Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề luyện tập Chuyên đề 1: Pháp luật và đời sống

54904a66a8b1504d3fdf7455c8f07bc5
Gửi bởi: Khoa CNTT - HCEM 15 tháng 2 2022 lúc 14:56:47 | Được cập nhật: hôm qua lúc 11:47:48 | IP: 100.116.18.43 Kiểu file: DOCX | Lượt xem: 593 | Lượt Download: 18 | File size: 0.048602 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

Những lưu ý trước khi làm bài:

  • Đề thi gồm các câu hỏi thuộc nội dung Chương 1: Pháp luật và đời sống, giúp các em ôn tập và tự kiểm tra, đánh giá, từ đó có kế hoạch học tập phù hợp.

  • Thời gian thi là 20 phút. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo em có đủ thời gian thi và kết nối internet ổn định; đồng thời chuẩn bị đầy đủ dụng cụ làm bài để sẵn sàng thi một cách nghiêm túc nhất. 

  • Ngay sau khi nộp bài, các em sẽ được thông báo kết quả chi tiết về bài làm của mình.

Chúc các em thành công!

[NOIDUNG]

Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Quy định.

B. Quy chế.

C. Pháp luật.

D. Quy tắc.

Câu 2. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy định phổ biến. B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 3. Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 4. Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành trái với nội dung của văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là vi phạm đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 5. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. nguyện vọng của mọi tầng lớp trong xã hội.

B. nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện.

C. ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

D. ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Câu 6. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. B. phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.

C. bắt nguồn từ lợi ích của giai cấp cầm quyền. D. bắt nguồn từ đời sồng thực tiễn của xã hội.

Câu 7. Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.

B. đều là những quy tắc mang tính bắt buộc chung.

C. đều được tuân thủ bằng niềm tin, lương tâm của cá nhân.

D. đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.

Câu 8 . Việc đưa giáo dục pháp luật vào các nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Xây dựng pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sửa đổi pháp luật.

Câu 9. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ các quyền và

A. nghĩa vụ của mình.

B. nghĩa vụ cơ bản của mình.

C. lợi ích cơ bản của mình.

D. lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 10. Nhờ có luật sư tư vấn nên việc khiếu nại của gia đình ông B đã được giải quyết. Trường hợp này đã thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ

A. quyền và nghĩa vụ của mình. B. quyền và trách nhiệm của mình.

C. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. D. quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Câu 11: Luật giao thông đường bộ quy định cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều. Quy định này được áp dụng chung cho mọi người tham gia giao thông. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính uy nghiêm. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Yêu cầu chung cho mọi người. D. Quy tắc an toàn giao thông.
Câu 12: Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 13: Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở A. tính truyền thống. B. tính quyền lực, bắt buộc chung. C. tính cơ bản. D. tính hiện đại. Câu 14: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?
A. Được làm. B. Phải làm. C. Không được làm. D. Nên làm.
Câu 15: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ lợi ích của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.