Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 18 : Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Bài 18: NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918- 1939).

I . Nước Mỹ trong thập niên 20 của thế kỷ XX

* Kinh tế phát triển phồn vinh

- Là trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính thế giới.
- Sản lượng công nghiệp tăng 69% (1923 - 1929); chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, dầu lửa, thép... 
- Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

Bãi đỗ xe ô tô ở Niu Oóc năm 1928

*Nguyên nhân của sự phát triển

- Không bị chiến tranh tàn phá.
- Châu Âu bị chiến tranh tàn phá, tạo điều kiện cho Mỹ xuất hàng sang châu Âu.
-  Mỹ cải tiến kỹ thuật, tăng cường lao động và bóc lột công nhân.
* Xã hội

Mặc dù kinh tế Mĩ phát triển nhưng nhân dân lao động Mĩ lại phải sống cuộc sống cực khổ: bị bóc lột, thất nghiệp do nạn phân biệt chủng tộc.

=> Phong trào công nhân phát triển khắp nước Mĩ. Đảng Cộng Sản Mĩ thành lập (5- 1921) - trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ.

II. Nước Mỹ trong những năm 1929 - 1939.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933

-  Do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành sản xuất.
-  Sản xuất tăng quá nhanh không có sự kiểm soát…. 

=> Tháng 10/1929, Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội, gánh nặng đè lên vai nhân dân lao động, hàng chục triệu người thất nghiệp, nạn đói tràn lan.

Người Mỹ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu tế ở thành phố New York năm 1932.
Người Mỹ xếp thành hàng dài chờ nhận đồ cứu tế ở thành phố New York năm 1932.

 

2.  Chính sách mới của Tổng Thống Ru-dơ-ven (1932), đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.

- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, tổng thống Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới.

Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven
Tổng thống Mĩ Ph. Ru-dơ-ven

* Nội dung:
-  Giải quyết nạn thất nghiệp
-  Phục hồi các ngành kinh tế, tài chính.
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng, đặt dưới dự kiểm soát của nhà nước.
- Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng
- Tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp,
- Tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định xã hội
*Tác dụng:
-  Mỹ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế.
-  Cứu nguy cho tư bản Mỹ.
-  Giải quyết phần nào khó khăn cho nhân dân lao động.
-  Góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI :

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã tạo cho nước Mĩ những cơ hội thuận lợi nào để phát triển kinh tế ?

Trả lời :

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)  đã tạo chơ nước Mĩ những cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế là :

- Tham gia chiến tranh muộn, hầu như không bị tổn thất gì

- Là nước thắng trấn, giàu lên nhanh chóng vì bán được nhiều vũ khí, trở thành chủ nợ của các nước châu Âu (trên 10 tỉ đô la)

- Sau chiến tranh, cả châu Âu kiệt quệ là điều kiện thuận lợi để Mĩ phát triển sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Âu để kiếm lãi.

2. Tình hình kinh tế nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) như thế nào ?

Trả lời :

- Trong những năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%

- Năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiến 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.

- Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ôtô, dầu lửa, thép,...

- Về tài chính, Mĩ nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

- Mĩ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế trong thập niên 20.

3. Quan sát hình 65 (SGK trang 93), em hãy cho biết bãi đỗ ôtô ở Niu Oóc năm 1928 phản ánh ngành công nghiệp ôtô Mĩ như thế nào ?

Trả lời :

Hình 65 - Một bãi đỗ ôtô ở Niu Oóc năm 1928, chúng ta thấy hàng nghìn ôtô trên một bãi rộng lớn. Điều này nói lên ngành công nghiệp ôtô (một trong những ngành sản xuất quan trọng tạo nên sự phồn vinh của kinh tế thời gian này) rất phát triển trong thập niên 20 của thế kỉ XX

4. Ngành công nghiệp ôtô phát triển tác động như thế nào đến các ngành kinh tế khác ?

Trả lời :

Ngành công nghiệp ôtô phát triển thúc đẩy ngành luyện thép, chế biến cao su, công nghiệp thuộc da, kính gương và kéo theo đó là các ngành  : xăng dầu, xây dựng cầu cống, đường sá, khách sạn,...; Đồng thời giản quyết việc làm cho hàng triệu lao động.

5. Hình 66 (SGK trang 93), công nhân xây dựng cao ốc ở Mĩ phản ánh điều gì ?

Trả lời :

Hình 55- Công nhân xây dựng nhà cao ốc cho thấy trong thập niên 20 của thế kỉ XX, ở Mĩ đã có nhiều nhà cao tầng, chọc trời mọc lên, nó vừa phản ánh trình độ phát triển cao của khoa học, kĩ thuật, vừa phản ánh tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ.

