Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

hủ đề 2 - Tiết 3,4 PHÂN BÀO (Sinh học lớp 10), THPT Lê Hồng Phong - Phú Yên

edd5310b5a7f782b2392ab51995904c7
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 6 tháng 2 2021 lúc 7:21:46 | Được cập nhật: 21 tháng 4 lúc 5:40:47 Kiểu file: DOC | Lượt xem: 328 | Lượt Download: 2 | File size: 0.055808 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Chủ đề 2 : Tiết 3,4 PHÂN BÀO

Chủ đề 2:Tiết 3,4: PHÂN BÀO

GHI NHỚ

HƯỚNG DẪN

I. Chu kì tế bào.

- Chu kì tế bào là chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi 1 tế bào phân chia tạo thành 2 tế bào con, cho đến khi các tế bào con này lại tiếp tục phân chia.

Chu kỳ tế bào gồm 2 giai đoạn: kì trung gian và quá trình nguyên phân.

* Kì trung gian: Chiếm thời gian dài nhất, được chia làm 3 pha:

- Pha G1: Là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào.

- Pha S: diễn ra sự nhân đôi ADN, nhân đôi NST và trung tử.

- Pha G2: Diễn ra sự tổng hợp protein histon, prôtein của thoi phân bào.

Sau pha G2 sẽ diễn ra quá trình nguyên phân.

* Nguyên phân: Thời gian ngắn,Gồm 2 giai đoạn:

+ Phân chia nhân: 4 kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối)

+ Phân chia tế bào chất.

II. Quá trình nguyên phân.

  • Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào (sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai), xảy ra phổ biến ở sinh vật nhân thực. Gồm 2 giai đoạn:

1) Phân chia nhân:

* Kì đầu:

-NST kép bắt đầu co xoắn.

-Trung tử tiến về 2 cực của tế bào.

-Thoi vô sắc hình thành.

-Màng nhân và nhân con biến mất.

* Kì giữa:

- NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho loài.

* Kì sau:

Mỗi NST kép tách nhau ra ở tâm động, hình thành 2 NST đơn đi về 2 cực của tế bào.

*Kì cuối:

- NST dãn xoắn dần.

- Màng nhân và nhân con xuất hiện.

- Thoi vô sắc biến mất.

2) Phân chia tế bào chất.

- Phân chia TBC diễn ra ở đầu kì cuối .

- TBC phân chia dần tách thành 2 TB con

* Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống nhau và giống mẹ.

III. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân.

* Về mặt lí luận:

+ Nhờ nguyên phân mà giúp cho cơ thể đa bào lớn lên, đối với cơ thể đơn bào nguyên phân là cơ chế sinh sản .

+ Nhờ nguyên phân giúp tái sinh mô, cơ quan bị tổn thương

* Về mặt thực tiễn:

Phương pháp giâm, chiết, ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.

IV.GIẢM PHÂN

Giảm phân là:

+ Hình thức phân bào giảm nhiễm.

+ Xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

+ Từ 1 TB ban đầu qua quá trình giảm phân tạo ra 4 TB con có số lượng NST giảm đi một nửa so với TB mẹ.

1.Giảm phân 1

Các giai đoạn

Diễn biến cơ bản

Kì đầu I

- Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng

cặp tương đồng.

- Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại.

- Thoi vô sắc hình thành.

- Màng nhân và nhân con dần tiêu biến.

Kì giữa I

- NST kép co xoắn cực đại.

- Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt

phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

- Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính

vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng .

Kì sau I

Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương

đồng di chuyển theo thoi vô sắc đi về 2 cực của tế bào.

Kì cuối I

- Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn.

- Màng nhân và nhân con dần xuất hiện.

- Thoi phân bào tiêu biến.

- Tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào

con có số lượng NST kép giảm đi một nửa.

\2. Giảm Phân 2 có 4 kì: kì đầu ,kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Diễm biến: xảy ra trong giảm phân 2 tương tự như ở nguyên phân.

  • Kết quả: Từ một tế bào mẹ (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo 4 tế bào con có bộ NST bằng một nửa tế bào mẹ (n)

V.Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN

* Về mặt lí luận :

+ Nhờ giảm phân , giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) , thông qua thụ tinh mà bộ NST (2n) của loài được khôi phục

+ Sự kết hợp 3 quá trình : nguyên phân , giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì , ổn định qua các thế hệ cơ thể .

* Về mặt thực tiễn :

Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp , là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống .

(?) NST sau khi nhân đôi không tách nhau ngay mà còn dính nhau ở tâm động sẽ có lợi ích gì ?

NST dính nhau ở tâm động giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền cho TB con.

(?) Tại sao các NST lại phải co xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia các nhiễm sắc tử về 2 cực của tế bào ?

NST dễ dàng phân li về 2 cực của TB mà không bị rối.

Hoạt động này nhằm cân bằng lực kéo ở 2 đầu TB của thoi vô sắc.

NST biến đổi có tính chu kì: tháo xoắn → đóng xoắn → tháo xoắn .

(?) Tại sao khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về trạng thái sợi mãnh ?

NST tháo xoắn để thực hiện quá trình nhân đôi ADN và tổng hợp ARN tổng hợp protein chuẩn bị cho kì sau.

(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân,các thoi phân bào bị phá hủy ?

GV yêu cầu HS so sánh nguyên phân và giảm phân:

Điểm phân biệt

Nguyên phân

Giảm phân

Loại tế bào tham gia

Diễn biến

Kết quả

Ý nghĩa

Chủ đề 3:Tiết 5:

CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG VI SINH VẬT

GHI NHỚ

HƯỚNG DẪN

I. Khái niệm vi sinh vật

Đặc điểm cơ bản của cơ thể vi sinh vật:

- Cơ thể nhỏ bé

- Đơn bào hoặc tập hợp đơn bào

- Chuyển hoá dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản rất nhanh, phân bố rộng.

II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng

1. Các loại môi trường cơ bản

- Môi trường tự nhiên: Gồm các chất tự nhiên.

- Môi trường tổng hợp: Gồm các chất đã biết thành phần hoá học và số lượng.

- Môi trường bán tổng hợp: Gồm các chất tự nhiên và chất hoá học.

2. Các kiểu dinh dưỡng

( Bảng SGK trang 89)

- Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có VSV phát triển

- Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của VSV

- Cho ví dụ về các loại môi trường, HS nhận định được các loại môi trường, kiểu dinh dưỡng, nguồn cacbon, nguồn nitơ của vi sinh vật

Những môi trường sau đây thuộc loại môi trường nào?

- Một lít dịch khoai tây nghiền.

- Một lít dịch gồm khoai tây nghiền và 20 gam glucô.

- Một lít dịch đường glucô 20%.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vi sinh vật là gì ?

  1. Là virut kí sinh gây bệnh cho sinh vật khác.

  2. Là vi trùng có kích thước hiển vi sống hoại sinh hoặc kí sinh.

  3. Là những cơ thể sống có kích thước hiển vi.*

  4. Cả a và b.

Câu 2: Làm thế nào để phân biệt được các kiểu dinh dưỡng của VSV ?

  1. Đời sống tự do, kí sinh hoặc hoại sinh.

  2. Nguồn cacbon mà chúng sử dụng.

  3. Nguồn năng lượng.

  4. Cả b và c.*