Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Sinh 8 tiết 29,30

d1b2cf3a80ca94cdb03617cb814f40ff
Gửi bởi: Thành Đạt 2 tháng 9 2020 lúc 18:19:55 | Được cập nhật: hôm kia lúc 8:08:28 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 687 | Lượt Download: 1 | File size: 0.310332 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 30/11/2019 Ngày dạy: 02/12/2019 Tiết 29 - Bài 29 + 30: Tuần: 15 Tiết: 29 HẤP THU DINH DƯỠNG VÀ THẢI PHÂN -VỆ SINH TIÊU HÓA I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó thực hiện chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng - HS hiểu và trình bày được các con đường hấp thụ và vận chuyển các chất - Nêu được vai trò của gan. - HS nắm được các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá và mức độ tác hại của nó. - HS trình bày được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, liên hệ thực tế để so sánh, nhận biết. - Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho HS ý thức thực hiện nghiêm túc các biện pháp để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và tiêu hoá có hiệu quả. 4. Năng lực: - Quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,.... II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của GV: - Tranh phóng to hình 29.1,2,3 SGK, tranh hướng dẫn vệ sinh răng miệng... - Tranh ảnh minh hoạ các vi sinh vật và giun sán kí sinh trong hệ tiêu hoá người. 2. Chuẩn bị của HS: - SGK, vở ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào? Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào? 3. Các hoạt động dạy- học: Mở bài:Sau quá trình tiêu hóa ở ruột non thì các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ. Vậy quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra như thế nào? và làm thế nào để có được một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh? Hoạt động 1: Hấp thụ chất dinh dưỡng. Hoạt động của GV - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát H 29.1,2 thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Đặc điểm cấu tạo trong của ruột non có ý nghĩa gì với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của nó? Hoạt động của HS - HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 29.1,2 thảo luận nhóm và trả lời: + Niêm mạc ruột non có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ giúp tăng diện tích bề mặt hấp thụ các chất. Đồng thời có hệ thống mạch máu phân bố + Căn cứ vào đâu người ta khẳng định rằng ruột dày đặc đến tận các lông ruột. non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa đảm nhận + Vì diện tích bề mặt hấp thụ lớn, hệ thống mạch vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng? máu phân bố dày đặc đến các lông ruột và qua thực nghiệm phân tích cũng chứng tỏ rằng ruột - GV tổng kết lại. non là cơ quan hấp thụ chủ yếu của hệ tiêu hóa. * Tiểu kết : Ruột non là cơ quan hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu của hệ tiêu hóa. Vì : - Niêm mạc ruột non có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ giúp tăng diện tích bề mặt hấp thụ các chất. - Hệ thống mạch máu phân bố dày đặc đến tận các lông ruột. Hoạt động 2: Con đường vận chuyển, hấp thụ các chất và vai trò của gan. Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS quan sát H 29.3, thảo luận nhóm và - HS quan sát H 29.3, thảo luận nhóm và trả lời: thực hiện yêu cầu SGK: + Các chất dinh dưỡng sau hấp thụ sẽ được vận + Các con đường vận chuyển chất dinh dưỡng chuyển theo đường máu và đường bạch huyết. sau khi được hấp thụ? - HS thực hiện : - Yêu cầu HS hoàn thành nội dung bảng 29 SGK Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển Các chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển theo đường máu theo đường bạch huyết Đường đơn (Glucose), axit amin, 30% lipit, các Các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K), 70% lipit → thành phần của Nucleotit, các vitamin tan trong Tĩnh mạch → tim nước,…→ gan → tĩnh mạch → tim + Gan có vai trò gì trên con đường vận chuyển + Tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng các chất dinh dưỡng về tim? trong máu được ổn định, khử các chất độc có hại cho cơ thể. - GV tổng kết lại. * Tiểu kết : - Các chất dinh dưỡng sau hấp thụ sẽ được vận chuyển theo đường máu và đường bạch huyết + Theo đường máu : Đường đơn (Glucose), axit amin, 30% lipit, các thành phần của Nucleotit, các vitamin tan trong nước,… → gan → tĩnh mạch → tim. + Theo đường bạch huyết : Các vitamin tan trong dầu (A,D,E,K), 70% lipit → Tĩnh mạch → tim - Vai trò của gan : Tham gia điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu được ổn định, khử các chất độc có hại cho cơ thể, tiết dịch mật tham gia tiêu hóa thức ăn. Hoạt động 3: Thải phân:. Hoạt động của GV - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK + Vai trò chủ yếu của ruột già trong quá trình tiêu hóa ở cơ thể người là gì ? - GV tổng kết lại. Hoạt động của HS - HS tự nghiên cứu thông tin SGK trả lời: + Hấp thụ nước và thải phân * Tiểu kết : - Ở ruột già diễn ra quá trình hấp thụ nước là chủ yếu - Quá trình thải phân nhờ sự co bóp của cơ hậu môn và cơ thành bụng Hoạt động 4: Tìm hiểu về các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá Hoạt động của GV - Yêu cầu HS đọc thông tin mục I trong SGK và trả lời câu hỏi: + Kể tên các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá? - GV treo tranh ảnh các tác nhân vi sinh vật, giun sán minh hoạ. Hoạt động của HS - Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin SGK và trả lời: + Tác nhân: vi sinh vật gây bệnh, giun sán, chất độc trong thức ăn, đồ uống, ăn không đúng cách. + Các tác nhân gây ảnh hưởng đến cơ quan + Ảnh hưởng đến các cơ quan của hệ tiêu hóa và nào? mức độ ảnh hưởng như thế nào? các cơ quan khác. - Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành bảng. - HS kẻ sẵn bảng 30.1 vào vở bài tập. Trao đổi - Sau khi hoàn thành bảng: GV đặt câu hỏi: nhóm để hoàn thành bảng. + Ngoài những tác nhân trên, em còn biết tác + HS liên hệ thực tế trả lời. nhân nào khác? * Tiểu kết : Bảng 30.1: Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá Cơ quan hoặc hoạt động Tác nhân Mức độ ảnh hưởng bị ảnh hưởng - Răng -Tạo ra môi trường axit làm hỏng men răng. Vi khuẩn - Dạ dày, ruột - Bị viêm loét. Các - Các tuyến tiêu hoá - Bị viêm. sinh vật - Ruột - Gây tắc ruột Giun, sán - Các tuyến tiêu hoá - Gây tắc ống dẫn mật - Các cơ quan tiêu hoá - Có thể bị viêm. Ăn uống không - Hoạt động tiêu hoá - Kém hiệu quả. đúng cách Chế - Hoạt động hấp thụ - Kém hiệu quả. độ ăn Khẩu phần ăn - Các cơ quan tiêu hoá - Dạ dày, ruột bị mệt mỏi, gan có thể bị xơ. uống uống không hợp - Hoạt động tiêu hoá - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. lí - Hoạt động hấp thụ - Bị rối loạn hoặc kém hiệu quả. Hoạt động 5: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá có hiệu quả Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS đọc SGK. +Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá khỏi tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hoá hiệu quả? * Tiểu kết : - Các biện pháp : + Vệ sinh răng miệng đúng cách. + Ăn uống hợp vệ sinh. + Ăn uống đúng cách. + Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí. 