Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Hoàng Lê Nhất Thống Chí

e6139c1e7b87b05f5eede736177470ab
Gửi bởi: Thành Đạt 28 tháng 10 2020 lúc 16:44:10 | Được cập nhật: 24 tháng 4 lúc 9:44:13 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 499 | Lượt Download: 2 | File size: 0.230539 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ GIÁO VIÊN: NGUYỄN PHI HÙNG ĐÁP ÁN BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1. Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời và nội dung chính của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. - Tác giả: Ngô gia văn phái: dòng họ nổi tiếng với truyền thống khoa bảng, nhiều đời làm quan và chịu ơn sâu của nhà Lê. - Hoàn cảnh ra đời: tác phẩm do nhiều người viết, trong khoảng thời gian dài (cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX) với vô vàn những biến cố lịch sử, những cuộc thay triều đổi đại. Tuy vậy, nội dung tư tưởng cũng như giọng điệu của tác phẩm vẫn đảm bảo sự thống nhất, liền mạch. Người cầm bút vẫn giữ được thái độ khách quan, sự trung thực khi ghi chép lại các nhân vật, sự kiện lịch sử. - Nội dung chính: Vẻ đẹp hình tượng người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ và hình ảnh thảm bại của bọn cướp nước và bè lũ bán nước. Câu 2. Tóm tắt nội dung chính của hồi thứ mười bốn tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí. - Học sinh căn cứ vào mạch diễn biến sự việc và các nhân vật chính để tóm tắt lại cốt truyện tác phẩm. Câu 3. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Quang Trung - Nguyễn Huệ trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ mười bốn). - Vẻ đẹp của một bậc minh quân hết lòng yêu nước thương dân, có trí tuệ sáng suốt, tầm nhìn xa rộng và hành động mạnh mẽ, quyết đoán, lại có tài nhìn người, dùng người chính xác. - Vẻ đẹp của một người dũng tướng có tài dụng binh như thần và tư thế hào hùng, hiên ngang, lẫm liệt. Câu 4. Hình ảnh vua tôi Lê Chiêu Thống và quân tướng nhà Thanh sang xâm lược nước ta được tái hiện như thế nào qua đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ mười bốn)? - Hình ảnh quân tướng nhà Thanh: + Khi mới tiến vào Thăng Long: chủ quan, khinh địch, đội ngũ lỏng lẻo. + Khi bị quân Tây Sơn tiến đánh: nhanh chóng tan vỡ, bỏ chạy: Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, chuồn qua cầu phao chạy về nước. Quân lính theo sau tan tác bỏ chạy, xô đẩy nhau rơi xuống sông chết rất nhiều. - Hình ảnh vua tôi Chiêu Thống: + Phản bội dân tộc, nhân dân khi dẫn quân Thanh vào chiếm giữ Thăng Long. + Hèn yếu, bạc nhược, phải chầu hầu tại doanh trại của Tôn Sĩ Nghị chờ nhận lệnh. Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam + Khi Tây Sơn tiến đánh: chạy trốn không dám nghỉ ngơi, ai nấy mệt lử theo đuôi quân Thanh. Câu 5. Chỉ ra sự đối lập, tương phản trong hình ảnh vua Quang Trung với Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh xâm lược. - Sự tương phản của hai ông vua: Quang Trung tài trí, dũng cảm, hiên ngang, hào hùng, là kết tinh vẻ đẹp, sức mạnh, ý chí và nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc. Lê Chiêu Thống là đại diện cho giai cấp thống trị hèn yếu, bạc nhược, phản bội quyền lợi của dân tộc để giữ quyền lợi ích kỉ của bản thân, gia tộc. - Sự tương phản giữa hai đội quân: quân Tây Sơn tinh nhuệ, thiện chiến, tinh thần kỉ luật cao, một lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước trong khi quân Thanh chủ quan, khinh địch, lơ là mất cảnh giác, đội ngũ rời rạc, không có ý chí chiến đấu. Câu 6. Dựa vào nội dung văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ mười bốn), em hãy viết đoạn văn thuật lại chiến công đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết đến ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789). Trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp. - Học sinh viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài, ghi lại ngắn gọn diễn biến chiến dịch đại phá quân Thanh của Quang Trung và quân Tây Sơn. Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả, có sử dụng lời dẫn trực tiếp. Câu 7. Phân tích nội dung lời dụ của vua Quang Trung với tướng sĩ khi duyệt binh ở Nghệ An. Lời dụ ấy gợi em liên tưởng đến tác phẩm nào đã học? - Nội dung lời dụ quân sĩ của vua Quang Trung: + Khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc. + Tố cáo hành động xâm lược, sự tham lam, tàn bạo của "người phương Bắc" qua bao thế kỉ. + Khẳng định tinh thần yêu nước và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta. + Kêu gọi toàn dân đoàn kết chống giặc. => Lời dụ giống như một bài hịch ngắn, chứa chan tinh thần yêu nước. Nội dung và hoàn cảnh cất lên lời dụ gợi ta nhớ tới bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn thời nhà Trần. Câu 8. Các tác giả vốn là cựu thần nhà Lê, chịu ơn sâu và trung thành với vua Lê. Nhưng trong văn bản, ta thấy họ vẫn giữ được sự khách quan trong kể chuyện, miêu tả. Sự khách quan ấy được thể hiện như thế nào? Theo em, vì sao các tác giả giữ được sự khách quan ấy? - Sự khách quan trong kể chuyện và miêu tả được thể hiện qua việc các tác giả cung cấp các thông tin về những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử khá cụ thể, chi tiết, chính xác. - Thái độ, đánh giá của các tác giả với các sự kiện, nhân vật lịch sử rất khách quan, công bằng: miêu tả vẻ đẹp oai hùng của vua Quang Trung, sự tinh nhuệ, thiện chiến của quân Tây Sơn đồng thời thể hiện sự hèn nhát, thảm bại của bọn cướp nước và lũ bán nước. Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 - Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam - Các tác giả đã vượt qua được những ràng buộc về tư tưởng, về hoàn cảnh cá nhân để có cái nhìn khách quan về các nhân vật và sự kiện lịch sử, đứng trên lập trường và quyền lợi của dân tộc để đánh giá các nhân vật. Câu 9. Viết đoạn văn ngắn (12-15 câu) theo mô hình tổng phân hợp, nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Quang Trung - Nguyễn Huệ được tái hiện trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí (hồi thứ mười bốn). - Tái hiện: Vẻ đẹp của nhân vật Quang Trung: một vị vua anh minh và người dũng tướng tài ba. - Cảm nhận: Yêu mến, khâm phục, tự hào. Câu 10. Tại sao nói Hoàng Lê nhất thống chí nói riêng và đoạn trích Hồi thứ mười bốn nói riêng vừa mang những đặc điểm của văn bản kí sự lịch sử vừa có tính chất của một tác phẩm tiểu thuyết. - Đặc điểm của văn bản kí sự lịch sử: ghi chép chính xác, khách quan các sự kiện, nhân vật lịch sử. - Tính chất của một tiểu thuyết: kết cấu kiểu chương hồi, xây dựng các chân dung nhân vật sống động, kết hợp giữa kể và tả, nhân vật được tái hiện ở cả ngôn ngữ, hành động. Giáo viên: Nguyễn Phi Hùng Nguồn Tổng đài tư vấn: 1900 6933 : Hocmai.vn - Trang | 3 -