6. Vì sao nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng những năm 20 của thế kỉ XX ?

Trả lời :

- Do những cơ hội có được trong và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nhờ biết cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

- Thực hiện chính sách tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

7. Quan sát hình 67 (SGK trang 94) - Nhà ở của người lao động Mĩ trong những năm 20 - em hãy cho biết điều kiện sinh hoạt, ăn ở của người lao động Mĩ như thế nào ?

Trả lời :

Nhìn vào bức ảnh, chúng ta thấy cuộc sống của công nhân, người lao động làm thuê và dân nghèo thành thị rất khổ cực. Họ phải sống chui rúc trong các khu ổ chuột, lán trại tạm bợ ở ngoại ô thành phố, không có các điều kiện tối thiểu để sinh sống.

8. Em hãy cho biết sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ phục vụ cho lợi ích của ai ?

Trả lời :

Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản. Điều đó cho thấy sự giàu có ở nước Mĩ chỉ thuộc về một số người, sự phân phối không công bằng trong xã hội Mĩ, trái ngược với đời sống người lao động.

9. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập trong hoàn cảnh nào ?

Trả lời :

- Do bị bóc lột, thất nghiệp, do những bất công và nạn phân biệt chủng tộc, phong trào công nhân phát triển trong khắp các bang của Mĩ

- Tháng 5 - 192, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập và trở thành một lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân Mĩ

10. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ diễn ra như thế nào ?

Trả lời :

Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế Mĩ bị  chấn động dữ dội.

11. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đối với nước Mĩ ra sao ?

Trả lời :

- Hàng nghìn ngân hàng, công ty công nghiệp và thương mại bị phá sản. Tới mùa hè 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.

- Khoảng 75% dân trại (nông dân Mĩ) bị phá sản. Nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ. Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu vào năm 1933

- Các cuộc biểu tình, tuần hành, "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.

12. Vì sao nền kinh tế Mĩ rơi vào tình trạng khủng hoảng ?

Trả lời :

Do sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành, sản xuất tăng lên quá nhanh không có sự kiểm soát nhưng nhu cầu và sức mua của quần chúng lại không có sự gia tăng tương ứng dẫn tới sự ế thừa hàng hóa, sản xuất suy thoái và khủng hoảng.

13. Quan sát hình 68 (SGK trang 94) - Dòng người thất nghiệp trên phố Niu - Oóc - em hãy cho biết gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè lên vai tầng lớp nào ?

Trả lời :

Gánh nặng của cuộc khủng hoảng đè nặng lên tầng lớp công nhân, những người lao động làm thuê, nông dân và gia đình họ. Nạn thất nghiệp và nghèo đói lan tràn khắp các bang của Mĩ. Số người thất nghiệp lên tới hàng chục triệu người ( năm 1933 là 17 triệu người)

14. Vì sao các cuộc biểu tình, tuần hành, đi bộ và đòi cải thiện đời sống lại lôi cuốn được hàng triệu người tham gia ?

Trả lời :

Bởi vì cuộc sống của họ quá khổ cực, họ bị thất nghiệp, không có nhà ở, phải dựng xung quanh các thành phố những quán lều tồi tàn. Họ không có các điều kiện tối thiểu để sinh sống. Vì thế các cuộc biểu tình, tuần hành, đi bộ và đòi cải thiện đời sống lại lôi cuốn được hàng triệu người tham gia. 

15. Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách nào ?

Trả lời :

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho các nước tư bản chủ nghĩa đứng bên bờ vực thẳm, trong đó có Mĩ là nước chịu hậu quả nặng nề nhất. Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven đắc cử cuối năm 1932 đã thực hiện một hệ thống chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới.

16. Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven ?

Trả lời :

Nội dung chủ yếu của chính sách mới :

- Chính phủ Ru-dơ-ven đã ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tư sản đã tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

17. Quan sát hình 69 (SGK trang 95), em hãy cho biết bức tranh nói lên điều gì ?

Trả lời :

Nhìn vào bức tranh chúng ta thấy hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho vai trò của nhà nước, hai tay nắm tất cả các ngành, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực của sản xuất, lưu thông phân phối để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nguy kịch.

18. Kết quả Chính sách mới của Ru-dơ-ven ?

Trả lời :

Chính sách mới đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mĩ nhưng cũng giải quyết phần nào những khó khăn của người lao động trong thời điểm đó và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm