Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Tài liệu môn GDCD 12 bài 8, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh - Thái Bình.

040053be5901cd31b8209bc983513db9
Gửi bởi: Nguyễn Trần Thành Đạt 28 tháng 2 2021 lúc 14:36:25 | Được cập nhật: 24 tháng 3 lúc 14:31:22 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 372 | Lượt Download: 2 | File size: 0.016174 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Bài 8. PHÁP LUẬT VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG DÂN

1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Quyền học tap của công dân

- Khái niệm: Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành,nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.

- Nội dung:

+ Học không hạn chế: Học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học.

+ Học bất cứ ngành nghề nào: các ngành khoa học tự nhiên, XH và nhân văn, kỹ thuật.

+ Học thường xuyên, học suốt đời: Học ở hệ chính qui hoặc giáo dục thường xuyên, tập trung hoặc không tập trung; học ở trường quốc lập, dân lập, tư thục; học ở các độ tuổi khác nhau.

+ Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập: Không phân biệt đối xử giữa công dân thuộc các dân tộc, tôn giáo; giữa người ở thành phố và nông thôn, đồng bằng va miền núi; HS có hoàn cảnh khó khăn được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để thực hiện quyền học tập.

b. Quyền sáng tạo của công dân

- Khái niệm: Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và hoạt động khoa học, công nghệ.

- Pháp luật nước ta:

+ Khuyến khích sáng tạo, ứng dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ.

+ Bảo vệ quyền sáng tạo của công.

c. Quyền được phát triển của công dân

- Khái niệm: Quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các họat động văn hóa; đuợc cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

- Nội dung:

+ Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.

+ Công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

2. Ý nghĩa quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

- Là quyền cơ bản của công dân

- Là điều kiện để con người phát triển toàn diện

- Là điều kiện đảm bảo sự bình đẳng

- Những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập và nghiên cứu

3. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân

a. Trách nhiệm của Nhà nước

­ Ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết để các quyền này thực sự đi vào đời sống của mỗi người dân. Các quyền này của công dân và các biện pháp bảo đảm thực hiện của Nhà nước được quy định trong Hiến pháp, Luật Giáo dục, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và trong nhiều văn bản pháp luật khác của Nhà nước.

­ Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

­ Nhà nước khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

­ Nhà nước bảo đảm những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

b. Trách nhiệm của công dân

­ Có ý thức học tập tốt để trở thành người có ích trong cuộc sống.

­ Có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho xã hội.