Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Điện áp và dòng điện xoay chiều, giá trị hiệu dụng

Lý thuyết
Mục lục
* * * * *

Câu 3 (SGK trang 66)

Xác định giá trị trung bình theo thời gian của:

a) 2sin100πt;                    

b) 2cos100πt;

c) 2sin(100πt + π/6);           

d) 4sin2100πt;

e) 3cos(100πt - π/3).

Hướng dẫn giải

Bài giải:

Nhận xét: các hàm sin, cosin là các hàm điều hòa, nên giá trị trung bình theo thời gian của các hàm này đều bằng 0.

a) 0; b) 0; c) 0;

d)

\(4sin^2100\Pi t=4\left(\dfrac{1-cos200\Pi t}{2}\right)=2-2cos200\Pi t\)

Vậy \(\overline{4sin^2100\Pi t}=\overline{2-2cos200\Pi t}=2-\overline{2cos200\Pi t}=2\);

e) 0.

Câu 9 (SGK trang 66)

Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: U = 80cos100 πt (V)

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu ?

A. 80 V;                                        B. 40 V

C. 80√2 V;                                   D. 40√2 V.

Hướng dẫn giải

Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: U = 80cos100 πt (V)

Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch đó là bao nhiêu ?

A. 80 V; B. 40 V

C. 80√2 V; D. 40√2 V.

Câu 5 (SGK trang 66)

Một mạch điện gồm hai đèn mắc song song, trên mỗi đèn có ghi: 220V - 115W; 220V - 132W. Nối hai đầu của mạch điện ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. Xác định:

a) công suất tiêu thụ trong mạch điện.

b) cường độ dòng điện cung cấp cho mạch điện.

Hướng dẫn giải

a) Do hai đèn mắc song song, nên điện áp đặt trên mỗi đèn là 220 V, bằng với điện áp định mức. Do đó, hai đèn sáng bình thường. Như vậy, công suất tiêu thụ điện trên mỗi đèn bằng với công suất định mức ghi trên mỗi đèn.

BVậy công suất tiêu thụ trong toàn mạch là: 115 + 132 = 247 W.

b) Cường độ dòng điện qua mỗi đèn:

\(L_1=\dfrac{P_1}{U}\); \(L_2=\dfrac{P_2}{U}\)

Cường độ dòng điện cung cấp cho mạch:

I = I1 + I2 = .\(\dfrac{115}{220}+\dfrac{132}{220}\) = ≈ 1,123

Câu 2 (SGK trang 66)

Tại sao phải quy định thống nhất tần số  của dòng điện xoay chiều tạo ra trong kỹ thuật?

Hướng dẫn giải

Cường độ dòng điện xoay chiều tạo ra trong kỹ thuật phải có cùng tần số thống nhất thì các thiết bị điện xoay chiều mới ghép nối với nhau được.

Câu 1 (SGK trang 66)

Phát biểu định nghĩa:

a) Giá trị tức thời;

b) Giá trị cực đại;

c) Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều hình sin.

Hướng dẫn giải

Bài giải.

Câu 8 (SGK trang 66)

Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: U = 80cos100 πt (V)

Tần số góc của dòng điện là bao nhiêu ?

A. 100 π rad/s;                 B. 100 Hz;

C. 50 Hz;                          D. 100 π Hz.

Hướng dẫn giải

Điện áp tức thời giữa hai đầu của đoạn mạch xoay chiều là: U = 80cos100 πt (V)

Tần số góc của dòng điện là bao nhiêu ?

A. 100 π rad/s; B. 100 Hz;

C. 50 Hz; D. 100 π Hz.

Câu 10 (SGK trang 66)

Một đèn điện có ghi 110V – 100W mắc nối tiếp với điện trở R vào một mạch xoay chiều có u = 220√2sin100 ωt (V). Để đèn sáng bình thường, R phải có giá trị là bao nhiêu ?

A. 1210 Ω;                           B. \(\dfrac{10}{11}\) Ω

C. 121 Ω;                             D. 110 Ω.

Hướng dẫn giải

Bài giải:

Đáp án C

Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch: 220 V.

Tương tự bài tập 6, ta phải mắc thêm một điện trở nối tiếp với đèn:

R0 = Rm – Rđ = 121 Ω.


Câu 4 (SGK trang 66)

Trên một bóng đèn có ghi 220V - 100W, nổi đèn ấy vào mạng điện xoay chiều có U = 220V. Xác đinh:

a) Điện trở của đèn.

b) Cường độ hiệu dụng qua đèn.

c) Điện năng tiêu thụ của đèn trong một giờ.

Hướng dẫn giải

  • Ta có:

a. Điện trở của đèn: R = = = 484 Ω.

b. Cường độ hiệu dụng qua đèn: I = = A.

c. Điện năng tiêu thụ của đèn trong một giờ: P . t = 100 W.h.

Câu 6 (SGK trang 66)

Trên một đèn có ghi 100V – 100W. Mạch điện sử dụng có U = 110V.

Để đảm bảo đèn sang bình thường, phải mắc thêm vào mạch điện một điện trở bằng bao nhiêu ?

Hướng dẫn giải

Ta thấy điện áp sử dụng lớn hơn điện áp định mức của đèn, nên phải mắc thêm một điện trở nối tiếp với đèn.

Để đảm bảo đèn sang bình thường thì cường độ qua đèn phải bằng với cường độ dòng điện định mức: I = \(\dfrac{P}{U_d}=\dfrac{100}{100}=1A\)

Điện trở của toàn mạch là: Rm = \(\dfrac{U}{I}=\dfrac{110}{1}=110\)

Điện trở của đèn là: Rđ = \(\dfrac{U^2_d}{P}=\dfrac{100^2}{100}=100\) Ω.

Vậy phải mắc thêm một điện trở R0 nối tiếp với đèn: R0 = Rm - Rđ = 10 Ω.


Câu 7 (SGK trang 66)

Với dòng điện xoay chiều, cường độ hiệu dụng I liên hệ với cường độ cực đại I0 theo công thức nào ?

A. \(I=\dfrac{I_0}{2}\);                                       B. \(I=\dfrac{I_0}{3}\);

C. \(I=\dfrac{I_0}{\sqrt 2}\);                                     D. \(I=\dfrac{I_0}{\sqrt 3}\);

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Có thể bạn quan tâm