Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 20 : Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á

Bài 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á (1918 - 1939)


I.  NHỮNG NÉT CHUNG VỀ PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á. CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC TRONG NHỮNG NĂM 1919 - 1939.

1. Những nét chung

-  Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở Đông bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Nam Á.
-  Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập và nhiều nước giữ vị trí lãnh đạo.
-  Các Đảng Cộng sản lần lượt thành lập ở Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.
* Các phong trào tiêu biểu
- Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc 4-5-1919
- Cách mạng Mông Cổ thắng lợi, nước CHND Mông Cổ ra đời.
- Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi.
- Ở Ấn Độ bãi công; Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh.
- 1921- 1922, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập.
- Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước.

2. Trung Quốc trong những năm 1919 - 1939.

a.  Phong trào Ngũ tứ. Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

+ Phong trào Ngũ Tứ ( 4- 5-  1919) của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh biểu tình chống đế quốc và lan rộng ra cả nước.

Phong trào Ngũ Tứ
Phong trào Ngũ Tứ

 

+ Cuộc biểu tình đã lôi cuốn công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia.
+ Khẩu hiệu: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”, mang tính chất chống đế quốc.
+ Thông qua cuộc biểu tình, chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. 
+ 7- 1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
+ Mở đầu cao trào cách mạng chống phong kiến.
* So sánh Cách mạng Tân Hợi và phong trào Ngũ Tứ 
+ Cách Mạng Tân Hợi:  “Đánh đổ Mãn Thanh”, tính chất chống phong kiến.
+ “Phong trào Ngũ Tứ”, khẩu hiệu: "Trung Quốc của người Trung Quốc ”, “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều”, mang tính chất chống đế quốc.
b. Hoạt động của Đảng Cộng Sản Trung Quốc:
+ 1926- 1927:  Đảng Công sản lãnh đạo chiến tranh cách mạng lật đổ quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
+ 1927- 1937:  nội chiến giữa Đảng Cộng sản lật đổ Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
+ Tháng 7- 1937: Nhật xâm lược Trung Quốc, Quốc – Cộng đình chỉ nội chiến, hợp tác chống Nhật, Trung Quốc bước vào giai đoạn kháng chiến chống Nhật.

II.  PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM Á

1.  Tình hình chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á.

- Đầu thế kỷ XX, Đông Nam Á là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh do:
+ Chính sách khai thác bóc lột của các nước đế quốc sau chiến tranh.
+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

Phong trào độc lập ở Đông Nam Á
 

* Nhận xét về phong trào độc lập ở Đông Nam Á
+ Tầng lớp trí thức mới đấu tranh theo hướng dân chủ tư sản.
+  Giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.
+  Các Đảng Cộng sản thành lập như In-đô-nê-xi-a (1920); Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-líp-pin (1930)…đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động chống đế quốc…(Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 )
+  Phong trào dân chủ tư sản đã xuất hiện chính đảng hay phong trào có tổ chức và có ảnh hưởng rộng lớn.

2.  Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

- Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á diễn ra sôi nổi và liên tục dưới nhiều hình thức
*Tại Đông Dương:
- Lào: khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901- 1936).
- Campuchia: 1918- 1920- 1926 - phong trào hướng dân chủ tư sản của A - cha –Hem-  chiêu 1930- 1935
- Việt Nam: phát triển mạnh nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập (Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930- 1931 )
+ Tại In đô nê xia: chống lại Hà Lan
Khởi nghĩa bùng nổ ở Giava, Xu-ma-tra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sau khi bị đàn áp, quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu-các- nô.
+ Năm 1940: kháng chiến chống Nhật.
+ Kết quả: mặc dù chưa giành thắng lợi nhưng có ý nghĩa quyết định.

 

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :

1. Em hãy cho biết thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á ?

Trả lời :

- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất  đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á

- Tiếng vang của Cách mạng Tháng Mười Nga đã vượt qua biên giới nước Nga, trở thành niềm hi vọng và là nguồn cổ vũ to lớn đối với nhân dân bị áp bức, bóc lột ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc ở châu Á cũng như trên thế giới.

- Ở một số nước, phong trào giải phóng dân tộc đã đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười.

2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu ở các nước châu Á ?

Trả lời :

- Phong trào Ngũ Từ (4-5-1919) ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á

- Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước nhân dân Mông Cổ.

- Ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các đất nước

- Ở Ấn Độ đã diễn ra cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh. Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hat-ma Gan - di đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919-1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì 

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.