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi SGK. Hoạt động của HS - Cá nhân HS nghiên cứu thông tin mục II SGK - HS trao đổi nhóm và nêu được: + Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, thuốc đánh răng có Ca và Flo, trải đúng cách như đã biết ở tiểu học. Ăn chín, uống sôi. Rau sống và trái cây rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn, không ăn thức ăn ôi thiu, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn. Ăn chậm, nhai kĩ giúp thức ăn được nghiền nhỏ đẽ thấm dịch tiêu hoá => tiêu hoá hiệu quả hơn. Ăn đúng giờ, đúng bữa thì sự tiết dịch tiêu hoá thuận lợi, số lượng và chất lượng dịch tiêu hoá tốt hơn. Sau khi ăn nghỉ ngơi giúp hoạt động tiết dịch tiêu hoá và hoạt động co bóp dạ dày, ruột tập trung => tiêu hoá có hiệu quả hơn. 5. Dặn dò: - Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Ôn tập kiến thức về hệ tiêu hóa - Chuẩn bị cho tiết bài tập Ngày soạn: 30/11/2019 Ngày dạy: 03/12/2019 Tuần: 15 Tiết: 30 Tiết 30, Bài 26: THỰC HÀNH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: - HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện đảm bảo cho enzim hoạt động. - HS biết kết luận từ những thí nghiệm đối chứng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS kĩ năng thao tác thí nghiệm chính xác. 3. Thái độ: - HS yêu thích học tập, tìm hiểu bộ môn. 4. Năng lực: - Quan sát, tìm tòi, động não, tư duy, phân tích, so sánh, tổng hợp, hợp tác,.... II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của GV: -Tranh vẽ H 26 phóng to. - Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 8 ống nghiệm nhỏ (10 ml), 2 ống đong chia độ, 2 giá để ống nghiệm, 2 đèn cồn, 1 cuộn giấy đo độ pH, 1 phễu có bông lọc, 1 bình thuỷ tinh, cặp nhiệt kế, cặp ống nghiệm, phích nước nóng, hồ tinh bột 1%, dd HCl 2%, dd iốt 1%, thuốc thử Strôme (3 ml dd NaOH 10% + 3 ml dd CuSO4 2%). 2. Chuẩn bị của HS: - Trong 5 phút đầu giờ, mỗi nhóm chuẩn bị 24 ml nước bọt loãng (lấy 6 ml nước bọt + 18 ml nước cất lắc đều rồi lọc qua phễu và bông lọc) và hồ tinh bột. - Đọc trước các bước tiến hành theo SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: - Ở khoang miệng có các hoạt động tiêu hóa nào? Biến đổi hóa học ở khoang niệng diễn ra như thế nào? 3. Các hoạt động dạy- học: Mở bài: - Các em đã biết, ăn cơm nhai kĩ ta thấy có vị ngọt. Vậy enzim trong nước bọt hoạt động như thế nào? ở điều kiện nào nó hoạt động tốt nhất? Chúng ta cùng tiến hành tìm hiểu bài thực hành hôm nay. - GV thông tin kiến thức: tinh bột chín + iốt → xuất hịên màu xanh. đường + thuốc thử Strôme → xuất hiện màu đỏ nâu. - GV kiểm tra sự chuẩn bị nước bọt và tinh bột của các nhóm. Hoạt động 1: Các bước tiến hành thí nghiệm và chuẩn bị thí nghiệm Hoạt động của GV - GV phát dụng cụ thí nghiệm. - Phân HS thành các nhóm, phát dụng cụ, vật liệu. Hoạt động của HS - HS tự đọc trước nội dung thí nghiệm bài 26. - Tổ trưởng phân công công việc cho các nhóm trong tổ, + 2 HS nhận dụng cụ và vật liệu + 1 HS chuẩn bị nhãn cho ống nghiệm. + 2 HS chuẩn bị nước bọt hoà loãng, lọc, đun sôi. + 2 HS chuẩn bị bình thuỷ tinh đựng nước. Hoạt động 2: Tiến hành bước 1 và bước 3 của thí nghiệm Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm như bước 1 và bước 2 SGK + GV lưu ý HS: khi rót hồ tinh bột không để rớt lên thành. + Đo độ pH trong các ống nghiệm để làm gì? - GV kẽ sẵn bảng 26.1 lên bảng, yêu cầu HS lên điền. +Lưu ý: Thực tế độ trong không