Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Sinh 8 tiết 7,8

31d97ca915e8c085fb1ea430e8c445d3
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:11:28 | Được cập nhật: 19 giờ trước (15:43:21) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 372 | Lượt Download: 0 | File size: 0.316685 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 15/09/2019 Ngày dạy: 17/09/2019 Tuần: 4 Tiết: 7 Chương II – VẬN ĐỘNG Tiết 7,bài 7 - BỘ XƯƠNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - HS trình bày được các thành phần chính của bộ xương và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình. - Phân biệt các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để nhận biết. - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS lòng yêu thích học tập bộ môn. 4. Năng lực: - Quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,.... II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của GV: - Tranh vẽ phóng to hình 7.1 – 7.4 SGK. - Mô hình bộ xương. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Các thành phần chính của bộ xương Hoạt động của GV - Yêu cầu HS quan sát H 7.1 trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi: + Bộ xương gồm mấy phần ? + Nêu đặc điểm của mỗi thành phần? + Tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa xương tay và xương chân? + Vì sao có sự khác nhau đó? + Từ những đặc điểm của bộ xương hãy cho biết bộ xương có chức năng gì? Hoạt động của HS - Quan sát kĩ H 7.1 ; 7.2; 7.3 kết hợp với thông tin trong SGK, thảo luận để trả lời. + Bộ xương gồm 3 phần : Xương đầu, thân và chi. + Xương đầu : Xương sọ, xương mặt. Xương thân : Cột sống, xương sườn, xương ức. Xương chi : Xương đai vai, xương tay, xương đai hông, xương chân + Giống: có các thành phần tương ứng với nhau. Khác: về kích thước, cấu tạo đai vai và đai hông, xương cổ tay, bàn tay, bàn chân. + Sự khác nhau là do tay thích nghi với quá trình lao động, chân thích nghi với dáng đứng thẳng. + Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể. Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan. Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động. * Tiểu kết : - Thành phần của bộ xương : Bộ xương chia 3 phần: + Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt. + Xương thân gồm cột sống và lồng ngực. + Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới. - Đặc điểm mỗi phần: SGK. + Xương chi trên nhỏ bé, linh hoạt. + Xương chi dưới to, khoẻ, dài, chắc chắn, ít cử động. => Bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng. - Vai trò của bộ xương +Nâng đỡ cơ thể, tạo hình dáng cơ thể. + Tạo khoang chứa, bảo vệ các cơ quan. + Cùng với hệ cơ giúp cơ thể vận động. Hoạt động 2: Các khớp xương Hoạt động của GV - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục III và trả lời câu hỏi: + Thế nào gọi là khớp xương? + Có mấy loại khớp? - Yêu cầu HS quan sát H 7.4 và trả lời câu hỏi: + Dựa vào khớp đầu gối, hãy mô tả 1 khớp động? + Khả năng cử động của khớp động và khớp bán động khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? + Nêu đặc điểm của khớp bất động? Hoạt động của HS - HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời : + Khớp xương là nơi hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau. + Có 3 loại khớp xương: + Khớp động: diện khớp tròn, 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng + Khớp động có khả năng cử động linh hoạt. Khớp bán động cử động hạn chế. Vì: diện khớp phẳng + Khớp bất động: 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau, không cử động được. * Tiểu kết : - Khớp xương là nơi hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau. - Có 3 loại khớp xương: + Khớp động: 2 đầu xương có sụn, giữa là dịch khớp (hoạt dịch), ngoài có dây chằng giúp cơ thể có khả năng cử động linh hoạt. + Khớp bán động: giữa 2 đầu xương có đệm sụn giúp cử động hạn chế. + Khớp bất động: 2 đầu xương khớp với nhau bởi mép răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau, không cử động được. 4. Củng cố: ? Chức năng của bộ xương là gì? ? Xác định trên tranh vẽ bộ xương và các thành phần của bộ xương, các khớp xương bằng dán chú thích. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Lập bảng so sánh các loại khớp về cấu tạo, tính chất cử động và ý nghĩa. - Đọc mục “Em có biết”. Ngày soạn: 15/09/2019 Ngày dạy: 19/09/2019 Tuần: 4 Tiết: 8 Tiết 8, Bài 8 - CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA XƯƠNG I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - HS nắm được cấu tạo chung 1 xương dài. Từ đó giải thích được sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương. - Xác định được thành phần hoá học của xương để chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng lắp đặt thí nghiệm đơn giản. 3. Thái độ: - HS yêu thích học tập bộ môn. Có ý thức rèn luyện sức khỏe. 4. Năng lực: - Quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,.... II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: - Tranh phóng to Hình SGK, xương đùi ếch, dd HCl, đèn cồn, kẹp. 1. Chuẩn bị của GV: - Tranh vẽ phóng to các hình 8.1 -8.4 SGK. - Vật mẫu: Xương đùi ếch hoặc xương ngón chân gà. Đoạn dây đồng 1 đầu quấn chặt vào que bằng tre, gỗ, đầu kia quấn vào xương. Một panh để gắp xương, 1 đèn cồn, 1 cốc nước lã để rửa xương, 1 cốc đựng HCl 10% , đầu giờ thả 1 xương đùi ếch vào axit. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH TRÊN LỚP 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: - Kể tên các các loại khớp xương và nêu chức năng của chúng. 3. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Cấu tạo của xương Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục I SGK kết hợp - HS nghiên cứu thông tin và quan sát hình vẽ, quan sát H 8.1; 8.2 ghi nhớ chú thích và trả lời câu ghi nhớ kiến thức. hỏi: + Xương dài có cấu tạo như thế nào? +Cấu tạo xương dài: dạng hình ống dài. ∙ Đầu xương: sụn bọc đầu xương, mô xương xốp và các nan xương. ∙ Thân xương: màng xương, mô xương cứng, khoang xương chứa tủy. - GV treo H 8.1(tranh câm), gọi 1 HS lên dán chú - 1 HS lên bảng dán chú thích và trình bày. thích và trình bày. + Cấu tạo hình ống của thân xương, nan xương ở + Cấu tạo hình ống làm cho xương nhẹ và vững đầu xương xếp vòng cung có ý nghĩa gì với chức chắc. năng của xương? Nan xương xếp thành vòng cung có tác dụng - GV: Người ta ứng dụng cấu tạo xương hình ống phân tán lực làm tăng khả năng chịu lực và cấu trúc hình vòm vào kiến trúc xây dựng đảm bảo độ bền vững và tiết kiệm nguyên vật liệu (trụ cầu, cột, vòm cửa) - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I.3 và quan sát H 8.3 để trả lời: + Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt: ngoài là mô + Nêu cấu tạo của xương ngắn và xương dẹt? xương cứng (mỏng), trong là mô xương xốp có các nan xương tạo các ô nhỏ chứa tuỷ đỏ * Tiểu kết : - Cấu tạo và chức năng của xương dài: Các thành phần Cấu tạo Chức năng của xương Đầu xương - Sụn bọc đầu xương - Giảm ma sát trong khớp xương - Mô xương xốp và các nan xương - Phân tán lực tác động - Tạo các ô chứa tủy đỏ xương. Thân xương - Màng xương - Giúp xương to ra - Mô xương cứng - Chịu lực, cứng rắn - Khoang xương - Chứa tủy - Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt: ngoài là mô xương cứng (mỏng), trong là mô xương xốp có các nan xương tạo các ô nhỏ chứa tuỷ đỏ. Hoạt động 2: Sự to ra và dài ra của xương Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc □ mục II và trả lời câu hỏi: - HS nghiên cứu □ mục II và trả lời câu hỏi. + Xương to ra là nhờ đâu? + Nhờ sự phân chia tế bào ở màng xương. - GV dùng H 8.5 SGK mô tả thí nghiệm chứng minh vai trò của sụn tăng trưởng: dùng đinh platin đóng vào vị trí A, B, C, D ở xương 1 con bê. B và C ở phía trong sụn tăng trưởng. A và D ở phía ngoài sụn của 2 đầu xương. Sau vài tháng thấy xương dài ra nhưng khoảng cách BC không đổi còn AB và CD dài hơn trước. Yêu cầu HS quan sát H 8.5 cho biết vai trò của sụn + Sụn tăng trưởng phân chia tế bào giúp xương tăng trưởng? dài ra. - GV lưu ý HS: Sự phát triển của xương nhanh nhất ở tuổi dậy thì, sau đó chậm lại từ 18-25 tuổi. - Trẻ em tập TDTT quá độ, mang vác nặng dẫn tới sụn tăng trưởng hoá xương nhanh, người không cao được nữa. Tuy nhiên màng xương vẫn sinh ra tế bào xương. * Tiểu kết : - Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia. - Xương dài ra do các tế bào ở sụn tăng trưởng phân chia và hoá xương. Hoạt động 3: Thành phần hoá học và tính chất của xương Hoạt động của GV - GV biểu diễn thí nghiệm: Cho xương đùi ếch vào ngâm trong dd HCl 10%. + Hiện tượng gì xảy ra ? - Dùng kẹp gắp xương đã ngân rửa vào cốc nước lã + Thử uốn xem xương cứng hay mềm? - Đốt xương đùi ếch khác trên ngọn lửa đèn cồn, Hoạt động của HS - HS quan sát và nêu hiện tượng: + Có bọt khí nổi lên (khí CO2) chứng tỏ xương có muối CaCO3. + Xương mềm dẻo, uốn cong được. - Đốt xương bóp thấy xương vỡ. khi hết khói: Bóp phần đã đốt, nhận xét hiện tượng. + Từ các thí nghiệm trên, có thể rút ra kết luận gì về thành phần, tính chất của xương? + Xương vỡ vụn. + Chất vô cơ: muối canxi giúp xương rắn chắc.Chất hữu cơ (cốt giao) giúp xương mềm dẻo. - GV giới thiệu về tỉ lệ chất cốt giao thay đổi ở trẻ em, người già. + HS trả lời : Người già, tỉ lệ cốt giao giảm nên + Tại sao xương người già giòn, dễ gãy ; khi gãy xương giòn, dễ gãy. Sự phân chia tế bào của lại lâu lành ? màng xương chậm nên khi gãy lâu lành. * Tiểu kết : - Xương gồm 2 thành phần hoá học là: + Chất vô cơ: muối canxi. + Chất hữu cơ (cốt giao). - Sự kết hợp 2 thành phần này làm cho xương có tính chất đàn hồi và rắn chắc. 4. Củng cố: Cho HS làm bài tập 1 SGK. Trả lời câu hỏi 2, 3. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK. - Đọc trước bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ.