Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

GDCD 12 - Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân (Tiết 1+2) năm học 2020-2021, trường THPT Quốc Oai - Hà Nội

0abe8a3cd0b5d9b12e0f2bc84d64e5c8
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 8 tháng 2 2021 lúc 7:32:42 | Được cập nhật: 9 giờ trước (19:09:06) Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 529 | Lượt Download: 7 | File size: 2.785321 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

  1. MỤC TIÊU

  • Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản, ý nghĩa về quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

  • Trình bày được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

  • Biết thực hiện các quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân theo quy định của pháp luật

  • Có ý chí vươn lên, sáng tạo trong học tập và lao động để trở thành công dân có ích cho đất nước trong thời đại mới

  • Vận dụng kiến thức để làm một số câu hỏi và bài tập tình huống

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

  1. Quyền học tập của công dân

  1. Khái niệm

b) Nội dung

c) Ý nghĩa

d) Trách nhiệm của Nhà nước và công dân

  1. Quyền sáng tạo của công dân

  1. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỦNG CỐ

Em hãy lựa chọn đáp án đúng nhất

Câu 1: Quyền học tập của công dân được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào dưới đây ?

  1. Hiến pháp và Luật giáo dục.

  2. Bộ luật Dân sự.

  3. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.

  4. Luật khoa học và công nghệ.

Câu 2: Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời nghĩa là công dân có thể

  1. học tất cả các ngành, nghề yêu thích.

  2. học bằng nhiều hình thức khác nhau.

  3. học từ thấp đến cao.

  4. học không hạn chế.

Câu 3: Việc công dân vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học hay các cơ sở đào tạo sau đại học thể hiện nội dung nào dưới đây trong quyền học tập của công dân ?

  1. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào.

  2. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  3. Công dân có quyền học không hạn chế.

  4. Công dân được bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 4: Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện, công việc của mỗi người là thể hiện

  1. quyền sáng tạo của công dân.

  2. quyền phát triển của công dân.

  3. quyền tự do của công dân.

  4. quyền học tập của công dân.

Câu 5: Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là

  1. mọi người đều được học không hạn chế.

  2. chỉ những người có tiền mới được đi học.

  3. học tập căn cứ vào địa vị trong xã hội.

  4. không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, giới tính.

Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện nội dung quyền học tập của công dân ?

  1. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

  2. Công dân có quyền học suốt đời.

  3. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng.

  4. Công dân có quyền học không hạn chế.

Câu 7: Trong kỳ thi xét tuyển vào Đại học, để thực hiện ước mơ của mình bạn K đã lựa chọn đăng ký xét tuyển vào trường Đại học Y Hà Nội. Việc làm của K đã thể hiện nội dung nào dưới đây trong thực hiện quyền học tập ?

  1. Học không hạn chế.

  2. Học thường xuyên, học suốt đời.

  3. Học bất cứ ngành, nghề nào.

  4. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 8: Lan lựa chọn học ngành Sư phạm vì thấy phù hợp vớ sở thích , khả năng và điều kiện của bản thân thể hiện một trong các nội dung của

  1. quyền được phát triển của công dân.

  2. quyền tự do của công dân.

  3. quyền học tập của công dân.

  4. quyền lựa chọn ngành, nghề của công dân.

Câu 9: Do biết A học lớp 12 đã có người yêu học cùng lớp nên ông M bố của A đã ép con gái mình phải nghỉ học. Vì biết K là bạn cùng lớp đã mách chuyện với bố A nên H người yêu của A đã chặn đánh khiến K bị gãy tay. Trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quyền học tập của công dân ?

  1. Ông M và H. C. K và ông M.

  2. Ông M. D. A và H.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây sai khi nói về quyền học tập của công dân ?

  1. Công dân có quyền học bất kỳ trường, lớp nào mình muốn.

  2. Công dân có quyền học không hạn chế.

  3. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào.

  4. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.

Câu 11: Công dân được tự do khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm trong các lĩnh vực của đời sống xã hội là thực hiện quyền

  1. dân chủ. C. tự do.

  2. được phát triển D. sáng tạo.

Câu 12: Quyền sáng tạo của công dân bao gồm

  1. quyền phát triển cá nhân, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.

  2. quyền tìm hiểu khoa học, quyền sở hữu, quyền hoạt động khoa học công nghệ.

  3. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ.

  4. quyền tìm hiểu khoa học, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ.

Câu 13: Nội dung nào sau đây thuộc quyền sáng tạo của công dân ?

  1. Công dân được quyền thưởng thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

  2. Công dân được quyền sáng chế , cải tiến kỹ thuật.

  3. Công dân được học tập, tìm hiểu các công trình khoa học.

  4. Công dân được quyền phát triển các tài năng của mình.

Câu 14:Anh K chỉ học hết lớp 9 đã học hỏi, mày mò chế tạo ra được máy cắt lúa có thể thay thế cho 20 lao động thủ công. Anh K đã thực hiện quyền nào dưới đây ?

  1. Quyền sáng tạo.

  2. Quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học.

  3. Quyền phát triển tài năng.

  4. Quyền học tập.

Câu 15: Khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học là nội dung thể hiện

  1. trách nhiệm của nhà nước với quyền sáng tạo của công dân.

  2. trách nhiệm của nhà nước với quyền học tập của công dân.

  3. trách nhiệm của nhà nước với quyền phát triển của công dân.

  4. trách nhiệm của xã hội với quyền sáng tạo của công dân.

Câu 16: Để đảm bảo và thực hiện quyền sáng tạo của công dân, nhà nước cần phải

  1. đảm bảo những điều kiện để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

  2. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

  3. ban hành chính sách, pháp luật.

  4. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Câu 17: Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với

  1. sản phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

  2. tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

  3. sản phẩm trí tuệ của mình.

  4. tác phẩm trí tuệ của mình.

Câu 18: Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền tác giả ?

  1. Chụp ảnh tác phẩm tạo hình, kiến trúc được trưng bày nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó.

  2. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

  3. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

  4. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Câu 19: Anh A nhận hợp đồng cung cấp 2000 đôi giày nhãn hiệu Converse cho doanh nghiệp B. Sau đó, A đặt hàng để C sản xuất cho mình tem, nhãn hiệu Converse, còn A trực tiếp mua vật liệu để gia công giày. Nhãn hiệu Converse là một nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Hỏi A và C đã vi phạm quyền nào dưới đây ?

  1. Quyền đăng ký nhãn hiệu. C. Quyền tác giả.

  2. Quyền sở hữu công nghiệp. D. Quyền nghiên cứu khoa học.

Câu 20: Anh A là tác giả của bản nhạc Giấc mơ tình yêu, anh H là tác giả của bản nhạc Ánh trăng lừa dối. Cả hai bản nhạc được anh K phối hợp liên tục trong cùng một bản nhạc B do anh K trình diễn. Bản nhạc B là tác phẩm phái sinh từ bản Giấc mơ tình yêu và bản nhạc Ánh trăng lừa dối. Ai sẽ là người được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh đó?

  1. Anh A và anh H. C. Anh A, H và K.

  2. Không ai. D. Anh K.