3. Em biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của Ma-hat-ma Gan - di ?

Trả lời :

- Ma-hat-ma Gan - di (1869-1948) được sinh ra trong một gia đình quan lại Ấn Độ. Cha mẹ đều là những tín đồ Ấn Độ giáo ngoan đạo. Năm 13 tuổi, ông đã lấy vợ. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông đi du học ở Anh và sau đó sang Nam Phi thuộc Anh làm việc nhiều năm với tư cách là một luật sư.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, năm 1915, ông trở về Tổ quốc và bắt đầu tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống lại sự thống trị của thực dân Anh.

- Năm 1920, ông trở thành lãnh tụ của Đảng Quốc Đai. Sau khi qua đời, ông được nhân dân Ấn Độ suy tôn là "Thánh"

4. Đường lối bất bạo động, bất hợp tác của Ma-hat-ma Gan - di đã có tác dụng như thế nào đến phong trào đấu tranh của Ấn Độ nói riêng và các nước trong khu vực nói chung ?

Trả lời :

 Đường lối bất bạo động, bất hợp tác của Ma-hat-ma Gan - di đã có tác dụng thúc đẩy phog trào giải phóng dân tộc của Ấn Độ tiến đến thắng lợi, đồng thời có ảnh hưởng to lớn tới phong trào đòi độc lập ở các nước Đông Nam Á

5. Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Trả lời :

Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là :

- Giai cấp công nhân đã tích cực tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và ở một số nước công nhân đã đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

- Nhiều Đảng Cộng sản ở các nước châu Á cũng được thành lập như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a

6. Trong những năm 1919-1939, phong trào nào mở đầu cho thời kì phát triển mởi của Cách mạng Trung Quốc ?

Trả lời :

Phong trào mở đầu cho thời kì phát triển mới của Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 là phong trào Ngũ Tứ, nổ ra ngày 4-5-1919 bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh

7. Phong trào Ngũ tứ diến ra nhằm mục đích gì ? Quy mô ra sao ?

Trả lời :

- Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919, mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc.

- Phong trào đã nanh chóng lan rộng ra cả nước, lôi cuốn đông đảo công nhân, nông dân, trí thức yêu nước tham gia. Lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân.

8. Theo em khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ Tứ có điều gì mới so với khẩu hiện "Đánh đổ Mãn Thanh" trong Cách mạng Tân Hợi (1911) ?

Trả lời :

Cách mạng Tân Hội chỉ dừng lại ở tính chất chống phóng kiến với khẩu hiệu "đánh đuổi Mãn Thanh". Còn khẩu hiệu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ vừa mang tính chất chống đế quốc, vừa mang tính chất chống phong kiến.

- Tính chất chống đế quốc : quần chúng giương cao các khẩu hiệu đấu tranh như "Trung Quốc của người Trung Quốc", "Phế bỏ Hiệp ước 21 điều" (Quy định những điều khoản về quyền lợi của các nước đế quốc ở Trung Quốc)

- Tính chất chống phong kiến : là chống nền văn hóa cổ hủ, phản dân chủ, phản khoa học, đòi thực hiện những cải cách tiến bộ trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng. Để chống sự phản bội của phong kiến, phong trào Ngũ tứ đề ra khẩu hiệu "Giết hết bọn giặc bán nước".

9. Phong trào Ngũ tứ có tác dụng như thế nào đối với Cách mạng Trung Quốc ?

Trả lời :

Phong trào Ngũ Tứ (1919) mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến. Từ đó chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc. Các nhóm cộng sản được hình thành và trên cơ sở đó, tháng 7-1921, Đảng Cộng Sản Trung Quốc được thành lập.

10. Nêu những nét chính của Cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1927-1937 ?

Trả lời :

- Trong những năm 1926-1927, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị các vùng trong nước.

- Trong những năm 1927-1937 diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản

- Từ năm 1937, Quốc dân đảng hợp tác với Đảng Cộng sản chống Nhật

11. Vì sao năm 1937, Đảng Cộng sản lại hợp tác với Quốc dân đảng ?

Trả lời :

Tháng 7-1937, Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh xâm lược quy mô nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Trước nguy cơ dân tộc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ động đề nghị Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến, cùng hợp tác chống Nhật. Cách mạng Trung Quốc chuyển sang thời kì mới : Quốc - Cộng hợp tác kháng chiến chống Nhật

12. Lập niên biểu về cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939 ?

Trả lời :

Thời gian Sự kiện
4-5-1919 Phong trào Ngũ tứ (1919)
7-1921 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập
1926-1927 Chiến tranh cách mạng
1927-1937 Nội chiến
7-1937 Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật Bản xâm lược

13. Đầu thế kỉ XX, ở các nước Đông Nam Á có những chuyển biến căn bản nào ?

Trả lời :

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Chỉ có Xiêm (nay là Thái Lan) tương đối tự chủ, nhưng về mọi mặt vẫn bị phụ thuộc vào các nước đế quốc.

- Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ "phò vua cứu nước", tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập theo con đường dân chủ tư sản.

14. Đầu thế kỉ XX, những nước nào trong khu vực Đông Nam Á trở thành thuộc địa của các nước đế quốc thực dân ?

Trả lời :

- Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Campuchia) là thuộc địa của Pháp

- Malaixia, Brunây, Xin-ga-po, Miến Điện (Mia-an-ma) là thuộc địa của Anh

- Inđônêxia là thuộc của Hà Lan

- Philippin là thuộc địa của Mĩ

15. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh đòi độc lập dân tộc phát triển mạnh ở Đông Nam Á ?

Trả lời :

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ vì :

- Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc đã tác động trực tiếp lên các nước Đông Nam Á

- Ảnh hưởng thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đến khu vực này

16. Em hãy nêu những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Trả lời :

Bắt đầu từ những năm 20, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc xuất hiện một nét mới đó là giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng.

- Trong thời kì này, nhiều đảng cộng sản đã ra đời ở nhiều nước Đông Nam Á như ở Inđônêxia năm 1920; ở Việt Nam, Mã Lai và Xiêm năm 1930

- Phong trào dân chủ tư sản ở Đông Nam Á cũng có những bước tiến bộ rõ rệt. Nếu như trước đây mới chỉ xuất hiện những nhóm lẻ tẻ thì đến giai đoạn này đã ra đời những chính đảng có tổ chức và có ảnh hưởng xã hội lớn như Đảng dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha-xin ở Miến Điện

17. Sự thành lập các Đảng Cộng sản có tác động như thế nào đối với phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á ?

Trả lời :

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Nổi bật là các cuộc khởi nghĩa Gia-va và Xu-ma-tơ-ra(1926-1927) ở Inđônêxia và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-9131) ở Việt Nam

18. Nêu một số sự kiện tiêu biểu về phong trào cách mạng ở Việt Nam, Lào, Campuchia ?

Trả lời :

- Ở Lào, nhiều bộ tộc đã tham gia phong trào chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo kéo dài hơn 30 năm (1901-1936)

- Ở Campuchia, các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra trong những năm 1918-1920, đặc biệt là phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu trong những năm 1930-1935

- Ở Việt Nam, phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Đảng Cộng sản thành lập.

19. Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở các nước Đông Dương ?

Trả lời :

- Phong trào diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức, bước đầu có sự liên minh chiến đấu chống đế quốc của ba nước.

- Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, từ 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương, đã tạo ra bước ngoặt cho phong trào cách mạng.

20. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia diễn ra như thế nào ?

Trả lời :

Trong hơn ba thế kỉ dưới sự áp bức, bóc lột tàn tệ của thực dân Hà Lan, nhân dân Inđônêxia đã nhiều lần nổi dây đấu tranh. Trong những năm 1926-1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh đạo của Đảng Dân tộc, đứng đầu.

21. Em biết gì về  Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia ?

Trả lời :

- Ác-mét Xu-các-nô (1901-1970) sinh ra trong một gia đình quý tộc ở miền đông Gia - va. 24 tuổi ông tốt nghiệp Học viện Công Nghiệp Băng Đung. Thời học sinh, ông đã từng tham gia những hoạt động dân chủ yêu nước chống ách thống trị của thực dân Hà Lan.

- Tháng 7 - 1927, ông cùng với một số trí thức tiểu tư sản và tư sản dân tộc đứng ra thành lập liên minh dân tộc Inđônêxia (Đảng Quốc dân Inđônêxia - PNI). Đảng đòi độc lập cho Inđônêxia, không hợp tác với chính quyền thuộc địa và đoàn kết thống nhất trong phong trào giải phóng dân tộc.

22. Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Trả lời :

- Phong trào diễn ra sôi nổi và liên tục với nhiều hình thức phong phú. Phong trào lên cao lan rộng khắp các quốc gia. Từ những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

- Ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Pháp tạo ra bước ngoặt cho phong trào

- Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, có những bước tiến rõ rệt, đã xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn. Tuy chưa thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít kể từ năm 1940

Bài tập

Có thể bạn quan tâm