Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Bài 19 : Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Bài 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

 

I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1918-1929

Lược đồ Nhật Bản
Lược đồ Nhật Bản

1. Kinh tế 

 - Sau Chiến tranh, Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận (chỉ sau Mĩ), không mất mát gì trong chiến tranh.

- Trong vài năm đầu (1914-1919), công nghiệp tăng 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường châu Á.

-Tuy vậy, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, giá gạo tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Trận động đất lớn năm 1923 đã làm cho thủ đô Tô-ki-ô gần như sụp đổ hoàn toàn

- Năm 1927 Nhật lâm vào khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi ngắn ngủi của kinh tế Nhật

2. Xã hội

- Giá sinh hoạt đắt đỏ, đời sống  khó khăn, các cuộc đấu tranh bùng nổ .

- Năm 1928 diễn ra vụ “bạo động lúa gạo” và phong trào đấu tranh của công nhân cũng diễn ra sôi nổi

- Đảng Cộng sản Nhật ra đời  (7-1922) để lãnh đạo phong trào công nhân.

II. Nhật Bản trong những năm 1929-1939

 *Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933

- Giáng 1 đòn nặng vào nền kinh tế Nhật Bản (công nghiệp giảm 32%; ngoại  thương giảm 80% . 3 triệu người thất nghiệp ; công nông đấu tranh quyết liệt ).

 * Để thoát khỏi khủng hỏang kinh tế và giải quyết khó khăn về nguyên liệu và thị trường, Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự  hóa và gây chiến tranh xâm lược. 

- khởi đầu chiếm Trung Quốc, sau đó là Châu Á và toàn thế giới.

- Hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á - Thái Bình Dương.

- Thập niên 1930, thiết lập chế độ phát xít, sử dụng bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ

Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931
Quân Nhật chiếm đóng vùng Đông Bắc Trung Quốc năm 1931

 * Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật: diễn ra sôi nổi

- Hạt nhân là Đảng Cộng sản, diễn ra nhiều hình thức chống lại phát xít hóa, lôi cuốn nhân dân, binh lính, sĩ quan .

- Năm 1939 có tới 40 cuộc đấu tranh phản chiến.

- Kết quả: cuộc đấu tranh thất bại, góp phần làm chậm lại quá trình phát xít ở Nhật .

 HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Nêu những nét chính về tình hình kinh tế nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ?

Trả lời : 

Tình hình kinh tế nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ nhất :

- Trong vòng 5 năm (1914-1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Sau Chiến tranh, nhiều công ty mới xuất hiện mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.

- Tuy nhiên, nền nông nghiệp không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo, tăng cao làm cho cuộc sống nhân dân rất khó khăn. Đặc biệt là trận động đất lớn tháng 9-1923 làm cho thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn.

2. Quan sát hình 70 (SGK trang 96), em hãy cho biết hậu quả của trận động đất ở Tô-ki-ô đối với nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và cả nước Nhật nói chung ?

Trả lời :

Trận động đất (9-1923) ở Tô-ki-ô gây ra những tổn thất nặng nề. Trận động đất đã làm cho khoảng 140.000 người chết hoặc mất tích trong những đống đổ nát. Thủ đô Tô-ki-ô hầu như sụp đổ hoàn toàn. Nhiều khu vực khác cũng bị thiệt hại nặng. Công nghiệp đóng tàu - một trong những ngành công nghiệp quan trọng của Nhật Bản bị phá hủy một phần lớn, hàng tỉ đô la và tài sản bị tiêu tan.

3. Tình hình nước Nhật trong những năm 1918 - 1929 có điểm gì giống và khác so với nước Mĩ trong cùng thời gian ?

Trả lời :

- Giống nhau : Cùng là nước thắng trận, thu được nhiều lợi không bị mất mát gì nhều, chiến tranh không làn đến nước Nhật nên có điều kiện hòa bình để phát triển.

- Khác nhau : Kinh tế nước Mĩ phát triển cực kì nhanh chóng do cải tiến kĩ thuật. Thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền, tăng cường tốc độ bóc lột công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động trong nước. Trong khi đó Nhật Bản chỉ phát triển trong một vài năm đầu rồi lại lâm vào khủng hoảng, công nghiệp chưa có sự cải thiện đáng kể, nông nghiệp trì trệ lạc hậu, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh.

3. Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào ?

Trả lời :

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản là nước thứ hai (sau Mĩ) thu được nhiều lợi và không mất mát gì. Tuy vậy, nền kinh tế của Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp ảnh hưởng đến toàn xã hội.

- Trong những năm sau chiến tranh, do giá cả sinh hoạt đắt đỏ, đời sống vật chất khó khăn, giá gạo tăng hàng ngày....đã làm bùng lên phong trào đấu tranh đánh chiếm các kho gạo của quần chúng nhân dân được gọi là "bạo động lúa gạo" lôi cuốn 10 triệu người tham gia.

- Phong trào bãi công, tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế, chính trị Nhật Bản ?

Trả lời :

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản. Nền kinh tế tài chính Nhật giảm sút nghiêm trọng.

- So với năm 1929, sản lượng công nghiệp năm 1931 giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%

- Số người thất nghiệp lên tới 3 triệu. Cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt

5. Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933), giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì ?

Trả lời :

Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thị hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

6. Trình bày kế hoạch xâm lược của Nhật Bản ?

Trả lời :

- Ngay từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới : Khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới.

- Tháng 9 - 1931, Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn

7. Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật diễn ra như thế nào ? Có nét gì khác so với Đức ?

Trả lời :

Trong thập niên 3, ở Nhật Bản đã diễn ra quá trình thiết lập chế độ phát  xít với việc sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự và cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản

Ở Đức, quá trình phát xít hóa diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ Thiên Hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược. Quá trình này kéo dài trong những năm 30 của thế kỉ XX và kết thúc bằng sự thất bại của "phái sĩ quan trẻ"

8. Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài ?

Trả lời :

Giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật.

9. Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào ?

Trả lời :

- Trong những năm 1929-1939, cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng cộng sản, đã diễn ra dưới nhiều hình thức nhằm chống lại quá trình phát xít hòa ở nước này.

- Cuộc đấu tranh không những lan rộng trong các tầng lớp nhân dân mà còn lôi cuốn cả binh lính và sĩ quan Nhật  tham gia. Trong những năm 1939 có trên 40 cuộc đấu tranh phản chiến của binh lính và sĩ quan.

Bài tập

Có thể bạn quan tâm