Cộng đồng chia sẻ tri thức Lib24.vn

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh - Soạn văn 8

Gửi bởi: Nguyễn Thu Hương 15 tháng 10 2019 lúc 14:05:42 | Được cập nhật: 23 tháng 4 lúc 16:04:19 Kiểu file: PDF | Lượt xem: 542 | Lượt Download: 3 | File size: 0.461427 Mb

Nội dung tài liệu

Tải xuống
Link tài liệu:
Tải xuống

Các tài liệu liên quan


Có thể bạn quan tâm


Thông tin tài liệu

ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH 1. Đề văn thuyết minh - Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích… - Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần: + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến… + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh. 2. Cách làm bài văn thuyết minh a. Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp. b. Dàn ý: - Mở bài (từ đầu…nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống. - Thân bài (tiếp…một hoạt động thể thao): trình bày cấu tạo từng phần của xe. - Kết bài (còn lại): khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp. c. - Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính: + Gồm hệ thống chuyển động. + Hệ thống chuyên chở. + Hệ thống điều khiển. - Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể. d. Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 1 GHI NHỚ - Đề văn thuyết minh nêu các đối tượng để người làm bài trình bày tri thức về chúng. - Để làm bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó; sử dụng phương pháp thuyết minh thích hợp; ngôn từ chính xác, dễ hiểu. - Bố cục bài văn thuyết minh thường có ba phần: + Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh. + Thân bài: Trình bày cấu tạo, các đặc điểm, lợi ích,… của đối tượng. + Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng. II. LUYỆN TẬP Bài 1. Lập dàn ý cho đề bài: "Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam." - Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam. - Thân bài: Trình bày cấu tạo chiếc nón lá. + Hình dáng chiếc nón. + Kích thước chiếc nón lá. + Nguyên liệu làm nón. + Quy trình làm nón lá. + Kể tên những địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở Việt Nam. + Nêu công dụng của chiếc nón lá trong đời sống hằng ngày. + Ý nghĩa biểu tượng của nón lá. - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về chiếc nón lá. Cách bảo tồn giá trị nét đẹp văn hóa. OLM.VN, BINGCLASS.COM, HOC24.VN, DOC24.VN 2