Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề kiểm tra 15 phút Sinh 10 lần 2 năm học 2018-2019, trường THPT Châu Văn Liêm - Cần Thơ

07bd4a09e9b6ce056aa4376e6d888b8a
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 3 tháng 2 2021 lúc 10:05:35 | Được cập nhật: 22 giờ trước (13:42:01) Kiểu file: PDF | Lượt xem: 372 | Lượt Download: 1 | File size: 0.248807 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

TRƯỜNG THPT CHÂU VĂN LIÊM GV: PHAN TRƯỜNG AN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT - SINH 10 LẦN 2 - HK I NĂM HỌC 2018 -2019 Câu 1 (Biết). Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh prôtêin là A. không phân cực, kích thước nhỏ. B. không phân cực, kích thước lớn. C. phân cực, kích thước lớn. D. phân cực, kích thước nhỏ. Câu 2 (Biết). Khí CO2 và O2 được vận chuyển qua màng sinh chất qua phương thức vận chuyển A. chủ động. B. khuếch tán trực tiếp. C. khuếch tán qua kênh prôtêin. D. nhập bào. Câu 3 (Hiểu). Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là A. vận chuyển chủ động. B. vận chuyển tích cực. C. vận chuyển qua kênh. D. sự thẩm thấu. Câu 4 (Hiểu). Phân tử glucôzơ, các ion Na+, K+ …được vận chuyển qua màng sinh chất bằng phương thức vận chuyển A. khuếch tán qua kênh prôtêin xuyên màng. B. khuếch tán trực tiếp qua lớp photpho lipit kép. C. khuếch tán qua kênh aquaporin. D. nhập bào hoặc xuất bào. Câu 5 (Vận dụng cao). Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đường saccarôzơ không thể đi qua màng, nhưng nước và urê thì qua được. Thẩm thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch A. saccarôzơ ưu trương. B. saccarôzơ nhược trương. C. urê ưu trương. D. urê nhược trương. Câu 6 (Vận dụng). Nếu bón quá nhiều phân cho cây trồng sẽ dẫn đến hậu quả A. cây phát triển mạnh, dễ bị nhiễm bệnh. B. làm cho cây héo, chết. C. làm cho cây chậm phát triển. D. làm cho cây không thể phát triển được. Câu 7 (Biết). Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho: A. khả năng sinh công. B. lực tác động lên vật. C. khối lượng của vật. D. công mà vật chịu tác động. Câu 8 (Vận dụng cao). Cho các thành phần sau khi nói về cấu tạo của phân tử ATP: I. Bazơ nitơ adenin II. Đường riboz III. Đường glucoz IV. Ba phân tử H3PO4. V. Hai phân tử H3PO4. VI. Một phân tử H3PO4. Các thành phần đúng là: A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. I, II, V. D. I, II, VI. 1 Câu 9 (Vân dụng). Một phân tử ATP có chứa số liên kết cao năng là A. 3 liên kết. B. 2 liên kết. C. 4 liên kết. D. 1 liên kết Câu 10 (Biết). Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là: A. cơ năng và quang năng. B. hoá năng và động năng. C. thế năng và động năng. D. hoá năng và nhiệt năng. Câu 11 (Hiểu). Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu đúng là A. Trong quá trình chuyển hoá vật chất, các chất được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào. B. Chuyển hoá vật chất là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. C. Chuyển hoá vật chất là quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra trong tế bào. D. Chuyển hoá vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá diễn ra trong tế bào. Câu 12 (Vận dụng): Mục đích của thí nghiệm co nguyên sinh là để xác định (1) Tế bào đang sống hay đã chết (2) Kích thước của tế bào lớn hay bé (3) Khả năng trao đổi chất của tế bào mạnh hay yếu (4) Tế bào thuộc mô nào trong cơ thể Phương án đúng trong các phương án trên là A. (1), (2) B. (2), (3) C. (3), (4) D. (1), (3) Câu 13 (Biết). Trung tâm hoạt động của enzime có chức năng A. là nơi diễn ra và đảm bảo cho enzyme hoạt động được. B. làm tăng hoạt tính xúc tác phản ứng của các enzim. C. quy định khả năng có hoạt tính xúc tác mạnh của enzim. D. liên kết với cơ chất và xúc tác làm biến đổi cơ chất để tạo sản phẩm. Câu 14 (Hiểu). Enzim không có đặc tính là A. hoạt tính xúc tác mạnh. B. tính chuyên hoá cao. C. bị biến đổi sau phản ứng. D. bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Câu 15 (Hiểu). Enzim có tính đặc hiệu cao là vì A. enzyme là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là protein. B. enzym có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phản ứng hoá sinh trong tế bào. C. enzyme bị biến tính ở nhiệt độ cao, khi pH thay đổi. D. trung tâm hoạt động của enzyme chỉ có thể tương thích với loại cơ chất mà nó xúc tác. Câu 16 (Vận dụng). Ví dụ đúng khi nói lên tính chuyên hoá của enzyme là A. Trong 1 phút, 1 phân tử amilaza phân huỷ được 1 triệu phân tử amylopectin. B. Amilaza thuỷ phân được tinh bột, không thuỷ phân được xenluloz. C. Amilaza bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 600C hoặc dưới 00C. D. Amilaza có hạt tính xúc tác mạnh trong môi trường có pH từ 7 đến 8. 2 Câu 17 (Vận dụng). Xét các đặc điểm sau đây giúp enzim giữ vai trò đặc biệt, quan trọng đối với sự sống: I. Có hoạt tính xúc tác phụ thuộc nhiệt độ và độ pH của môi trường. II. Có hoạt tính xúc tác mạnh và tính chuyên hoá cao. III. Chịu sự điều hoà của các chất ức chế, chất hoạt hoá và ức chế ngược. IV. Tiến hành xúc tác cho các phản ứng ở nhiệt độ thường. A. I, II, III. B. II, III, IV. C. I, III, IV. D. I, II, IV. Câu 18 (Biết). Khi lượng sản phẩm được tạo ra quá nhiều thì chính các sản phẩm đó sẽ ức chế hoạt tính của enzim. Nguyên nhân là do các enzim có đặc tính A. tính chuyên hoá cao, hoạt tính mạnh. B. bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. C. không bị biến đổi sau phản ứng. D. chịu sự ức chế ngược. Câu 19 (Vận dụng cao). Người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng củ khoai tây (có chứa enzyme catalaza) cắt làm 3 mẫu; mẫu 1 được luộc chín, mẫu 2 để vào tủ đá lạnh (trước 30 phút); mẫu 3 ở điều kiện bình thường. Dùng ống hút nhỏ lên mỗi mẫu khoai 1 giọt H2O2. Hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm trên là: A. ở cả 3 mẫu, lượng bọt khí sủi lên là như nhau. B. ở mẫu 1 lượng bọt khí sủi lên là nhiều nhất. C. ở mẫu 3 lượng bọt khí sủi lên là nhiều nhất. D. ở mẫu 2 lượng bọt khí sủi lên là ít nhất. Câu 20 (Vận dụng cao). Cho sơ đồ chuỗi phản ứng sau: Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Trong tế bào, nếu chất G và F dư thừa thì nồng độ chất tăng lên bất thường là. A. Chất B. B. Chất C. C. Chất A. D. Chất H. Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề Trần Thị Đoan Hậu Phan Trường An 3