Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề luyện tập Chuyên đề 2: Thực hiện pháp luật

1d4a0827c2e36b36e3875a467ac0a10d
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 15 tháng 2 2022 lúc 14:56:24 | Được cập nhật: 20 giờ trước (0:54:22) bởi: hcemcntt | IP: 100.116.18.43 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 427 | Lượt Download: 18 | File size: 0.04861 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Những lưu ý trước khi làm bài:

  • Đề thi gồm các câu hỏi thuộc nội dung Chương 2: Thực hiện pháp luật, giúp các em ôn tập và tự kiểm tra, đánh giá, từ đó có kế hoạch học tập phù hợp.

  • Thời gian thi là 20 phút. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo em có đủ thời gian thi; đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm bài như để sẵn sàng thi một cách nghiêm túc nhất.

  • Ngay sau khi nộp bài, các em sẽ được thông báo kết quả chi tiết về bài làm của mình.

Chúc các em thành công!

[NOIDUNG]

Câu 1. Những hoạt động có mục đích, làm cho pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật. B. Xây dựng pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật. D. Phổ biến pháp luật.

Câu 2. Thực hiện pháp luật không phải là nội dung nào dưới đây?

A. Làm những việc mà pháp luật cho phép làm.

B. Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm.

C. Không làm những việc mà pháp luật cấm.

D. Làm những việc mà pháp luật cấm.

Câu 3. Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm, là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 5. Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc các cá nhân, tổ chức

A. thực hiện các quy phạm pháp luật cho phép.

B. thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc.

C. không thực hiện các quy phạm pháp luật ngăn cấm.

D. không thực hiện các quy phạm pháp luật ràng buộc.

Câu 6. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 7. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Thực hiện pháp luật. B. Vi phạm pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Trách nhiệm pháp lí.

Câu 8. Dấu hiệu nào sau đây là căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật?

A. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. Hành vi do người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện.

C. Hành vi do người trên 18 tuổi thực hiện.

D. Hành vi do người từ 16 đến 18 tuổi thực hiện.

Câu 9. Hành vi vi phạm pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?

A. Anh A trong lúc say rượu đã đánh bạn bị thương nặng.

B. Em H bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.

C. Chị C bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.

D. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.

Câu 10. Anh K đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu nên đâm vào người đi đường làm họ bị chấn thương, tổn hại sức khỏe là 31% và xe máy bị hỏng nặng. Trường hợp này, anh K phải chịu những loại trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Dân sự và hành chính.

C. Hình sự và dân sự.

D. Kỉ luật và dân sự.

Câu 11. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 12. Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây?

A. Trái chính sách. B. Trái pháp luật.

C. Lỗi của chủ thể. D. Năng lực trách nhiệm pháp lí của chủ thể.

Câu 13. Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 17 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 14. Hành vi của người tâm thần đánh người khác gây thương tích nặng không bị coi là vi phạm pháp luật vì

A. không trái pháp luật.

B. không có lỗi.

C. người thực hiện hành vi không có năng lực trách nhiệm pháp lí.

D. người thực hiện hành vi không hiểu biết về pháp luật.

Câu 15. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Lan tiếp tục vào học đại học. Vậy, trong trường hợp này Lan thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. B. Làm theo pháp luật.

C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.