự trọng, trong sạch của lão nông dân nghèo khổ.Ông giáo đã nói “Đối với những người quanh ta, nếu ta không hiểu họ thì ta cho rằng họgàn gở, ngu ngốc và bần tiện”.Tóm lại cuộc đời Lão Hạc đầy nước mắt, đau thương. Sống thì cô đơn, bất hạnh,nghèo đói, chết thì quàn quại đau đớn. Lão Hạc cũng đại diện cho số phận của bao ngườinông dan khác. Trong khổ đau, gian truân, nổi bật lên một phẩm chất hiền lành, nhân hậu,chất phác và giàu lòng tự trọng. Nam Cao đã thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với sốphận bất hạnh của những người nông dân trước cách mạng tháng 8.Bài tham khảo 5Từ xưa đến nay nói đến tình người, ta nói ngay đến “Lão Hạc”. Tác phẩm này đượccoi là truyện ngắn xuất sắc của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945. Đó là mộttruyện ngắn chứa chan tình người, lay động bao nỗi xót thương khi tác giả kể về cuộc đờicô đơn, bất hạnh và cái chết đau đớn của một lão nông dân nghèo khổ. Nhân vật Lão Hạcđã khắc họa vào lòng người đọc một cách sâu đậm về hình ảnh một lão nông dân đángkính với phẩm chất của con người đôn hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con.Doc24.vnCuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những đau khổ bất hạnh, một kiếp người chua chát vàcay đắng từ khi sinh ra cho đến khi ra đi về cõi vĩnh hằng. Góa vợ từ khi còn trẻ, mộtmình lão gà trống nuôi con trong cảnh đói nghèo, lam lũ những mong con khônlớn.,trưởng thành làm chỗ nương tựa lúc ốm đau, khi tuổi già. Nhưng niềm hạnh phúc ấyđã ko đến với lão. Vì ko đủ tiền cưới vợ, anh con trai phẫn chí đăng tên đi phu làm đồnđiền cao su. Cảnh chia lìa của cha con Lão Hạc ko hẹn ngày sum họp. Lão Hạc mất vợnay lại thêm nỗi đau mất conCảnh khốn khó về vật chất hòa trong nỗi đau về tinh thần thành dòng lệ chảy trongtrái tim chờ đợi khắc khoải của người cha. Nhưng cuộc đời dường như vẫn chưa buôngtha lão. Bất hạnh rồi bất hạnh cứ liên tiếp giáng xuống đầu người cha khốn khổ ấy. Kiệtsức vì lam lũ lầm than, vì mòn mỏi chờ đợi. Lão ốm nặng. Sau trận ốm đó lão ốm đi rấtnhiều,ko thể làm được những việc nặng. Làng mất nghề sợi, đàn bà rỗi rãi nhiều, có việcgì nhẹ họ đều tranh hết. Lão Hạc rơi vào cảnh bần cùng hóa hoàn toàn. Lão sống vật vờvới con ốc, con trai, củ khoai, củ ráy, sung luộc …. Những thứ cũng chẳng dễ gì kiếmđược với một lão già đã cạn kiệt sức lực.Cùng đường sống, Lão Hạc tìm đường đến cái chết, lấy cái chết để tự giải thoát chomình. Lão đã ăn bả chó để tự tử. Lão chết đau đớn thê thảm “đầu tóc rũ rượi, mắt longsòng sọc, mồm tru tréo bọt mép sùi ra. Vật vã đến giờ đồng hồ rồi mới chết ”. Cái chếtthật dữ dội số phận một con người, một kiếp người như Lão Hạc thật đau thương.Với ngòi bút nhân đạo tha thiết, NC đã nói lên bao tình thương nỗi xót xa con ngườiđau khổ, bế tắc phải tìm đến cái chết như lão. Chí Phèo tự sát bằng lưỡi dao, Lang Rậnthắt cổ chết và Lão Hạc cũng quyên sinh bằng bả chó! Lão Hạc từng hỏi ông giáo: “nếukiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho sướng? ”. Câu hỏi ấy thể hiện nỗi đaukhổ tột cùng của một con người sống nghèo khổ về vật chất nhưng rất giàu tình cảm. Tìnhyêu thương con nồng nàn sâu sắc của lão là câu chuyện cảm động về tình cha con. Nhìncon đau khổ vì ko có tiền cưới vợ, Lão Hạc khổ tâm vô cùng. Lão thấy mình như có lỗivới con và day dứt mãi. Khi con phẫn chí đăng trốn đi làm đồn điền cao su; trái tim ngườicha thật sự tan nát. Nỗi thương nhớ con thường trực trong người cha đã biến thành sựkhắc khoải ngóng trông: “Thằng cháu nhà tôi dễ đến hơn một năm nay chẳng có giấy máTrên đây chỉ là phần trích dẫn 10 trang đầu của tài liệu và có thế hiển thị lỗi font, bạn muốn xem đầyđủ tài liệu gốc thì ấn vào nút Tải về phía dưới.