thay đổi nhiều - GV thông báo đáp án bảng 26.1 Hoạt động của HS - Các tổ tiến hành như sau: Bước 1: Chuẩn bị vật liệu vào các ống nghiệm + Dùng ống đong hồ tinh bột (2 ml) rót vào các ống A, B, C, D. Đặt các ống này vào giá. + Dùng các ống đong lấy vật liệu khác. Ống A: 2 ml nước lã Ống B: 2 ml nước bọt Ống C: 2 ml nước bọt đã đun sôi Ống D: 2 ml nước bọt+ vài giọt HCl (2%) Bước 2: Tiến hành - Đo độ pH của các ống nghiệm và ghi vào vở. - Đặt các ống nghiệm vào bình thuỷ tinh có nước ấm 37oC trong 15 phút. + Để xác định độ pH của các ống nghiệm. - Các tổ quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt Các ống nghiệm Ống A Ống B Ống C Ống D Hiện tượng độ trong - Không đổi - Tăng lên - Không đổi - Không đổi Giải thích - Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột. - Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột. - Nước bọt đun sôi đã làm mất hoạt tính của enzim biến đổi tinh bột. - Do HCl đã hạ thấp pH nên enzim trong nước bọt không biến đổi tinh bột. Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả Hoạt động của GV - GV yêu cầu chia dd trong các ống A, B, C, D thành 2 phần. + Lưu ý: ống A chia vào A1, A2 đã dán nhãn, B chia vào B1; B2 ... - GV kẻ sẵn bảng 26.2 lên bảng, yêu cầu HS lên ghi kết quả. + Lưu ý: Các tổ thí nghiệm không thành công thì lưu ý điều kiện thí nghiệm. Hoạt động của HS - Trong tổ cử 2 HS chia đều dd ra các ống đã chuẩn bị sẵn A1; A2; B1; B2... - Đặt các ống A1; B1; C1; D1 vào giá 1 (lô 1). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt iốt lắc đều các ống. - Đặt các ống A2; B2; C2; D2 vào giá 2 (lô 2). Nhỏ vào mỗi ống 5-6 giọt Strôme, đun sôi các ống này trên ngọn lửa đèn cồn. - Những HS khác quan sát, so sánh màu sắc ở các ống nghiệm, thống nhất ý kiến , ghi kết quả vào bảng 26.2 (kẻ sẵn). - Đại diện nhóm lên điền vào bảng, nhận xét. - GV nhận xét bảng 26.2 để đưa ra đáp án đúng. Đáp án bảng 26.2 Kết quả thí nghiệm về hoạt động của enzim trong nước bọt Các ống nghiệm Hiện tượng Giải thích (màu sắc) - Ống A1 - Màu xanh - Nước lã không có enzim biến đổi tinh bột thành đường. - Ống A2 - Màu đỏ nâu - Ống B1 - Màu xanh - Nước bọt có enzim biến đổi tinh bột thành đường. - Ống B2 - Màu đỏ nâu - Ống C1 - Màu xanh - Emzim trong nước bọt bị đun sôi không có khẳ năng biến - Ống C2 - Màu đỏ nâu đổi tinh bột thành đường. - Ống D1 - Màu xanh - Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit - Ống Đ2 - Màu đỏ nâu nên tinh bột không bị biến đổi thành đường. Hoạt động 4: Thu hoạch - Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp báo cáo cho GV đánh giá vào giờ sau. Gợi ý: 1. Kiến thức - Enzim trong nước bọt có tên là amilaza. - Enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường mantozơ. - Enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất trong điều kiện độ pH = 7,2. và nhiệt độ = 37oC. 2. Kĩ năng - Trình bày thí nghiệm (HS tự làm). - So sánh kết quả ống nghiệm A và B cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt có tác dụng biến đổi tinh bột thành đường. - So sánh kết quả ống nghiệm B và C cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ = 37oC. Enzim trong nước bọt bị phá huỷ ở 100oC. - So sánh kết quả ống nghiệm B và D cho phép ta khẳng định enzim trong nước bọt hoạt động tốt nhất ở pH = 7,2. Enzim trong nước bọt không hoạt động ở môi trường axit. 4. Củng cố: - GV nhận xét giờ thực hành: khen các nhóm làm tốt và ghi điểm cho các nhóm. - Thu dọn vệ sinh lớp sạch sẽ. 5. Dặn dò: - Viết báo cáo thu hoạch. - Chuẩn bị bài sau học tiết bài tập.